Là một tỉnh có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng - địa đầu cực Bắc của Tổ quốc với rất nhiều đặc điểm duy nhất không nơi nào có nhưng nhiều năm qua, Hà Giang vẫn loay hoay tìm giải pháp đột phá để tạo bước phát triển.
Với một tầm nhìn mới cho nhiệm kỳ mới 2011-2015, với những quyết tâm và kỳ vọng mới, lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang đã quyết định mời gọi các nhà khoa học, trí thức tham gia khảo sát, đề xuất các ý tưởng và xây dựng, quy hoạch chiến lược phát triển toàn diện kinh tế xã hội của địa phương.
Dự kiến trong tháng 4/2011, một trong những việc đầu tiên tỉnh Hà Giang sẽ làm để triển khai đưa Nghị quyết Đại hội Đảng vào cuộc sống là triển khai mô hình đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ liên kết giữa “đại học và địa phương” trên cơ sở phối kết hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang, Đàm Văn Bông cho biết Hà Giang có nhiều lợi thế, nhiều tiềm năng nhưng đến nay thu nhập chưa cao bởi những khó khăn rất đặc biệt: tỷ lệ đá trên tổng diện tích tự nhiên rất cao, những sản phẩm dễ khai thác và tiện thu nhập không có nhiều. Tất cả tiềm năng của Hà Giang cần phải tiếp tục được đầu tư chất xám, đầu tư công nghệ để phát huy tiềm năng đó. Đặc điểm này cần có sự chung sức của các cơ quan khoa học hàng đầu.
Phát triển kinh tế xã hội gắn với an ninh quốc phòng
Mặc dù Hà Giang có vị trí chiến lược đặc biệt- Cực Bắc của Tổ quốc nhưng rất ít người dân biết điều này dù Cột cờ Lũng Cú hiện rất rõ trên bản đồ. Điều này có thể do một thời gian dài, trên các phương tiện thông tin đại chúng hay nói đến điểm đầu của Quốc lộ số 1 là Lạng Sơn và Móng Cái mà ít người nói đến Lũng Cũ - điểm cực Bắc của Tổ quốc.
Cùng với Lũng Cú, Hà Giang còn có 277 km đường biên giới. Tiếp giáp với Hà Giang về phía bắc là hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, Trung Quốc. Phía Trung Quốc đã rất coi trọng và đang thực hiện chủ trương tăng cường đưa dân ra sinh sống tại biên giới. Chính phủ trợ cấp cho mỗi hộ dân sống ở ven biên giới là 15 tháng lương thực.
Là một nhà khoa học lịch sử hàng đầu, giáo sư, tiến sỹ khoa học Vũ Minh Giang, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội đề xuất Hà Giang có tầm vóc chiến lược cho cả quốc gia, vì thế để xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định không thể không đầu tư tương xứng cả về phương diện khoa học, giáo dục lòng yêu nước, tuyên truyền và tạo dựng thế trận lòng dân để bảo vệ biên giới phía Bắc bền vững.
Biến những khó khăn duy nhất thành lợi thế để phát triển
Hà Giang giống như một địa bàn vừa thu nhỏ, vừa phóng đại của Việt Nam - một quốc gia đa dân tộc. Toàn quốc có 54 dân tộc và Hà Giang đã có 22 dân tộc, trong đó một số ít dân tộc ở Hà Giang nếu không có chính sách đúng sẽ bị mai một.
Các nhà khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội sau khi tiến hành chuyến khảo sát thực tế tại Hà Giang đã có những góp ý rất cụ thể để Hà Giang biến những khó khăn duy nhất của mình thành lợi thế để phát triển.
Đó là lập hồ sơ căn cứ khoa học để cùng lãnh đạo Hà Giang thông qua mô hình tam giác đột phá là: Kinh tế cửa khẩu-công nghiệp-du lịch trên cơ sở khai thác những cái duy nhất, đặc hữu chỉ có trên bề mặt đá vôi với cách tiếp cận liên ngành, liên vùng, dựa trên nền phát triển toàn diện trong đó có lưu ý phát triển trọng điểm, đột phá riêng.
Bản sắc văn hóa đa dân tộc nếu được coi trọng và bảo vệ sẽ phát huy thành điểm nhấn hấp dẫn cho du khách khi tới Hà Giang. Đó chính là việc làm thức dậy các di sản độc đáo của Hà Giang không nơi nào có được như cột cờ Lũng Cú, trống đồng Lũng Cú, Làng Lô Lô, Dinh Nhà Vương, Cổng trời Quản Bạ, Phố Cáo, vườn tượng Thạch Sơn Thần và di sản địa chất Núi Vú cô tiên.
Các nhà khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội đã tư vấn với lãnh đạo tỉnh Hà Giang việc xây dựng Cổng trời Quản Bạ thành cửa ngõ và điểm dừng chân ấn tượng đầu tiên trên hành trình du khách đến với Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn.
Quản Bạ cách 40km tính từ thành phố Hà Giang phù hợp với nhịp dừng chân của dân du lịch. Khi Dự án sân bay Hà Giang phục vụ du lịch được xây dựng tại đây cũng tạo thuận tiện cho du khách quay ngược về thành phố hoặc ở lại trung tâm huyện để dưỡng sức một đêm cho hành trình tiếp theo.
Phố Cáo gồm khoảng hơn 20 nóc nhà cổ hơn trăm tuổi, tiêu biểu cho kiến trúc của dân tộc Mông. Nhà có tường trình đất, mái lợp ngói âm dương và bao quanh là hàng rào đá. Giữa làng còn tồn tại nghĩa địa mà chỉ nhìn thoáng qua đã nhận ra là nơi an táng những người Mông khuất núi. Những nấm mồ đắp chồng bằng nhiều lớp đá, ngay trong vườn nhà.
Phố cổ Đồng Văn - trung tâm của Công viên địa chất như một đốm ửa trên cao nguyên, đọng lại dư vị văn minh sớm của người Mông bản địa từ khoảng gần 400 năm về trước. Các nhà khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội cam kết sẽ tiếp tục nghiên cứu và đề xuất phương án bảo tồn và phát huy các giá trị của khu phố này.
Vườn tượng Thạch Sơn là một nhóm tượng tự nhiên mà ít nơi nào có được, đem lại nét độc đáo cho cao nguyên đá Đồng Văn. Độc đáo ở chỗ nếu châu Âu xuất hiện tượng do con người tác động, đem về dựng thành vườn tượng - nhóm tượng lớn Mengil; Thạch Lâm, Trung Quốc là rừng đá còn ở Đồng Văn là nhóm tượng bằng đá vôi, xuất hiện trên mặt nền bằng, sự ưu đãi đặc biệt của thiên nhiên dành cho Hà Giang với 7 cột đá đầy chất hình họa mà không nơi nào có.
Cùng với sự tham gia đóng góp trí tuệ, lập hồ sơ khoa, đề xuất các ý tưởng, giải pháp đột phá để phát triển toàn diện vùng Cực Bắc của Tổ quốc, hè này, Đại học Quốc gia Hà Nội quyết định cho sinh viên đi tình nguyện chọn trọng điểm là Hà Giang.
Các sinh viên 3 ngành báo chí, địa chất và du lịch sẽ thực hiện tuyên truyền quảng cáo và bảo vệ di sản; lập bảng chí dẫn, thuyết minh công viên địa chất cho du khách. Sinh viên viên ngành khảo cổ, du lịch, xã hội học,.. sẽ tuyên truyền cho bảo tồn du lịch, bảo tồn đa dạng sinh học, đặc sắc của đa dạng sinh học gắn liền với di sản làm giàu thêm Cao Nguyên đá Đồng Văn.
Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ hỗ trợ, tạo điều kiện giúp tỉnh Hà Giang trong công tác bồi dưỡng cán bộ trên các lĩnh vực là thế mạnh của Đại học Quốc gia Hà Nội và là nhu cầu cấp thiết của tỉnh Hà Giang. Khi tỉnh Hà Giang có nhu cầu, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ nghiên cứu thành lập cơ sở đào tạo tại tỉnh; phối hợp với tỉnh tham gia xây dựng và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực điều tra quy hoạch, phát triển du lịch, bảo vệ môi trường và các lĩnh vực khoa học công nghệ khác phục vụ phát triển kinh tế-xã hội./.
Với một tầm nhìn mới cho nhiệm kỳ mới 2011-2015, với những quyết tâm và kỳ vọng mới, lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang đã quyết định mời gọi các nhà khoa học, trí thức tham gia khảo sát, đề xuất các ý tưởng và xây dựng, quy hoạch chiến lược phát triển toàn diện kinh tế xã hội của địa phương.
Dự kiến trong tháng 4/2011, một trong những việc đầu tiên tỉnh Hà Giang sẽ làm để triển khai đưa Nghị quyết Đại hội Đảng vào cuộc sống là triển khai mô hình đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ liên kết giữa “đại học và địa phương” trên cơ sở phối kết hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang, Đàm Văn Bông cho biết Hà Giang có nhiều lợi thế, nhiều tiềm năng nhưng đến nay thu nhập chưa cao bởi những khó khăn rất đặc biệt: tỷ lệ đá trên tổng diện tích tự nhiên rất cao, những sản phẩm dễ khai thác và tiện thu nhập không có nhiều. Tất cả tiềm năng của Hà Giang cần phải tiếp tục được đầu tư chất xám, đầu tư công nghệ để phát huy tiềm năng đó. Đặc điểm này cần có sự chung sức của các cơ quan khoa học hàng đầu.
Phát triển kinh tế xã hội gắn với an ninh quốc phòng
Mặc dù Hà Giang có vị trí chiến lược đặc biệt- Cực Bắc của Tổ quốc nhưng rất ít người dân biết điều này dù Cột cờ Lũng Cú hiện rất rõ trên bản đồ. Điều này có thể do một thời gian dài, trên các phương tiện thông tin đại chúng hay nói đến điểm đầu của Quốc lộ số 1 là Lạng Sơn và Móng Cái mà ít người nói đến Lũng Cũ - điểm cực Bắc của Tổ quốc.
Cùng với Lũng Cú, Hà Giang còn có 277 km đường biên giới. Tiếp giáp với Hà Giang về phía bắc là hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, Trung Quốc. Phía Trung Quốc đã rất coi trọng và đang thực hiện chủ trương tăng cường đưa dân ra sinh sống tại biên giới. Chính phủ trợ cấp cho mỗi hộ dân sống ở ven biên giới là 15 tháng lương thực.
Là một nhà khoa học lịch sử hàng đầu, giáo sư, tiến sỹ khoa học Vũ Minh Giang, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội đề xuất Hà Giang có tầm vóc chiến lược cho cả quốc gia, vì thế để xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định không thể không đầu tư tương xứng cả về phương diện khoa học, giáo dục lòng yêu nước, tuyên truyền và tạo dựng thế trận lòng dân để bảo vệ biên giới phía Bắc bền vững.
Biến những khó khăn duy nhất thành lợi thế để phát triển
Hà Giang giống như một địa bàn vừa thu nhỏ, vừa phóng đại của Việt Nam - một quốc gia đa dân tộc. Toàn quốc có 54 dân tộc và Hà Giang đã có 22 dân tộc, trong đó một số ít dân tộc ở Hà Giang nếu không có chính sách đúng sẽ bị mai một.
Các nhà khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội sau khi tiến hành chuyến khảo sát thực tế tại Hà Giang đã có những góp ý rất cụ thể để Hà Giang biến những khó khăn duy nhất của mình thành lợi thế để phát triển.
Đó là lập hồ sơ căn cứ khoa học để cùng lãnh đạo Hà Giang thông qua mô hình tam giác đột phá là: Kinh tế cửa khẩu-công nghiệp-du lịch trên cơ sở khai thác những cái duy nhất, đặc hữu chỉ có trên bề mặt đá vôi với cách tiếp cận liên ngành, liên vùng, dựa trên nền phát triển toàn diện trong đó có lưu ý phát triển trọng điểm, đột phá riêng.
Bản sắc văn hóa đa dân tộc nếu được coi trọng và bảo vệ sẽ phát huy thành điểm nhấn hấp dẫn cho du khách khi tới Hà Giang. Đó chính là việc làm thức dậy các di sản độc đáo của Hà Giang không nơi nào có được như cột cờ Lũng Cú, trống đồng Lũng Cú, Làng Lô Lô, Dinh Nhà Vương, Cổng trời Quản Bạ, Phố Cáo, vườn tượng Thạch Sơn Thần và di sản địa chất Núi Vú cô tiên.
Các nhà khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội đã tư vấn với lãnh đạo tỉnh Hà Giang việc xây dựng Cổng trời Quản Bạ thành cửa ngõ và điểm dừng chân ấn tượng đầu tiên trên hành trình du khách đến với Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn.
Quản Bạ cách 40km tính từ thành phố Hà Giang phù hợp với nhịp dừng chân của dân du lịch. Khi Dự án sân bay Hà Giang phục vụ du lịch được xây dựng tại đây cũng tạo thuận tiện cho du khách quay ngược về thành phố hoặc ở lại trung tâm huyện để dưỡng sức một đêm cho hành trình tiếp theo.
Phố Cáo gồm khoảng hơn 20 nóc nhà cổ hơn trăm tuổi, tiêu biểu cho kiến trúc của dân tộc Mông. Nhà có tường trình đất, mái lợp ngói âm dương và bao quanh là hàng rào đá. Giữa làng còn tồn tại nghĩa địa mà chỉ nhìn thoáng qua đã nhận ra là nơi an táng những người Mông khuất núi. Những nấm mồ đắp chồng bằng nhiều lớp đá, ngay trong vườn nhà.
Phố cổ Đồng Văn - trung tâm của Công viên địa chất như một đốm ửa trên cao nguyên, đọng lại dư vị văn minh sớm của người Mông bản địa từ khoảng gần 400 năm về trước. Các nhà khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội cam kết sẽ tiếp tục nghiên cứu và đề xuất phương án bảo tồn và phát huy các giá trị của khu phố này.
Vườn tượng Thạch Sơn là một nhóm tượng tự nhiên mà ít nơi nào có được, đem lại nét độc đáo cho cao nguyên đá Đồng Văn. Độc đáo ở chỗ nếu châu Âu xuất hiện tượng do con người tác động, đem về dựng thành vườn tượng - nhóm tượng lớn Mengil; Thạch Lâm, Trung Quốc là rừng đá còn ở Đồng Văn là nhóm tượng bằng đá vôi, xuất hiện trên mặt nền bằng, sự ưu đãi đặc biệt của thiên nhiên dành cho Hà Giang với 7 cột đá đầy chất hình họa mà không nơi nào có.
Cùng với sự tham gia đóng góp trí tuệ, lập hồ sơ khoa, đề xuất các ý tưởng, giải pháp đột phá để phát triển toàn diện vùng Cực Bắc của Tổ quốc, hè này, Đại học Quốc gia Hà Nội quyết định cho sinh viên đi tình nguyện chọn trọng điểm là Hà Giang.
Các sinh viên 3 ngành báo chí, địa chất và du lịch sẽ thực hiện tuyên truyền quảng cáo và bảo vệ di sản; lập bảng chí dẫn, thuyết minh công viên địa chất cho du khách. Sinh viên viên ngành khảo cổ, du lịch, xã hội học,.. sẽ tuyên truyền cho bảo tồn du lịch, bảo tồn đa dạng sinh học, đặc sắc của đa dạng sinh học gắn liền với di sản làm giàu thêm Cao Nguyên đá Đồng Văn.
Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ hỗ trợ, tạo điều kiện giúp tỉnh Hà Giang trong công tác bồi dưỡng cán bộ trên các lĩnh vực là thế mạnh của Đại học Quốc gia Hà Nội và là nhu cầu cấp thiết của tỉnh Hà Giang. Khi tỉnh Hà Giang có nhu cầu, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ nghiên cứu thành lập cơ sở đào tạo tại tỉnh; phối hợp với tỉnh tham gia xây dựng và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực điều tra quy hoạch, phát triển du lịch, bảo vệ môi trường và các lĩnh vực khoa học công nghệ khác phục vụ phát triển kinh tế-xã hội./.
Hoàng Hoa (Vietnam+)