Với sự vào cuộc của các cấp, các ngành chức năng và các doanh nghiệp làm du lịch, sau hơn một tháng thực hiện Chỉ thị 11 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh về tăng cường công tác quản lý môi trường kinh doanh du lịch trên địa bàn, chất lượng du lịch tại Vịnh Hạ Long đang được cải thiện rõ rệt như tình trạng bán hàng rong, "cò mồi" và chèo kéo khách du lịch đã giảm hẳn.
Để tạo ra sự minh bạch về giá tiền mà hành khách phải trả, cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ trong suốt hành trình, từ ngày 1/8 vừa qua, Cảng tàu khách du lịch Bãi Cháy yêu cầu tất cả các chủ tầu phải có hợp đồng với hành khách theo mẫu; đồng thời phối hợp với các lực lượng chức năng xử lý nghiêm những tầu vi phạm.
Bên cạnh đó, Cảng tàu tập trung đẩy mạnh tuyên truyền trên hệ thống phát thanh về Chỉ thị 11 của Ủy ban Nhân dân tỉnh, tổ chức cho cán bộ của cảng hướng dẫn khách du lịch làm các thủ tục tham quan Vịnh Hạ Long, cũng như mua vé tàu. Do đó, số lượng vé mà cảng tàu bán ra đã tăng nhiều lần so với trước.
Tại các bãi tắm, bãi gửi xe, các bảng giá dịch vụ được công khai niêm yết, không còn hiện tượng “loạn giá” như trước đây. Quảng Ninh cũng đã tổ chức tốt dịch vụ tham quan tiện lợi, cung cấp thông tin rõ ràng qua loa phát thanh, hướng dẫn viên nhiệt tình; ngăn chặn việc chặt chém khi mua hải sản nhiều tàu đã không ghé vào bè hải sản, cầu thị giải quyết kiến nghị, đảm bảo quyền lợi du khách qua đường dây nóng…
Ông Đặng Minh Tú, Cảng phó Cảng tầu du lịch Bãi Cháy cho biết giờ đây, các chủ tàu phải chịu trách nhiệm chính về việc vận chuyển khách trên phương tiện của mình. Việc vận chuyển phải đúng tên hành khách, đúng giá cả, hợp đồng, nếu làm sai sẽ bị xử lý nghiêm. Chính điều này góp phần ngăn chặn các hiện tượng “cò mồi” du lịch.
Ông Tú khuyến cáo, khách du lịch cũng nên tìm hiểu và liên hệ trực tiếp với doanh nghiệp vận tải, không nên qua trung gian.
Tuy nhiên, một số khách du lịch do chưa có thói quen tìm hiểu thông tin, tới những nơi quy định để mua vé và thuê tầu, nên đã tạo cơ hội để “cò mồi” bên ngoài khu vực cảng tàu có cơ hội “diễn trò.”
Chị Đỗ Thị Liên, khách du lịch đến từ Hà Nội phản ánh: chị vẫn bị các “cò mồi” lừa bịp khi vừa bước chân từ ôtô xuống, rồi bị đưa lên tàu và bị bắt chẹt trả tiền phí đi tham quan cao tới 300.000 đồng/người, ngoài tiền vé tàu 90.000 đồng.
Trước tình trạng “cò mồi” vẫn kín đáo hoạt động bên ngoài cảng tàu du lịch, chính quyền địa phương cam kết sẽ tích cực vào cuộc chấn chỉnh hoạt động kinh doanh du lịch, song cũng kêu gọi người dân, khách du lịch cần tạo thói quen tìm hiểu rõ thông tin, vào mua vé tầu và tham quan vịnh đúng nơi quy định, thông báo kịp thời cho các cơ quan chức năng của tỉnh biết qua đường dây nóng về những hành vi lừa đảo, "cò mồi," để kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm, tạo môi trường lành mạnh trong kinh doanh du lịch ở Vịnh Hạ Long./.
Để tạo ra sự minh bạch về giá tiền mà hành khách phải trả, cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ trong suốt hành trình, từ ngày 1/8 vừa qua, Cảng tàu khách du lịch Bãi Cháy yêu cầu tất cả các chủ tầu phải có hợp đồng với hành khách theo mẫu; đồng thời phối hợp với các lực lượng chức năng xử lý nghiêm những tầu vi phạm.
Bên cạnh đó, Cảng tàu tập trung đẩy mạnh tuyên truyền trên hệ thống phát thanh về Chỉ thị 11 của Ủy ban Nhân dân tỉnh, tổ chức cho cán bộ của cảng hướng dẫn khách du lịch làm các thủ tục tham quan Vịnh Hạ Long, cũng như mua vé tàu. Do đó, số lượng vé mà cảng tàu bán ra đã tăng nhiều lần so với trước.
Tại các bãi tắm, bãi gửi xe, các bảng giá dịch vụ được công khai niêm yết, không còn hiện tượng “loạn giá” như trước đây. Quảng Ninh cũng đã tổ chức tốt dịch vụ tham quan tiện lợi, cung cấp thông tin rõ ràng qua loa phát thanh, hướng dẫn viên nhiệt tình; ngăn chặn việc chặt chém khi mua hải sản nhiều tàu đã không ghé vào bè hải sản, cầu thị giải quyết kiến nghị, đảm bảo quyền lợi du khách qua đường dây nóng…
Ông Đặng Minh Tú, Cảng phó Cảng tầu du lịch Bãi Cháy cho biết giờ đây, các chủ tàu phải chịu trách nhiệm chính về việc vận chuyển khách trên phương tiện của mình. Việc vận chuyển phải đúng tên hành khách, đúng giá cả, hợp đồng, nếu làm sai sẽ bị xử lý nghiêm. Chính điều này góp phần ngăn chặn các hiện tượng “cò mồi” du lịch.
Ông Tú khuyến cáo, khách du lịch cũng nên tìm hiểu và liên hệ trực tiếp với doanh nghiệp vận tải, không nên qua trung gian.
Tuy nhiên, một số khách du lịch do chưa có thói quen tìm hiểu thông tin, tới những nơi quy định để mua vé và thuê tầu, nên đã tạo cơ hội để “cò mồi” bên ngoài khu vực cảng tàu có cơ hội “diễn trò.”
Chị Đỗ Thị Liên, khách du lịch đến từ Hà Nội phản ánh: chị vẫn bị các “cò mồi” lừa bịp khi vừa bước chân từ ôtô xuống, rồi bị đưa lên tàu và bị bắt chẹt trả tiền phí đi tham quan cao tới 300.000 đồng/người, ngoài tiền vé tàu 90.000 đồng.
Trước tình trạng “cò mồi” vẫn kín đáo hoạt động bên ngoài cảng tàu du lịch, chính quyền địa phương cam kết sẽ tích cực vào cuộc chấn chỉnh hoạt động kinh doanh du lịch, song cũng kêu gọi người dân, khách du lịch cần tạo thói quen tìm hiểu rõ thông tin, vào mua vé tầu và tham quan vịnh đúng nơi quy định, thông báo kịp thời cho các cơ quan chức năng của tỉnh biết qua đường dây nóng về những hành vi lừa đảo, "cò mồi," để kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm, tạo môi trường lành mạnh trong kinh doanh du lịch ở Vịnh Hạ Long./.
Văn Đức (TTXVN)