Từ 1/3, sáu đội chuyên gia, mỗi đội một bác sỹ, sẽ đi vòng quanh Hà Lan để tiến hành hỗ trợ “cái chết không đau đớn” tại nhà cho các bệnh nhân mà những bác sỹ khác đã từ chối làm điều này.
Phát ngôn viên Nhóm cổ súy cho quyền được chết NL (NVVE) Walburg de Jong cho biết, "từ 1/3, Levenseindekliniek (trạm y tế Life-end) sẽ cử các nhóm di động tới nơi mà những người muốn có một cái chết không đau đớn ghi danh nhờ giúp đỡ."
Hà Lan trở thành đất nước đầu tiên trên thế giới hợp pháp hóa quyền “được chết không đau đớn” hồi tháng 4/2002 và đưa ra các quy định chặt chẽ về việc ai có “quyền được chết” như vậy.
Các bệnh nhân phải hoàn toàn tỉnh táo khi họ yêu cầu được “ra đi.” Bệnh nhân sẽ phải là những người sẽ đối mặt với một lương lai "đau đớn vô cùng tận, không chịu nổi" và cả họ lẫn các bác sỹ đều đồng tình rằng không có phương thức nào trị bệnh, trước khi họ được lựa chọn chết không đau.
Mỗi trường hợp chết không đau sẽ phải được báo cáo với 1 trong 5 nhóm đặc biệt kể trên, với mỗi nhóm gồm một bác sỹ, một phẩm phán và chuyên gia đạo đức. Những người này sẽ kiểm tra để chắc rằng bệnh nhân đã đạt mọi tiêu chuẩn để được chết hay chưa.
Nhưng kế hoạch kể trên, vốn được Bộ trưởng Y tế Edith Schippers chấp thuận, đã vấp phải sự nghi ngờ từ những tổ chức vận động y tế lớn nhất Hà Lan.
Hiệp hội Các bác sỹ Hoàng gia Hà Lan (KNMG) nói rằng họ nghi ngờ liệu các bác sỹ "chết không đau" có thể hình thành một mối quan hệ đủ gần gũi với bệnh nhân để đưa ra các đánh giá chính xác nhất.
Theo Walburg de Jong, mỗi năm khoảng 3.100 cái chết nhân đạo kiểu này được tiến hành ở Hà Lan. Ông nói thêm rằng NVVE đã được khoảng 70 bệnh nhân gọi điện tới nhờ giúp kể từ khi kế hoạch được thông báo hồi đầu tháng Hai năm nay. NVVE nói rằng các đội chuyên gia của họ có thể sẽ nhận 1.000 đề nghị trợ giúp tự sát mỗi năm./.
Phát ngôn viên Nhóm cổ súy cho quyền được chết NL (NVVE) Walburg de Jong cho biết, "từ 1/3, Levenseindekliniek (trạm y tế Life-end) sẽ cử các nhóm di động tới nơi mà những người muốn có một cái chết không đau đớn ghi danh nhờ giúp đỡ."
Hà Lan trở thành đất nước đầu tiên trên thế giới hợp pháp hóa quyền “được chết không đau đớn” hồi tháng 4/2002 và đưa ra các quy định chặt chẽ về việc ai có “quyền được chết” như vậy.
Các bệnh nhân phải hoàn toàn tỉnh táo khi họ yêu cầu được “ra đi.” Bệnh nhân sẽ phải là những người sẽ đối mặt với một lương lai "đau đớn vô cùng tận, không chịu nổi" và cả họ lẫn các bác sỹ đều đồng tình rằng không có phương thức nào trị bệnh, trước khi họ được lựa chọn chết không đau.
Mỗi trường hợp chết không đau sẽ phải được báo cáo với 1 trong 5 nhóm đặc biệt kể trên, với mỗi nhóm gồm một bác sỹ, một phẩm phán và chuyên gia đạo đức. Những người này sẽ kiểm tra để chắc rằng bệnh nhân đã đạt mọi tiêu chuẩn để được chết hay chưa.
Nhưng kế hoạch kể trên, vốn được Bộ trưởng Y tế Edith Schippers chấp thuận, đã vấp phải sự nghi ngờ từ những tổ chức vận động y tế lớn nhất Hà Lan.
Hiệp hội Các bác sỹ Hoàng gia Hà Lan (KNMG) nói rằng họ nghi ngờ liệu các bác sỹ "chết không đau" có thể hình thành một mối quan hệ đủ gần gũi với bệnh nhân để đưa ra các đánh giá chính xác nhất.
Theo Walburg de Jong, mỗi năm khoảng 3.100 cái chết nhân đạo kiểu này được tiến hành ở Hà Lan. Ông nói thêm rằng NVVE đã được khoảng 70 bệnh nhân gọi điện tới nhờ giúp kể từ khi kế hoạch được thông báo hồi đầu tháng Hai năm nay. NVVE nói rằng các đội chuyên gia của họ có thể sẽ nhận 1.000 đề nghị trợ giúp tự sát mỗi năm./.
Gia Bảo (Vietnam+)