Ông Nguyễn Đình Đức, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nội, cho biết dự báo nhu cầu lao động của Hà Nội đến năm 2015 gần 4 triệu người, trong đó khoảng hơn 2 triệu lao động làm dịch vụ, hơn 1 triệu lao động trong lĩnh vực công nghiệp-xây dựng và trên 800.000 lao động ở lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp.
Cũng theo ông Đức, với mục tiêu lao động qua đào tạo trên địa bàn thành phố phải đạt trên 2,2 triệu người vào năm 2015 và trên 3,4 triệu người vào năm 2020, thành phố Hà Nội sẽ tạo bước đột phá về chất lượng trong đào tạo nhân lực ở các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề đạt trình độ và chất lượng tiên tiến của khu vực và quốc tế; ưu tiên đào tạo công nhân kỹ thuật cao, công nhân lành nghề; chú trọng đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn tại khu vực đô thị hóa, không còn đất sản xuất nông nghiệp.
Thành phố cũng sẽ tổ chức đào tạo các nghề truyền thống tại các làng nghề; xây dựng 4 trung tâm dạy nghề ở các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Quốc Oai, Mỹ Đức; đầu tư, nâng cấp, mở rộng các trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề hiện có; triển khai xây dựng một số trung tâm đào tạo nghề kỹ thuật cao...
Mặc dù công tác dạy nghề luôn được thành phố quan tâm, đặc biệt là đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Năm 2010, thành phố chi 10 tỉ đồng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đến năm 2011 nguồn kinh phí này đã tăng lên 70 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện nay quy mô tuyển sinh đào tạo nghề của Hà Nội còn thấp so với nhu cầu lao động. Cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo còn bất cập.
Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của các cơ sở dạy nghề vẫn còn nghèo nàn, trang thiết bị còn thiếu, chắp vá, không đồng bộ, chưa tương thích với ngành nghề đào tạo, không đáp ứng yêu cầu của công tác dạy nghề...
Để thu hút học viên, thành phố cần có cơ chế, chính sách khuyến khích người đi học nghề, đặc biệt là những nghề khó tuyển sinh nhưng khu công nghiệp lại có nhu cầu cao như hàn, thoát nước, lao động thủy sản, lao động thú y...; đồng thời hàng năm, thành phố cần có điều tra, nghiên cứu thị trường lao động để từ đó đào tạo theo đúng địa chỉ ./.
Cũng theo ông Đức, với mục tiêu lao động qua đào tạo trên địa bàn thành phố phải đạt trên 2,2 triệu người vào năm 2015 và trên 3,4 triệu người vào năm 2020, thành phố Hà Nội sẽ tạo bước đột phá về chất lượng trong đào tạo nhân lực ở các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề đạt trình độ và chất lượng tiên tiến của khu vực và quốc tế; ưu tiên đào tạo công nhân kỹ thuật cao, công nhân lành nghề; chú trọng đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn tại khu vực đô thị hóa, không còn đất sản xuất nông nghiệp.
Thành phố cũng sẽ tổ chức đào tạo các nghề truyền thống tại các làng nghề; xây dựng 4 trung tâm dạy nghề ở các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Quốc Oai, Mỹ Đức; đầu tư, nâng cấp, mở rộng các trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề hiện có; triển khai xây dựng một số trung tâm đào tạo nghề kỹ thuật cao...
Mặc dù công tác dạy nghề luôn được thành phố quan tâm, đặc biệt là đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Năm 2010, thành phố chi 10 tỉ đồng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đến năm 2011 nguồn kinh phí này đã tăng lên 70 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện nay quy mô tuyển sinh đào tạo nghề của Hà Nội còn thấp so với nhu cầu lao động. Cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo còn bất cập.
Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của các cơ sở dạy nghề vẫn còn nghèo nàn, trang thiết bị còn thiếu, chắp vá, không đồng bộ, chưa tương thích với ngành nghề đào tạo, không đáp ứng yêu cầu của công tác dạy nghề...
Để thu hút học viên, thành phố cần có cơ chế, chính sách khuyến khích người đi học nghề, đặc biệt là những nghề khó tuyển sinh nhưng khu công nghiệp lại có nhu cầu cao như hàn, thoát nước, lao động thủy sản, lao động thú y...; đồng thời hàng năm, thành phố cần có điều tra, nghiên cứu thị trường lao động để từ đó đào tạo theo đúng địa chỉ ./.
Thanh Bình (TTXVN/Vietnam+)