Hà Nội: Các khu di tích đã sẵn sàng đón khách du lịch quốc tế
Sau một tháng mở lại, các khu di tích có ghi nhận khác nhau về lượng khách song nhìn chung đều chưa tăng đáng kể; các di tích đều đã hoàn thiện công tác chuẩn bị, sẵn sàn đón khách nước ngoài trở lại.
Minh Anh
Các di tích lịch sử-văn hóa tại Hà Nội đã sẵn sàng để đón khách quốc tế tới thăm quan, đặc biệt là khi sau một tháng mở cửa, số lượng khách chưa có dấu hiệu tăng rõ rệt. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Đón khách trở lại kể từ ngày 15/2, các di tích ở khu vực trung tâm thành phố như Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Nhà tù Hỏa Lò hay Đền Ngọc Sơn có những ghi nhận khác nhau về lượng người đến thăm. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Tại quần thể kiến trúc khu di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám, lượng khách tham quan thời gian qua được ghi nhận là thấp. Theo số liệu ban quản lý cung cấp, khu di tích đón khoảng 100-150 người trong ngày thường, khoảng 200-300 người dịp cuối tuần, tương đương chỉ 10% so với khi trước dịch. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc khu di tích, nhận xét nguyên nhân nằm ở việc diễn biến dịch còn nhiều phức tạp và chưa có khách quốc tế. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Thông thường, Văn Miếu-Quốc Tử Giám có khoảng 60% số khách tham quan là người nước ngoài, vì vậy, khu di tích rất mong chờ và đã sẵn sàng để đón chào nhóm khách này trở lại. Ảnh chụp thời điểm 15/2. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Trong khi đó, lượng khách tới thăm Nhà tù Hỏa Lò cũng khá ổn định dù không đông, chủ yếu là người trẻ có nhu cầu thăm quan kết hợp nghiên cứu và học tập. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Theo ông Trần Trung Bắc, cán bộ quản lý tại khu di tích Nhà tù Hỏa Lò, nơi đây thu hút trung bình từ 300 đến 500 khách dịp cuối tuần; khoảng 200 khách vào ngày thường. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Tuy nhiên ông cũng cho biết so với ngày trước dịch thì con số này ít hơn rất nhiều, vào giai đoạn cao điểm có thể đón hơn 1.000 khách mỗi ngày. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Để sẵn sàng đón khách du lịch nước ngoài, khu di tích này cũng tuân thủ quy định quét mã, xịt khuẩn, có lối ra-vào được phân luồng riêng chứ không lưu thông qua cùng một cổng như thời điểm trước khi có dịch. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Ông Bắc cũng cho biết các quy tắc, phương án chống dịch tại đây cũng được đảm bảo áp dụng đúng theo hướng dẫn, khuyến cáo từ các bộ ngành, thành phố. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Đền Ngọc Sơn (quận Hoàn Kiếm) được cho là có ít biến động, số lượng khách vắng, tuy nhiên có thời điểm khá đông. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Cụ thể là vào khoảng thời gian từ cuối giờ sáng, lượng khách có phần nhỉnh hơn so với các thời điểm khác trong ngày. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Bên cạnh việc có nhân viên nhắc nhở khách không tụ tập đông người, ban quản lý cũng dán chỉ dẫn trên cầu Thê Húc nhằm phân luồng khách tham quan ra vào đền. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Một số khách tham quan được phỏng vấn đều có chung xu hướng sẽ ghé thăm nhiều di tích hoặc địa điểm văn hóa-lịch sử khác khi những nơi này còn đang vắng như Hoàng Thành Thăng Long, Bảo tàng Dân tộc học, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh... (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Tiến sỹ Nguyễn Doãn Văn - Trưởng Ban quản lý di tích, danh thắng Hà Nội cho rằng dù số lượng khách tăng chưa nhiều, song bước đầu đã là sự khởi sắc nhỏ. Ông cho biết cũng đã gửi các chỉ đạo, hướng dẫn cho các di tích, thắng cảnh tại Hà Nội sao cho đảm bảo chống dịch, giảm thiểu tối đa các rủi ro, sẵn sàng đón khách du lịch nước ngoài trở lại bất cứ khi nào. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Tại thủ đô Hà Nội, hầu hết các đền, chùa, phủ đã mở cửa như chùa Quán Sứ, Trấn Quốc, Vạn Niên, Tảo Sách, Phúc Khánh, phủ Tây Hồ... đều khá đông người đến tham quan, đi lễ.
Sáng 15/2, Thủ đô cho mở lại các di tích và thu hút một lượng khách vừa phải. Công tác phòng dịch và ý thức tự bảo vệ sức khỏe của người dân đều được đảm bảo ở mọi khu vực trong khuôn viên di tích.
Đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của du khách thập phương, từ ngày 16/2/2022 (tức 16 tháng Giêng năm Nhâm Dần), chùa Hương (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) chính thức đón khách đến tham quan.
Theo kế hoạch phục hồi, phát triển hoạt động du lịch thủ đô thích ứng an toàn với dịch COVID-19, Hà Nội phấn đấu đón 9-10 triệu lượt khách trong năm 2022, trong đó có 1,2-2 triệu lượt khách quốc tế.
Dư luận ở tỉnh Bình Định rất bức xúc và không đồng tình với cách tôn tạo, tu bổ Tháp Bánh Ít - một ngôi tháp Chăm gần 1.000 năm tuổi bằng cách sử dụng các loại máy đào, máy xúc, gạch đá và bêtông.
Nhà điêu khắc Lê Trọng Nghĩa cho rằng, việc can thiệp “thô bạo” vào ngọn đồi cụm tháp Bánh Ít đã phá vỡ nhịp điệu quyến rũ tự nhiên vốn có ở tổng thể công trình tháp.