Hà Giang: Còn bất cập trong quản lý khoáng sản

Chưa có quy hoạch cụ thể về khoáng sản, một số nơi quản lý lỏng nên việc khai thác trái phép vàng liên tục xảy ra, trở nên phức tạp.
Theo sổ mỏ và điểm quặng khoáng sản được Bộ Tài nguyên và Môi trường bàn giaocho Ủy ban Nhân dân tỉnh cùng với kết quả phát hiện trong thời gian gần đây,trên địa bàn tỉnh Hà Giang có 16 điểm mỏ, điểm quặng vàng phân bố tại các huyệnBắc Quang, Vị Xuyên và Bắc Mê.

Các điểm quặng này tồn tại dưới dạng vàng gốc có 11 điểm và vàng sa khoáng có5 điểm, với quy mô nhỏ.

Cho đến nay, tài liệu địa chất về các điểm quặng vàng còn sơ sài, phần lớn đượcphát hiện và điều tra trong quá trình đo, vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ 1/50 nghìn.

Ngoài điểm vàng sa khoáng Tiên Kiều ở huyện Bắc Quang được phát hiện, khai tháctừ lâu và đã được tìm kiếm, thăm dò, đánh giá trữ lượng có thể khai thác quy mônhỏ thì các điểm còn lại đều có quy mô nhỏ, ít triển vọng.

Tuy nhiên, kết quả phân tích gần đây của Trung tâm phân tích thí nghiệm địachất của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, các mẫu quặng lấy tại điểm mỏ PáThay xã Linh Hồ ở huyện Vị Xuyên có hàm lượng vàng 152 g/tấn quặng, vượt rất xachỉ tiêu khai thác công nghiệp. Điều này cho thấy cần đầu tư khảo sát, điều tra,thăm dò với quy mô, tỷ lệ thích hợp để đánh giá đúng tiềm năng, trữ lượng vàngtại các mỏ, điểm mỏ trên địa bàn tỉnh.

Vừa qua, Sở Công thương phối hợp với cơ quan chức năng Trung ương tiến hànhquy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng vàng, đồng và xây dựngphương án quản lý hoạt động khai thác vàng.

Căn cứ Quyết định 11/2008/QĐ-BCT của Bộ trưởng Bộ Công thương phê duyệt Quyhoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng vàng, đồng, niken,molipden đến năm 2015, có xét đến 2025, toàn bộ các điểm vàng trên địa bàn tỉnhHà Giang không thuộc danh mục dự án đầu tư khai thác, chế biến quy mô côngnghiệp. Duy chỉ có một điểm vàng sa khoáng Tiên Kiều ở huyện Bắc Quang đã được nghiêncứu, đánh giá trữ lượng và tài nguyên dự báo cấp C2, P1.

Luật khoáng sản quy định những điểm vàng đã được điều tra, đánh giá, khôngnằm trong quy hoạch của Chính phủ nếu đưa vào quy hoạch khoáng sản, thẩm quyềncấp phép thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh.

Do chưa có quy hoạch cụ thể, chính quyềnmột số địa phương buông lỏng quản lý nên tình trạng người dân khai thác tráiphép, lén lút tại các điểm vàng liên tục xảy ra. Có lúc, có nơi tình hình trở nên phức tạp, gây mất trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Năm vừa qua, tại khu vực núi Pá Thay, tình trạng khai thác vàng trái phépliên tục diễn ra, mỗi ngày có hàng trăm người dân kéo nhau lên núi đào đá, khaithác vàng.

Cơ quan chức năng huyện Vị Xuyên huy động lực lượng chốt chặn ở các đường mònlên núi nhưng cũng rất khó kiểm soát tình hình, khó ngăn được dòng người khaithác vàng trái phép.

Tại khu vực xã Ngọc Linh, có giai đoạn hàng chục hộ dân ồ ạt đưa máy xúc, muamáy bơm đào ruộng, đào đất vườn tìm vàng; các dòng suối, thửa ruộng màu mỡ bịlật tung bởi nạn vàng tặc.

Giải quyết vấn nạn trên, Ủy ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác quảnlý tài nguyên, khoáng sản, nhất là khoáng sản quý, hiếm, có giá trị cao; yêu cầucác cấp, các ngành đẩy mạnh thực hiện các biện pháp ngăn chặn triệt để, xử lýnghiêm các trường hợp khai thác vàng sa khoáng trái phép; khẩn trương lập quyhoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản vàng làm cơ sở thựchiện quản lý, cấp phép thăm dò, khai thác các điểm mỏ này.

Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang tạm thời giao cho 11 doanh nghiệp phối hợp vớichính quyền các huyện có khoáng sản vàng, các ngành chức năng quản lý, tiến hànhlập thủ tục xin cấp phép thăm dò, khai thác các mỏ, điểm mỏ vàng theo LuậtKhoáng sản.

Tuy nhiên, ở một số điểm mỏ trên địa bàn xã Đồng Tiến, Thượng Bình, ViệtHồng, Tiên Kiều ở huyện Bắc Quang; Linh Hồ, Bạch Ngọc ở huyện Vị Xuyên... cácdoanh nghiệp đã tiến hành thăm dò, khai thác kéo theo nhiều tổ chức, cá nhân bênngoài cũng nhảy vào khai thác trái phép. Hoạt động của các tổ chức, cá nhân trênđều vi phạm nghiêm trọng Luật Khoáng sản và các quy định hiện hành, trái chủtrương, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh.

Việc thăm dò, khai thác khoáng sản vàng chỉ được thực hiện khi chủ đầu tưđược Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép thăm dò đối với dự án phải thăm dò vàỦy ban Nhân dân tỉnh cấp phép khai thác đối với dự án khai thác.

Còn các văn bản chỉ đạo, quyết định của Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh vừa quakhông phải là quyết định cho phép thăm dò hoặc khai thác vàng mà chỉ là tạm giaoquyền quản lý cho các doanh nghiệp đối với các mỏ, điểm mỏ nhằm ngăn chặn tìnhtrạng khai thác khoáng sản vàng trái phép./.

Lê Việt Dũng (TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục