Phần hạ lưu của nhiều sông trong lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, trong đó có đoạn sông đã trở thành sông chết.
Thông tin trên đã được Cục Kiểm soát ô nhiễm (Bộ Tài nguyên và Môi trường) công bố tại Hội thảo "Tăng cường hỗ trợ đầu tư bảo vệ môi trường tại lưu vực hệ thống sông Đồng Nai từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam” do Quỹ này tổ chức tại thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), ngày 6/4.
Theo Cục Kiểm soát ô nhiễm, nhiều chỉ tiêu về môi trường ở hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai đã vượt tiêu chuẩn cho phép ở mức độ báo động, trong đó nghiêm trọng nhất là ô nhiễm hữu cơ, vi sinh, kim loại nặng và dầu mỡ.
Kết quả quan trắc chất lượng nước của Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh tại trạm cấp nước sinh hoạt Hóa An (trên sông Đồng Nai) cũng cho thấy các chỉ tiêu DO, dầu và caliform đều không đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt loại A1.
Với sự tham dự của lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, các doanh nghiệp ở 11 tỉnh thành lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, tại hội thảo, Quỹ Môi trường Việt Nam đã cung cấp đầy đủ các thông tin về quỹ, các chính sách hỗ trợ tài chính của Chính phủ để bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai, tiêu chuẩn những doanh nghiệp được hỗ trợ, đồng thời hướng dẫn các doanh nghiệp lập hồ sơ vay nguồn quỹ này và cách thức cải tạo phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản.
Từ khi thành lập (năm 2002) đến nay, Quỹ Môi trường Việt Nam đã cho vay 12 dự án với tổng số tiền hơn 97 tỉ đồng tại lưu vực hệ thống sông Đồng Nai.
Hệ thống sông Đồng Nai nằm trên địa bàn 11 tỉnh thành phố gồm các sông chính như Đồng Nai, sông Bé, Sài Gòn, Vàm Cỏ và Thị Vải có lưu vực rộng 37.400km2 (chiếm 11% diện tích cả nước) với tổng lượng nước hàng năm khoảng 36,6 tỉ m3.
Nguồn nước hệ thống sông Đồng Nai có tầm quan trọng đặc biệt và ý nghĩa sống còn đối với các tỉnh thành trên, cung cấp nước sinh hoạt cho 15 triệu người, cấp nước cho sản xuất công nghiệp, tưới tiêu nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và phát triển thủy điện, giao thông vận tải, du lịch sông nước.
Tuy nhiên, lưu vực hệ thống sông Đồng Nai cũng là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất cả nước và hiện có khoảng 43.800 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh (số liệu 2007), 490 làng nghề, cộng với lượng rác thải, nước thải…phát sinh tăng nhanh đang ngày càng đe dọa nghiêm trọng đến chất lượng nguồn nước của hệ thống sông này./.
Thông tin trên đã được Cục Kiểm soát ô nhiễm (Bộ Tài nguyên và Môi trường) công bố tại Hội thảo "Tăng cường hỗ trợ đầu tư bảo vệ môi trường tại lưu vực hệ thống sông Đồng Nai từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam” do Quỹ này tổ chức tại thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), ngày 6/4.
Theo Cục Kiểm soát ô nhiễm, nhiều chỉ tiêu về môi trường ở hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai đã vượt tiêu chuẩn cho phép ở mức độ báo động, trong đó nghiêm trọng nhất là ô nhiễm hữu cơ, vi sinh, kim loại nặng và dầu mỡ.
Kết quả quan trắc chất lượng nước của Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh tại trạm cấp nước sinh hoạt Hóa An (trên sông Đồng Nai) cũng cho thấy các chỉ tiêu DO, dầu và caliform đều không đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt loại A1.
Với sự tham dự của lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, các doanh nghiệp ở 11 tỉnh thành lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, tại hội thảo, Quỹ Môi trường Việt Nam đã cung cấp đầy đủ các thông tin về quỹ, các chính sách hỗ trợ tài chính của Chính phủ để bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai, tiêu chuẩn những doanh nghiệp được hỗ trợ, đồng thời hướng dẫn các doanh nghiệp lập hồ sơ vay nguồn quỹ này và cách thức cải tạo phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản.
Từ khi thành lập (năm 2002) đến nay, Quỹ Môi trường Việt Nam đã cho vay 12 dự án với tổng số tiền hơn 97 tỉ đồng tại lưu vực hệ thống sông Đồng Nai.
Hệ thống sông Đồng Nai nằm trên địa bàn 11 tỉnh thành phố gồm các sông chính như Đồng Nai, sông Bé, Sài Gòn, Vàm Cỏ và Thị Vải có lưu vực rộng 37.400km2 (chiếm 11% diện tích cả nước) với tổng lượng nước hàng năm khoảng 36,6 tỉ m3.
Nguồn nước hệ thống sông Đồng Nai có tầm quan trọng đặc biệt và ý nghĩa sống còn đối với các tỉnh thành trên, cung cấp nước sinh hoạt cho 15 triệu người, cấp nước cho sản xuất công nghiệp, tưới tiêu nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và phát triển thủy điện, giao thông vận tải, du lịch sông nước.
Tuy nhiên, lưu vực hệ thống sông Đồng Nai cũng là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất cả nước và hiện có khoảng 43.800 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh (số liệu 2007), 490 làng nghề, cộng với lượng rác thải, nước thải…phát sinh tăng nhanh đang ngày càng đe dọa nghiêm trọng đến chất lượng nguồn nước của hệ thống sông này./.
Đoàn Mạnh Dương (Vietnam+)