Hà Nội: Các di tích được mở cửa trở lại đón khách tham quan
Sáng 15/2, Thủ đô cho mở lại các di tích và thu hút một lượng khách vừa phải. Công tác phòng dịch và ý thức tự bảo vệ sức khỏe của người dân đều được đảm bảo ở mọi khu vực trong khuôn viên di tích.
Minh Anh
Trong ngày đầu mở lại các di tích (15/2), các công tác chống dịch đều được đảm bảo. Tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, mã QR, máy xịt sát khuẩn và khu vực bán vé đều được bố trí hoặc có người hướng dẫn, đảm bảo khách đứng giãn cách. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Năm 2021, các di tích tại Hà Nội đã phải đóng cửa từ ngày 3/5, cùng thời điểm tạm ngừng nhiều hoạt động kinh doanh trên vỉa hè, các hoạt động văn hóa, giải trí nói chung. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Các sỹ tử, phụ huynh đến Văn Miếu trước thềm kỳ thi THPT 2021 và các dịp rằm, dịp lễ, Tết... đều phải vái vọng từ bên ngoài vì di tích đóng cửa triền miên. (Ảnh: Hoàng Đạt/Vietnam+)
Tại đây trong sáng ngày đầu tiên mở cửa trở lại 15/2, khách đến tham quan và khấn lễ khá đông. Nhiều học sinh, sinh viên cảm thấy vui khi được vào trong xin chữ trực tiếp. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Hoạt động xin chữ ở đây cũng đã trở lại nhưng chỉ có một quầy. Ông đồ viết thư pháp sau kính chắn giọt bắn và tuân thủ quy định đeo khẩu trang liên tục khi "cho chữ". (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Nhóm sinh viên đại học này vừa từ quê trở lại Thủ đô, chọn kết hợp giữa hai việc tham quan và cầu may mắn tại Văn Miếu. Các em thể hiện thái độ thích thú trải nghiệm hệ thống thuyết minh tự động qua quét mã QR trên điện thoại. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Nhìn chung, các công tác phòng chống dịch đều được đảm bảo. Pano, hình dán tuyên truyền, nhắc nhở được bố trí ở nhiều nơi trong khuôn viên di tích. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Người dân khấn lễ tại di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Tại khu di tích Nhà tù Hỏa Lò, sáng ngày 15/2 đã đón khoảng 60 lượt khách tới tham quan, chủ yếu là học sinh, sinh viên. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Từ sớm, khu di tích đã căng dây để phân luồng khách, đảm bảo giãn cách trong lúc chờ soát vé và bố trí nhân viên nhắc nhở quét mã QR. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Khách tham quan đi riêng lẻ hoặc đi nhóm nhỏ đều tuân thủ tốt những quy định về phòng chống dịch. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Đền Ngọc Sơn trong sáng ngày mở lại cũng đặt khuyến cáo và nhắc nhở ở nhiều vị trí. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Công tác xịt khử khuẩn, quét mã cũng được đảm bảo từ vòng ngoài và bên trong đền. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Biết được thói quen nhiều người dân bỏ khẩu trang khi chụp ảnh trên cầu Thê Húc, đại diện ban quản lý đền cũng đã phân công nhân viên để nhắc nhở liên tục. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Trên cầu có dán hướng dẫn phân luồng để khách tham quan chú ý di chuyển theo đúng chiều, đúng làn, hạn chế tối đa hiện tượng tập trung đông người khi dừng lại chụp ảnh. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Những điểm đến chính thu hút du khách của Quảng Bình là động Phong Nha, động Thiên Đường, chùa Hoằng Phúc, đền Thánh mẫu Liễu Hạnh, chùa Đại Giác, núi Thần Đinh, Quảng trường Hồ Chí Minh...
Lễ dâng hương cầu nguyện quốc thái dân an tại chùa Hoa Yên được phát trực tiếp trên Facebook Yên Tử Mountain để tăng ni, Phật tử, du khách gần xa cùng hướng lòng về tham dự.
Chùa Hương sẽ chỉ đón khách tham quan, lễ Phật, không tổ chức lễ hội. Hiện phương án đảm bảo công tác phòng chống dịch tại Khu di tích thắng cảnh Hương Sơn đã được ban hành cụ thể.
Trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, nhiều di tích tại Hà Nội đang chuẩn bị hoặc đã bắt đầu mở cửa đón khách đến chiêm bái lễ Phật, Thánh.
Để đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19, các phương tiện xuồng, đò tham quan chùa Hương đều phải khử khuẩn, bố trí nước rửa tay, hành khách ngồi trên phương tiện đảm bảo giãn cách.
Tại thủ đô Hà Nội, hầu hết các đền, chùa, phủ đã mở cửa như chùa Quán Sứ, Trấn Quốc, Vạn Niên, Tảo Sách, Phúc Khánh, phủ Tây Hồ... đều khá đông người đến tham quan, đi lễ.