Chiều 24/2, tại buổi gặp mặt của lãnh đạo thành phố Hà Nội với các giáo sư, bác sỹ chuyên gia đầu ngành nhân Ngày thầy thuốc Việt Nam (27/2), Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, Thường trực Thành ủy Hà Nội vừa thông qua Quy hoạch chung phát triển ngành y tế thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Để thực hiện Quy hoạch này, thành phố dự trù nguồn kinh phí 41.380 tỷ đồng.
Mục tiêu của Quy hoạch trên là phát triển đồng bộ hệ thống y tế chuyên sâu và phổ cập trên địa bàn thành phố; giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật và tử vong, nâng cao sức khỏe, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng giống nòi, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn nhân lực, hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở và thói quen gìn giữ sức khỏe của nhân dân. Đồng thời đầu tư xây dựng các tổ hợp công trình y tế chất lượng cao tầm cỡ quốc tế, quốc gia tại 5 cửa ngõ Thủ đô; củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế.
Phấn đấu đạt tỉ lệ 20 giường bệnh/10.000 dân vào năm 2015; 25 giường bệnh/10.000 dân vào năm 2020 và 30 giường bệnh/10.000 dân vào năm 2030... nhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng tăng của nhân dân Thủ đô, góp phần để Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm dịch vụ y tế chất lượng cao của quốc gia và khu vực.
Trước mắt, từ nay đến năm 2015, thành phố sẽ phải dành quỹ đất để xây dựng một số bệnh viện mới nhằm giảm mức quá tải bệnh nhân tại các cơ sở y tế trên địa bàn Thủ đô.
Cụ thể, ở khu vực phía Bắc sẽ dành khoảng 15 ha tại huyện Mê Linh để xây dựng 1 bệnh viện quy mô 1.000 giường (500 giường đa khoa, 200 giường U bướu, 200 giường tim mạch, 100 giường Nhi); khu vực phía Tây khoảng 15 ha tại Thạch Thất xây dựng 1 cụm bệnh viện 1.000 giường (500 giường đa khoa, 200 giường tim mạch, 300 giường chuyên khoa Mắt); tại xã Song Phượng (huyện Đa Phượng) sẽ xây dựng Bệnh viện Nhi Hà Nội với quy mô 500 giường trên diện tích 5ha; khu vực phía Đông khoảng 15 ha tại huyện Gia Lâm xây dựng 1 cụm bệnh viên quy mô 1.000 giường (500 giường đa khoa, 200 giường bệnh phổi, 300 giường y học cổ truyền); khu vực phía Nam khoảng 15 ha tại huyện Phú Xuyên sẽ có một cụm bệnh viện quy mô 1.000 giường (500 giường chuyên khoa truyền nhiễm, 350 giường chuyên khoa sản, 150 giường tai mũi họng).
Hiện tại trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 32 cơ sở y tế do Bộ Y tế quản lý; 9 bệnh viện và trung tâm khám chữa bệnh thuộc các Bộ, ngành và 40 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa do Thành phố quản lý. Tuyến quận, huyện có 29 trung tâm y tế, 43 phòng khám đa khoa và 577/577 xã phường đều có trạm y tế; 23 bệnh viện tư nhân.
Nếu tính số giường bệnh thực kê tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố hiện mới chỉ đạt 15 giường bệnh/10.000 dân. Tuy nhiên, cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực y tế hiện nay vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu khám, chữa bệnh ban đầu của nhân dân, đặc biệt là các xã ngoại thành./.
Mục tiêu của Quy hoạch trên là phát triển đồng bộ hệ thống y tế chuyên sâu và phổ cập trên địa bàn thành phố; giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật và tử vong, nâng cao sức khỏe, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng giống nòi, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn nhân lực, hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở và thói quen gìn giữ sức khỏe của nhân dân. Đồng thời đầu tư xây dựng các tổ hợp công trình y tế chất lượng cao tầm cỡ quốc tế, quốc gia tại 5 cửa ngõ Thủ đô; củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế.
Phấn đấu đạt tỉ lệ 20 giường bệnh/10.000 dân vào năm 2015; 25 giường bệnh/10.000 dân vào năm 2020 và 30 giường bệnh/10.000 dân vào năm 2030... nhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng tăng của nhân dân Thủ đô, góp phần để Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm dịch vụ y tế chất lượng cao của quốc gia và khu vực.
Trước mắt, từ nay đến năm 2015, thành phố sẽ phải dành quỹ đất để xây dựng một số bệnh viện mới nhằm giảm mức quá tải bệnh nhân tại các cơ sở y tế trên địa bàn Thủ đô.
Cụ thể, ở khu vực phía Bắc sẽ dành khoảng 15 ha tại huyện Mê Linh để xây dựng 1 bệnh viện quy mô 1.000 giường (500 giường đa khoa, 200 giường U bướu, 200 giường tim mạch, 100 giường Nhi); khu vực phía Tây khoảng 15 ha tại Thạch Thất xây dựng 1 cụm bệnh viện 1.000 giường (500 giường đa khoa, 200 giường tim mạch, 300 giường chuyên khoa Mắt); tại xã Song Phượng (huyện Đa Phượng) sẽ xây dựng Bệnh viện Nhi Hà Nội với quy mô 500 giường trên diện tích 5ha; khu vực phía Đông khoảng 15 ha tại huyện Gia Lâm xây dựng 1 cụm bệnh viên quy mô 1.000 giường (500 giường đa khoa, 200 giường bệnh phổi, 300 giường y học cổ truyền); khu vực phía Nam khoảng 15 ha tại huyện Phú Xuyên sẽ có một cụm bệnh viện quy mô 1.000 giường (500 giường chuyên khoa truyền nhiễm, 350 giường chuyên khoa sản, 150 giường tai mũi họng).
Hiện tại trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 32 cơ sở y tế do Bộ Y tế quản lý; 9 bệnh viện và trung tâm khám chữa bệnh thuộc các Bộ, ngành và 40 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa do Thành phố quản lý. Tuyến quận, huyện có 29 trung tâm y tế, 43 phòng khám đa khoa và 577/577 xã phường đều có trạm y tế; 23 bệnh viện tư nhân.
Nếu tính số giường bệnh thực kê tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố hiện mới chỉ đạt 15 giường bệnh/10.000 dân. Tuy nhiên, cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực y tế hiện nay vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu khám, chữa bệnh ban đầu của nhân dân, đặc biệt là các xã ngoại thành./.
Thanh Bình (TTXVN)