Theo thống kê sơ bộ của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, hiện trên địa bàn thành phố có khoảng 361.000 trẻ trong độ tuổi từ 3 đến 5 được chăm sóc, giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non, tăng 32.000 trẻ so với cùng kỳ năm học trước, trong đó có khoảng 15% tổng số trẻ học ở các cơ sở ngoài công lập.
Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 20% trong số hơn 11.000 nhóm, lớp tư thục đang hoạt động chưa được cấp phép.
Để đáp ứng nhu cầu của người dân, thành phố Hà Nội khuyến khích phát triển các loại hình trường ngoài công lập, nhưng hạn chế tổ chức các nhóm, lớp nhỏ lẻ (dưới 60 trẻ); đồng thời tăng cường quản lý các cơ sở mầm non ngoài công lập.
Tại Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ trường mầm non ban hành ngày 30/12/2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã phân cấp quản lý rất rõ ràng. Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện chịu trách nhiệm cấp phép hoạt động cho các cơ sở này. Như vậy, sau khi được chính quyền sở tại cấp phép thành lập, cơ sở giáo dục phải được phòng giáo dục-đào tạo thẩm định mới được hoạt động.
Nhưng trên thực tế không phải nơi nào cũng nhận thức rõ điều ấy để làm tới nơi tới chốn. Việc thẩm định cấp phép chỉ làm cho có và nhiều người không mấy quan tâm đến những tiềm ẩn rủi ro như phòng học, nhà vệ sinh hoặc không được kiểm tra thường xuyên nên không kịp thời phát hiện những thiếu sót trong việc thực hiện quy chế chuyên môn của cơ sở./.
Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 20% trong số hơn 11.000 nhóm, lớp tư thục đang hoạt động chưa được cấp phép.
Để đáp ứng nhu cầu của người dân, thành phố Hà Nội khuyến khích phát triển các loại hình trường ngoài công lập, nhưng hạn chế tổ chức các nhóm, lớp nhỏ lẻ (dưới 60 trẻ); đồng thời tăng cường quản lý các cơ sở mầm non ngoài công lập.
Tại Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ trường mầm non ban hành ngày 30/12/2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã phân cấp quản lý rất rõ ràng. Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện chịu trách nhiệm cấp phép hoạt động cho các cơ sở này. Như vậy, sau khi được chính quyền sở tại cấp phép thành lập, cơ sở giáo dục phải được phòng giáo dục-đào tạo thẩm định mới được hoạt động.
Nhưng trên thực tế không phải nơi nào cũng nhận thức rõ điều ấy để làm tới nơi tới chốn. Việc thẩm định cấp phép chỉ làm cho có và nhiều người không mấy quan tâm đến những tiềm ẩn rủi ro như phòng học, nhà vệ sinh hoặc không được kiểm tra thường xuyên nên không kịp thời phát hiện những thiếu sót trong việc thực hiện quy chế chuyên môn của cơ sở./.
PA (TTXVN/Vietnam+)