Sáng 14/3, tại Hà Nội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức Hội nghị tham gia góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền nhấn mạnh góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 là đợt sinh hoạt chính trị, pháp lý sâu rộng, tạo sự đồng thuận, nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với việc xây dựng Hiến pháp, tôn trọng thi hành Hiến pháp.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã triển khai nhiều hoạt động cụ thể lấy ý kiến đóng góp của cán bộ viên chức trong đơn vị. Đến nay, 32 đơn vị thuộc Bộ đã gửi báo cáo đóng góp về Bộ.
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền đề nghị các đại biểu tích cực thảo luận, đóng góp ý kiến vào tất cả các nội dung của Dự thảo, trong đó đi sâu trao đổi, góp ý vào các điều, khoản liên quan trực tiếp đến các lĩnh vực do ngành quản lý như vấn đề lao động, việc làm, dạy nghề, phát triển nguồn nhân lực, vấn đề an sinh xã hội, bình đẳng giới, bảo vệ chăm sóc trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi...
Nhiều ý kiến cho rằng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã đề cập, bổ sung đầy đủ và tương đối chặt chẽ về các quyền con người như quyền sống, quyền học tập, quyền có nơi ở... Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị Hiến pháp cần quy định thêm một nội dung hết sức quan trọng được cử tri quan tâm chú ý là quyền được đảm bảo đất ở, đất sản xuất. Dự thảo Hiến pháp nên thể hiện sâu sắc hơn quan điểm bảo vệ, tôn trọng quyền con người, bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Góp ý vào Lời nói đầu, đại diện Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hải Dương đề nghị bổ sung 4 từ “quyền bình đẳng giới” vào sau cụm từ “tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân” nhằm thúc đẩy việc phát huy thế mạnh giới trong xây dựng và bảo vệ 4 chủ thể: con người, gia đình, xã hội, quốc gia. Việc bổ sung như vậy sẽ hạn chế được sự mất cân bằng giới tính khi sinh trong tương lai gần.
Đa số các ý kiến tán thành Điều 10 của Dự thảo về việc bỏ cụm từ “cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội” mà chỉ ghi “Công đoàn là tổ chức chính trị xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện đại diện cho người lao động, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động...”
Góp ý vào khoản 3 điều 22, đại diện Cục Bảo vệ, Chăm sóc trẻ em đề nghị bổ sung cụm từ “hoặc người giám hộ” thành câu “... việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm khác trên cơ thể người phải được người đó hoặc người giám hộ đồng ý.” Bởi lẽ, một số trường hợp người thử nghiệm có thể chất, tinh thần không bình thường hoặc người chưa đến tuổi vị thành niên cần phải có sự đồng ý (hoặc cho phép) của người thân, người giám hộ, quy định như vậy sẽ chặt chẽ hơn.
Các ý kiến góp ý cho rằng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp dùng từ “mọi người” thay cho từ “công dân” để biểu thị quyền con người, tuy nhiên chữ “mọi người” bao hàm cả người mất quyền công dân đang chấp hành hình phạt tù tại trại giam. Trong khi đó điều 23, 24, 26 khẳng định “mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật gia đình, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở...” Như vậy người mất quyền công dân cũng sẽ có quyền nêu trên là không hợp lý, đề nghị giữ nguyên cụm từ “công dân” như cũ.
Góp ý vào điều 27, nhiều đại biểu cho rằng hiện nay, trên phương tiện thông tin đại chúng phản ánh nhiều trường hợp chuyển đổi giới tính hoặc người không rõ giới tính (lưỡng tính) chưa được pháp luật thừa nhận. Do đó, điều 27 nên thay cụm từ “công dân nam nữ” bằng cụm từ “công dân không phân biệt giới, giới tính.”
Đại diện Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nam đề nghị bổ sung cụm từ “phân biệt đối xử” trước cụm từ “hành hạ, ngược đãi…” tại điều 40. Cụ thể sửa là “Nghiêm cấm phân biệt, đối xử, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em,” bổ sung thêm cụm từ này sẽ tác động đến nhận thức trước khi có những hành động cụ thể.
Điều 47, dự thảo ghi “công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.” Quy định tại khoản 3 điều 8 của Bộ Luật hình sự không có khái niệm “tội nặng nhất” mà chỉ quy định 4 mức tội theo khung hình phạt là tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng. Do đó, để đảm bảo đúng thuật ngữ pháp lý, các đại biểu thống nhất nên bỏ cụm từ “phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất” thay vào cụm từ “bị trừng trị theo quy định của pháp luật.”
Các đại biểu cũng thống nhất bổ sung vào khoản 1, điều 62 đối tượng “người nghèo”, thành câu “... ưu tiên thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, đồng bào miền núi, hải đảo, dân tộc thiểu số và các vùng đặc biệt khó khăn khác...” và bổ sung tại điểm 2 cụm từ “người cao tuổi” vì đây cũng là đối tượng cần được nhà nước, xã hội, gia đình và công dân có trách nhiệm bảo vệ và chăm sóc sức khỏe.
Góp ý vào điều 63, nhiều đại biểu đề nghị khoản 1 thêm cụm từ “trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt” thành câu “Nhà nước phát triển hệ thống an sinh xã hội đa dạng, toàn diện, có tính chia sẻ, công bằng, bền vững, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn” vì trẻ em cũng là đối tượng rất cần được quan tâm, bảo vệ, chăm sóc.
Nhiều ý kiến đề nghị quyền trẻ em cần được quy định rõ hơn trong Hiến pháp với các nguyên tắc dành ưu tiên cho trẻ em, tôn trọng trẻ em, thực hiện đầy đủ các quyền trẻ em..../.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền nhấn mạnh góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 là đợt sinh hoạt chính trị, pháp lý sâu rộng, tạo sự đồng thuận, nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với việc xây dựng Hiến pháp, tôn trọng thi hành Hiến pháp.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã triển khai nhiều hoạt động cụ thể lấy ý kiến đóng góp của cán bộ viên chức trong đơn vị. Đến nay, 32 đơn vị thuộc Bộ đã gửi báo cáo đóng góp về Bộ.
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền đề nghị các đại biểu tích cực thảo luận, đóng góp ý kiến vào tất cả các nội dung của Dự thảo, trong đó đi sâu trao đổi, góp ý vào các điều, khoản liên quan trực tiếp đến các lĩnh vực do ngành quản lý như vấn đề lao động, việc làm, dạy nghề, phát triển nguồn nhân lực, vấn đề an sinh xã hội, bình đẳng giới, bảo vệ chăm sóc trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi...
Nhiều ý kiến cho rằng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã đề cập, bổ sung đầy đủ và tương đối chặt chẽ về các quyền con người như quyền sống, quyền học tập, quyền có nơi ở... Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị Hiến pháp cần quy định thêm một nội dung hết sức quan trọng được cử tri quan tâm chú ý là quyền được đảm bảo đất ở, đất sản xuất. Dự thảo Hiến pháp nên thể hiện sâu sắc hơn quan điểm bảo vệ, tôn trọng quyền con người, bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Góp ý vào Lời nói đầu, đại diện Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hải Dương đề nghị bổ sung 4 từ “quyền bình đẳng giới” vào sau cụm từ “tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân” nhằm thúc đẩy việc phát huy thế mạnh giới trong xây dựng và bảo vệ 4 chủ thể: con người, gia đình, xã hội, quốc gia. Việc bổ sung như vậy sẽ hạn chế được sự mất cân bằng giới tính khi sinh trong tương lai gần.
Đa số các ý kiến tán thành Điều 10 của Dự thảo về việc bỏ cụm từ “cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội” mà chỉ ghi “Công đoàn là tổ chức chính trị xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện đại diện cho người lao động, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động...”
Góp ý vào khoản 3 điều 22, đại diện Cục Bảo vệ, Chăm sóc trẻ em đề nghị bổ sung cụm từ “hoặc người giám hộ” thành câu “... việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm khác trên cơ thể người phải được người đó hoặc người giám hộ đồng ý.” Bởi lẽ, một số trường hợp người thử nghiệm có thể chất, tinh thần không bình thường hoặc người chưa đến tuổi vị thành niên cần phải có sự đồng ý (hoặc cho phép) của người thân, người giám hộ, quy định như vậy sẽ chặt chẽ hơn.
Các ý kiến góp ý cho rằng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp dùng từ “mọi người” thay cho từ “công dân” để biểu thị quyền con người, tuy nhiên chữ “mọi người” bao hàm cả người mất quyền công dân đang chấp hành hình phạt tù tại trại giam. Trong khi đó điều 23, 24, 26 khẳng định “mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật gia đình, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở...” Như vậy người mất quyền công dân cũng sẽ có quyền nêu trên là không hợp lý, đề nghị giữ nguyên cụm từ “công dân” như cũ.
Góp ý vào điều 27, nhiều đại biểu cho rằng hiện nay, trên phương tiện thông tin đại chúng phản ánh nhiều trường hợp chuyển đổi giới tính hoặc người không rõ giới tính (lưỡng tính) chưa được pháp luật thừa nhận. Do đó, điều 27 nên thay cụm từ “công dân nam nữ” bằng cụm từ “công dân không phân biệt giới, giới tính.”
Đại diện Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nam đề nghị bổ sung cụm từ “phân biệt đối xử” trước cụm từ “hành hạ, ngược đãi…” tại điều 40. Cụ thể sửa là “Nghiêm cấm phân biệt, đối xử, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em,” bổ sung thêm cụm từ này sẽ tác động đến nhận thức trước khi có những hành động cụ thể.
Điều 47, dự thảo ghi “công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.” Quy định tại khoản 3 điều 8 của Bộ Luật hình sự không có khái niệm “tội nặng nhất” mà chỉ quy định 4 mức tội theo khung hình phạt là tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng. Do đó, để đảm bảo đúng thuật ngữ pháp lý, các đại biểu thống nhất nên bỏ cụm từ “phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất” thay vào cụm từ “bị trừng trị theo quy định của pháp luật.”
Các đại biểu cũng thống nhất bổ sung vào khoản 1, điều 62 đối tượng “người nghèo”, thành câu “... ưu tiên thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, đồng bào miền núi, hải đảo, dân tộc thiểu số và các vùng đặc biệt khó khăn khác...” và bổ sung tại điểm 2 cụm từ “người cao tuổi” vì đây cũng là đối tượng cần được nhà nước, xã hội, gia đình và công dân có trách nhiệm bảo vệ và chăm sóc sức khỏe.
Góp ý vào điều 63, nhiều đại biểu đề nghị khoản 1 thêm cụm từ “trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt” thành câu “Nhà nước phát triển hệ thống an sinh xã hội đa dạng, toàn diện, có tính chia sẻ, công bằng, bền vững, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn” vì trẻ em cũng là đối tượng rất cần được quan tâm, bảo vệ, chăm sóc.
Nhiều ý kiến đề nghị quyền trẻ em cần được quy định rõ hơn trong Hiến pháp với các nguyên tắc dành ưu tiên cho trẻ em, tôn trọng trẻ em, thực hiện đầy đủ các quyền trẻ em..../.
KT (TTXVN)