Cơ quan Thống kê Quốc gia của Hà Lan (CBS) ngày 9/8 cho biết có thêm gần 400 người ở Hà Lan đã bị thiệt mạng trong đợt nắng nóng phá kỷ lục cuối tháng Bảy vừa qua ở châu Âu, trong đó ngày 25/7 nhiệt độ tăng kỷ lục vượt 40 độ C tại Hà Lan.
Theo CBS, trong tuần tính từ ngày 22/7, nắng nóng đã làm tổng cộng 2.964 người tử vong ở Hà Lan, tăng khoảng 15% so với mức trung bình.
Số người thiệt mạng vì nắng nóng tại Hà Lan lần này tương đương với số người thiệt mạng trong hai đợt nắng nóng xảy ra năm 2006 vốn được cho là đợt nắng nóng kéo dài nhất tại nước này.
Phần lớn các trường hợp tử vong xảy ra tại miền Đông Hà Lan, nơi nhiệt độ tăng cao hơn và đợt nắng nóng kéo dài hơn so với vùng khác của nước này.
Đây là đợt nóng thứ hai này là đợt thứ hai tại châu Âu trong vòng 1 tháng. Các chuyên gia thời tiết cảnh báo, những đợt nắng nóng tương tự như vậy sẽ xuất hiện thường xuyên hơn do Trái Đất ấm lên bởi khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
[Nắng nóng châu Âu: 145 người tử vong vì đuối nước ở Ba Lan, Litva]
Không chỉ châu Âu, các hiện tượng thời tiết cực đoan khác tiếp tục xuất hiện tại nhiều nơi trên thế giới.
Các bang miền Đông Nam Australia đang hứng chịu đợt gió xoáy cực mạnh từ Nam cực gây mưa to và tuyết rơi cũng như làm tăng nguy cơ lở tuyết tại các vùng núi.
Nhà khí tượng học Diana Eadie thuộc Cục Khí tượng thời tiết cực đoan cho biết một đợt khí lạnh sâu hình thành ở phía Nam Australia trên Vịnh Great Australian Bight và đã di chuyển qua Eo biển Bass trong vòng 24 giờ qua, mang theo gió mạnh có sức tàn phá lớn đối với các vùng của Nam Australia và bang Victoria.
Tại thủ phủ Menbourne của bang Victoria, gió mạnh lên tới 94 km/h đã làm cây đổ, đè vào ôtô, khiến 1 trẻ em bị thương nặng. Các sân bay ở miền Đông nước này cảnh báo có thể hoãn các chuyến bay và kêu gọi hành khách kiểm tra thông tin cập nhật của sân bay.
Hơn 75 chuyến bay nội địa khởi hành từ sân bay Sydney đã bị hủy bỏ vào sáng 9/8. Sân bay Sydney có thể tiếp tục trì hoãn các chuyến bay nội địa và quốc tế.
Sân bay Melbourne đã hủy bỏ 23 chuyến bay trong nước, song không hủy bỏ các chuyến bay quốc tế. Bà Eadie dự báo, tình hình thời tiết này sẽ tiếp tục kéo dài tới cuối tuần, và thậm chí biến chuyển xấu hơn tại một số khu vực trước khi gió bắt đầu dịu bớt vào đầu tuần tới.
Cùng ngày, Cơ quan Khí tượng Hàn Quốc (KMA) cho biết nắng nóng gay gắt sẽ tiếp tục hoành tại hầu hết các khu vực của nước này cho đến hết ngày 11/8 trước khi xuất hiện mưa vào đầu tuần tới do ảnh hưởng của hai cơn bão đang tiến vào khu vực Đông Bắc Á.
KMA đã đưa ra cảnh báo nắng nóng tại 10 thành phố và quận huyện thuộc tỉnh Gyeonggi (Kiêng-ghi), giáp thủ đô Seoul. Chính quyền tỉnh Gyeonggi cho biết số bệnh nhân bị ốm liên quan đến nắng nóng đã lên tới 235 người tính đến ngày 7/8 vừa qua. KMA khuyến cáo người dân tại các khu vực chịu ảnh hưởng của nắng nóng giảm thiểu các hoạt động ngoài trời và uống đủ nước.
KMA dự báo nhiệt độ hàng ngày sẽ tăng trên 35 độ C tại thủ đô Seoul và ở phần lớn các vùng khác của Hàn Quốc cho đến ngày 11/8. Hiện nhiệt độ đã lên tới 35, độ C ở thành phố Gapyeong, 34,6 độ C ở thành phố Anseong và 34,3 độ C ở Uiwang thuộc tỉnh Gyeonggi.
Trong khi đó, bão Lekima, cơn bão thứ 9 trong mùa dự báo sẽ độ bổ tại miền Nam Trung Quốc vào cuối tuần này.
Cơ quan khí tượng dự kiến vào đầu tuần bão sẽ đi qua bờ biển phía Tây Hàn Quốc, vào Hoàng Hà. Hàn Quốc dự kiến sẽ có mưa to vào ngày 12 và 13/8 do ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của bão Lekima.
Bão Krosa, cơn bão thứ 10 trong mùa mưa bão năm nay có thể đang hướng tới Nhật Bản mặc dù đường đi của bão chưa biết chính xác do bão di chuyển chậm. Cơn bão này đang di chuyển với tốc độ 7 km/giờ từ khu vực biển cách đảo Guam khoảng 1.030 km về hướng Tây Nam./.