Bốn năm trước, một bài viết trên tạp chí “Tissue Engineering” đã mô tả khái quát về công nghệ sản xuất thịt trên qui mô lớn trong phòng thí nghiệm. Ngày nay, các nhà khoa học đã xác nhận họ có thể “nuôi” một dạng thịt trong phòng thí nghiệm.
Các nhà nghiên cứu Hà Lan đã lấy những tế bào sẽ phát triển thành sợi cơ (myoblast) từ thịt một chú lợn sống và nuôi chúng trong dung dịch dinh dưỡng lấy từ máu bào thai động vật. Kết quả là họ đã thu được “một dạng thịt lợn nhão” vẫn chưa thể thử mùi vị do các qui định cấm trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên sản phẩm này cũng có thể “luyện” để cứng và chắc như một miếng thịt.
Giáo sư sinh lý học của Đại học Eindhoven Mark Post cho biết: “Bạn có thể lấy thịt từ một con vật và tạo ra một lượng lớn thịt mà trước đây phải lấy từ hàng triệu con vật. Chúng tôi cần tìm ra phương thức để cải thiện chất lượng thịt bằng cách huấn luyện và kéo căng nó. Sản phẩm thịt như vậy có lợi cho môi trường và sẽ giảm đau đớn cho động vật. Nếu nó có mùi vị như thịt, người tiêu dùng sẽ chấp nhận”.
Ngoài lợi ích nhãn tiền là sản xuất thịt hiệu quả hơn do nhu cầu tiêu thụ thịt dự kiến tăng lên gấp đôi vào năm 2050, việc "nuôi" thịt trong phòng thí nghiệm còn nhận được sự ủng hộ từ những người ăn kiêng.
Ngoài ra, khả năng sản xuất thịt trong phòng thí nghiệm còn đem lại những lợi ích lớn về môi trường khi mà 18% lượng khí gây hiệu ứng nhà kính trên thế giới hiện nay đều do ngành chăn nuôi thải ra./.
Các nhà nghiên cứu Hà Lan đã lấy những tế bào sẽ phát triển thành sợi cơ (myoblast) từ thịt một chú lợn sống và nuôi chúng trong dung dịch dinh dưỡng lấy từ máu bào thai động vật. Kết quả là họ đã thu được “một dạng thịt lợn nhão” vẫn chưa thể thử mùi vị do các qui định cấm trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên sản phẩm này cũng có thể “luyện” để cứng và chắc như một miếng thịt.
Giáo sư sinh lý học của Đại học Eindhoven Mark Post cho biết: “Bạn có thể lấy thịt từ một con vật và tạo ra một lượng lớn thịt mà trước đây phải lấy từ hàng triệu con vật. Chúng tôi cần tìm ra phương thức để cải thiện chất lượng thịt bằng cách huấn luyện và kéo căng nó. Sản phẩm thịt như vậy có lợi cho môi trường và sẽ giảm đau đớn cho động vật. Nếu nó có mùi vị như thịt, người tiêu dùng sẽ chấp nhận”.
Ngoài lợi ích nhãn tiền là sản xuất thịt hiệu quả hơn do nhu cầu tiêu thụ thịt dự kiến tăng lên gấp đôi vào năm 2050, việc "nuôi" thịt trong phòng thí nghiệm còn nhận được sự ủng hộ từ những người ăn kiêng.
Ngoài ra, khả năng sản xuất thịt trong phòng thí nghiệm còn đem lại những lợi ích lớn về môi trường khi mà 18% lượng khí gây hiệu ứng nhà kính trên thế giới hiện nay đều do ngành chăn nuôi thải ra./.
Lan Khanh (Vietnam+)