Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo các ngành chức năng triển khai quyết liệt các biện pháp nhằm khẩn trương đưa Nhà máy chế biến gỗ MDF đi vào hoạt động.
Tỉnh tạo mọi điều kiện cho Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Lâm nghiệp Hà Giang (đơn vị đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến gỗ) sớm hoàn thành thực hiện dự án để đưa nhà máy đi vào hoạt động.
Ủy ban nhân dân cũng tỉnh chỉ đạo Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Vị Xuyên và các ngành chức năng khẩn trương giải quyết công tác giải phóng mặt bằng để Công ty hoàn thiện công tác san lấp, lắp đặt nhà máy.
Để tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang cam kết phân bổ đủ nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương cho dự án, đồng thời đề nghị Ngân hàng cổ phần Thương mại Công thương Chi nhánh tỉnh Hà Giang tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp được vay vốn để đầu tư Nhà máy.
Nhà máy chế biến gỗ MDF được triển khai xây dựng tại Khu công nghiệp Bình Vàng (huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) từ đầu năm 2011. Nhà máy do Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Lâm nghiệp Hà Giang (tên giao dịch là VIFOREX) là chủ đầu tư xây dựng, với tổng vốn đầu tư 420 tỷ đồng, công suất thiết kế 100.000 m3 sản phẩm/năm, trong đó dây chuyền sản xuất ván MDF 80.000 m3/năm và dây chuyền sản xuất ván ghép thanh 20.000 m3/năm.
Theo dự kiến, cuối năm 2012 Nhà máy đi vào hoạt động sẽ thúc đẩy việc phát triển vùng nguyên liệu rừng, khai thác và phát huy tối đa tiềm năng về đất, rừng; tạo thêm việc làm cho hàng nghìn người lao động địa phương; tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước mỗi năm trên 50 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo ông Hoàng Nhị Sơn, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Giang, việc triển khai xây dựng Nhà máy gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn đầu tư dẫn đến tiến độ thi công chậm, không đạt kế hoạch đề ra. Đến nay, công tác san lấp mặt bằng Nhà máy mới thực hiện được 8/13ha.
Hai dự án được Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang ưu tiên là đầu tư trồng rừng nguyên liệu cho nhà máy giai đoạn 2011-2020 và cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt, giá trị thấp sang trồng rừng nguyên liệu cho nhà máy giai đoạn 2011-2020 nhưng hiện vẫn chưa được triển khai thực hiện.
Ông Bùi Tùng Mậu, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị VIFOREX cho biết, Công ty đã thực hiện hợp đồng kinh tế với nhà thầu là Công ty TNHH thiết bị kỹ thuật lâm nghiệp Đồng Đại Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc) và Công ty trách nhiệm hữu hạn Thanh Danh (Việt Nam) cung cấp thiết bị lắp đặt cho Nhà máy sản xuất ván MDF, hiện số lượng thiết bị đã nhập về Nhà máy đạt khoảng 40%.
Từ nay đến cuối năm 2013, Công ty sẽ khắc phục khó khăn lập phương án sản xuất chi tiết, xây dựng kế hoạch và các giải pháp cụ thể để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành giai đoạn đầu tư và đưa Nhà máy sớm đi vào sản xuất./.
Tỉnh tạo mọi điều kiện cho Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Lâm nghiệp Hà Giang (đơn vị đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến gỗ) sớm hoàn thành thực hiện dự án để đưa nhà máy đi vào hoạt động.
Ủy ban nhân dân cũng tỉnh chỉ đạo Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Vị Xuyên và các ngành chức năng khẩn trương giải quyết công tác giải phóng mặt bằng để Công ty hoàn thiện công tác san lấp, lắp đặt nhà máy.
Để tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang cam kết phân bổ đủ nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương cho dự án, đồng thời đề nghị Ngân hàng cổ phần Thương mại Công thương Chi nhánh tỉnh Hà Giang tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp được vay vốn để đầu tư Nhà máy.
Nhà máy chế biến gỗ MDF được triển khai xây dựng tại Khu công nghiệp Bình Vàng (huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) từ đầu năm 2011. Nhà máy do Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Lâm nghiệp Hà Giang (tên giao dịch là VIFOREX) là chủ đầu tư xây dựng, với tổng vốn đầu tư 420 tỷ đồng, công suất thiết kế 100.000 m3 sản phẩm/năm, trong đó dây chuyền sản xuất ván MDF 80.000 m3/năm và dây chuyền sản xuất ván ghép thanh 20.000 m3/năm.
Theo dự kiến, cuối năm 2012 Nhà máy đi vào hoạt động sẽ thúc đẩy việc phát triển vùng nguyên liệu rừng, khai thác và phát huy tối đa tiềm năng về đất, rừng; tạo thêm việc làm cho hàng nghìn người lao động địa phương; tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước mỗi năm trên 50 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo ông Hoàng Nhị Sơn, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Giang, việc triển khai xây dựng Nhà máy gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn đầu tư dẫn đến tiến độ thi công chậm, không đạt kế hoạch đề ra. Đến nay, công tác san lấp mặt bằng Nhà máy mới thực hiện được 8/13ha.
Hai dự án được Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang ưu tiên là đầu tư trồng rừng nguyên liệu cho nhà máy giai đoạn 2011-2020 và cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt, giá trị thấp sang trồng rừng nguyên liệu cho nhà máy giai đoạn 2011-2020 nhưng hiện vẫn chưa được triển khai thực hiện.
Ông Bùi Tùng Mậu, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị VIFOREX cho biết, Công ty đã thực hiện hợp đồng kinh tế với nhà thầu là Công ty TNHH thiết bị kỹ thuật lâm nghiệp Đồng Đại Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc) và Công ty trách nhiệm hữu hạn Thanh Danh (Việt Nam) cung cấp thiết bị lắp đặt cho Nhà máy sản xuất ván MDF, hiện số lượng thiết bị đã nhập về Nhà máy đạt khoảng 40%.
Từ nay đến cuối năm 2013, Công ty sẽ khắc phục khó khăn lập phương án sản xuất chi tiết, xây dựng kế hoạch và các giải pháp cụ thể để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành giai đoạn đầu tư và đưa Nhà máy sớm đi vào sản xuất./.
Minh Tâm (TTXVN)