Trong hai ngày 14-15 tháng Giêng (Âm lịch) tại đền Trần Thương (xã Nhân Đạo, Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) sẽ diễn ra hội “Lễ phát lương” lần đầu tiên được tổ chức trên quy mô lớn.
Lễ hội nhằm tôn vinh giá trị lịch sử của địa danh được coi là kho lương thời Trần. Đây cũng là hoạt động văn hóa hướng tới lễ kỷ niệm 710 năm ngày mất của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Lễ phát lương tưởng nhớ công lao Trần Hưng Đạo
Cũng cần phải nhắc lại lịch sử liên quan đến “Lễ phát lương”. Tương truyền, xưa kia vùng Lý Nhân, Hà Nam ngày nay chỉ là một bãi sậy um tùm, rải rác một ít gò cao xen kẽ dân cư ở thưa thớt nhưng có vị trí giao thông hết sức thuận lợi, có thể vào sông Châu, ra sông Hồng ngược lên Thăng Long hoặc xuôi ra biển. Do đó, Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Vương đặt ở đây 6 kho lương thực với đội quân thường xuyên canh gác để phục vụ cho cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông lần thứ hai (1285). Địa điểm đền Trần Thương hiện nay là kho lương chính.
Sau khi chiến thắng trở về Hưng Đạo Vương mới lấy dân ở đây là dân “tạo lệ” (chỉ tầng lớp dân đinh và loại ruộng đất được triều đình phong kiến cho phép miễn các khoản tô thuế, lao dịch để chuyên lo phục dịch các đền miếu) và từ đó xuất hiện thôn Trần Thương và các thôn khác như Đội Xuyên, Hoàng Xá, Khu Mật.
Sử sách không ghi chép về kho lương thực của nhà Trần ở đây nhưng truyền thuyết dân gian cùng với những dấu tích đậm đặc quanh khu vực đền Trần Thương như mảnh gổm, sứ màu đen, men nâu, vàng ngà của bát đĩa vỡ có phong cách trang trí của nghệ thuật gồm thời Trần, nhiều vỏ chóe hoa than… đã củng cố thêm giả thuyết này.
Kể từ đó người dân nơi đây cứ vào dịp đầu năm đều làm lễ phát lương để tưởng nhớ công lao của vị anh hùng năm xưa và giáo dục cho con cái sau này biết tiết kiệm, xây dựng những kho lương để đề phòng khi bất trắc và cũng là lấy cái may mắn đầu xuân. Vào những ngày diễn ra lễ hội, người dân nơi đây và rất nhiều du khách phương xa đến đây làm lễ “xin lương".
Bắt nguồn từ truyền thuyết xa xưa cùng với tục phát lương của người dân nơi đây, ban lãnh đạo huyện Lý Nhân đã mạnh dạn lần đầu tiên tổ chức lễ phát lương trên quy mô lớn với mong muốn giữ gìn và phát huy nét văn hóa truyền thống quý báu của địa phương.
Sẽ phát ra 5.000 túi lương thực cho khách tham dự
Ông Nguyễn Thành Trọng, chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Lý Nhân Cho biết năm 2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phê duyệt quy hoạch tổng thể và chi tiết quần thể Di tích Lịch sử-Văn hóa đền Trần Thương giai đoạn 2009-2015 với 5 khu chức năng chính với tổng diện tích quy hoạch 100ha gồm khu vực bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa: Đền Trần Thương, đình Tróc, chùa Ru, đền Khu Hoàng; Khu di lịch thương mại; Khu du lịch sinh thái; Khu vực lễ hội và Khu các trò chơi dân gian.
Đặc biệt, năm 2009, đền Trần Thương đã được đầu tư tu bổ, tôn tạo lớn toàn bộ kiến trúc chính: Cung đệ nhất, Đệ nhị, Đệ tam, hai giải vũ, giếng, chính đạo và nghi môn với nguồn vốn trên 16 tỷ đồng. Hiện nay, một con đường mới vào đền Trần Thương với chiều dài 800m, rộng 9m thay thế cho con đường cũ chật hẹp đang được hoàn thành, bãi đỗ xe và khu sân lễ hội cũng đang được khẩn trương thi công để kịp phục vụ lễ hội.
Theo ông Bùi Quốc Toản, Phó trưởng phòng văn hóa huyện Lý Nhân-Hà Nam, lễ phát lương sẽ được bắt đầu từ 23 giờ 30 phút đêm 14 tháng giêng năm Canh Dần, các vị đại biểu làm lễ dâng hương và nhận những túi lương đầu tiên tại gian giữa tòa tiền đường. Từ 0 giờ trở đi thành viên trong ban khánh tiết thay nhau phát túi lương cho nhân dân có sự chứng kiến lãnh đạo huyện, xã.
Dự kiến năm nay sẽ có 5000 túi lương được phát ra cho người đến lễ hội. Vật phẩm trong túi lương gồm ngô vàng, thóc nếp và tờ in Ấn vua Trần.
Với mong muốn tất cả mọi đối tượng người dân và đông đảo khách thập phương đều có thể nhận lấy lộc đầu năm, ban tổ chức sẽ phát thêm những túi lương bằng giấy bóng có in dấu ấn trong trường hợp số túi lương bằng vải phát ra không đáp ứng được đủ nhu cầu./.
Lễ hội nhằm tôn vinh giá trị lịch sử của địa danh được coi là kho lương thời Trần. Đây cũng là hoạt động văn hóa hướng tới lễ kỷ niệm 710 năm ngày mất của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Lễ phát lương tưởng nhớ công lao Trần Hưng Đạo
Cũng cần phải nhắc lại lịch sử liên quan đến “Lễ phát lương”. Tương truyền, xưa kia vùng Lý Nhân, Hà Nam ngày nay chỉ là một bãi sậy um tùm, rải rác một ít gò cao xen kẽ dân cư ở thưa thớt nhưng có vị trí giao thông hết sức thuận lợi, có thể vào sông Châu, ra sông Hồng ngược lên Thăng Long hoặc xuôi ra biển. Do đó, Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Vương đặt ở đây 6 kho lương thực với đội quân thường xuyên canh gác để phục vụ cho cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông lần thứ hai (1285). Địa điểm đền Trần Thương hiện nay là kho lương chính.
Sau khi chiến thắng trở về Hưng Đạo Vương mới lấy dân ở đây là dân “tạo lệ” (chỉ tầng lớp dân đinh và loại ruộng đất được triều đình phong kiến cho phép miễn các khoản tô thuế, lao dịch để chuyên lo phục dịch các đền miếu) và từ đó xuất hiện thôn Trần Thương và các thôn khác như Đội Xuyên, Hoàng Xá, Khu Mật.
Sử sách không ghi chép về kho lương thực của nhà Trần ở đây nhưng truyền thuyết dân gian cùng với những dấu tích đậm đặc quanh khu vực đền Trần Thương như mảnh gổm, sứ màu đen, men nâu, vàng ngà của bát đĩa vỡ có phong cách trang trí của nghệ thuật gồm thời Trần, nhiều vỏ chóe hoa than… đã củng cố thêm giả thuyết này.
Kể từ đó người dân nơi đây cứ vào dịp đầu năm đều làm lễ phát lương để tưởng nhớ công lao của vị anh hùng năm xưa và giáo dục cho con cái sau này biết tiết kiệm, xây dựng những kho lương để đề phòng khi bất trắc và cũng là lấy cái may mắn đầu xuân. Vào những ngày diễn ra lễ hội, người dân nơi đây và rất nhiều du khách phương xa đến đây làm lễ “xin lương".
Bắt nguồn từ truyền thuyết xa xưa cùng với tục phát lương của người dân nơi đây, ban lãnh đạo huyện Lý Nhân đã mạnh dạn lần đầu tiên tổ chức lễ phát lương trên quy mô lớn với mong muốn giữ gìn và phát huy nét văn hóa truyền thống quý báu của địa phương.
Sẽ phát ra 5.000 túi lương thực cho khách tham dự
Ông Nguyễn Thành Trọng, chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Lý Nhân Cho biết năm 2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phê duyệt quy hoạch tổng thể và chi tiết quần thể Di tích Lịch sử-Văn hóa đền Trần Thương giai đoạn 2009-2015 với 5 khu chức năng chính với tổng diện tích quy hoạch 100ha gồm khu vực bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa: Đền Trần Thương, đình Tróc, chùa Ru, đền Khu Hoàng; Khu di lịch thương mại; Khu du lịch sinh thái; Khu vực lễ hội và Khu các trò chơi dân gian.
Đặc biệt, năm 2009, đền Trần Thương đã được đầu tư tu bổ, tôn tạo lớn toàn bộ kiến trúc chính: Cung đệ nhất, Đệ nhị, Đệ tam, hai giải vũ, giếng, chính đạo và nghi môn với nguồn vốn trên 16 tỷ đồng. Hiện nay, một con đường mới vào đền Trần Thương với chiều dài 800m, rộng 9m thay thế cho con đường cũ chật hẹp đang được hoàn thành, bãi đỗ xe và khu sân lễ hội cũng đang được khẩn trương thi công để kịp phục vụ lễ hội.
Theo ông Bùi Quốc Toản, Phó trưởng phòng văn hóa huyện Lý Nhân-Hà Nam, lễ phát lương sẽ được bắt đầu từ 23 giờ 30 phút đêm 14 tháng giêng năm Canh Dần, các vị đại biểu làm lễ dâng hương và nhận những túi lương đầu tiên tại gian giữa tòa tiền đường. Từ 0 giờ trở đi thành viên trong ban khánh tiết thay nhau phát túi lương cho nhân dân có sự chứng kiến lãnh đạo huyện, xã.
Dự kiến năm nay sẽ có 5000 túi lương được phát ra cho người đến lễ hội. Vật phẩm trong túi lương gồm ngô vàng, thóc nếp và tờ in Ấn vua Trần.
Với mong muốn tất cả mọi đối tượng người dân và đông đảo khách thập phương đều có thể nhận lấy lộc đầu năm, ban tổ chức sẽ phát thêm những túi lương bằng giấy bóng có in dấu ấn trong trường hợp số túi lương bằng vải phát ra không đáp ứng được đủ nhu cầu./.
(TT&VH/Vietnam+)