Ngày 13/3, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 với sự tham gia của các tổ chức thành viên Ủy ban, các nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo.
Đây là lần thứ hai Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Đà Nẵng tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Đa số các ý kiến đều thống nhất cao với dự thảo về phần Lời nói đầu. Tuy nhiên, trong phần này có 4 từ “kháng chiến kiến quốc” đề nghị nên sửa lại thành “Qua các thời kỳ lập nước và giữ nước…”.
Ông Nguyễn Đình An, nhà nghiên cứu có ý kiến: Điều 2: Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân với đội ngũ trí thức. Điều 9 nêu: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở của chính quyền nhân dân.
Hai điều này có nội dung cơ bản như nhau, có khác chăng ở sắc thái, Điều 2 nhấn mạnh về cơ cấu giai cấp, Điều 9 nhấn mạnh về đại đoàn kết dân tộc. Vì vậy, đề nghị nên bỏ mệnh đề “mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” và lấy lại từ Điều 1 Hiến pháp 1946 “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” có điều chỉnh một vài chữ cho phù hợp với ngôn ngữ hiện đại như “tất cả quyền bính trong nước” thay bằng “tất cả quyền lực Nhà nước”, “nòi giống” thay bằng “dân tộc”.
Hoặc Điều 9 của Hiến pháp 1992 có ghi: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân”. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã bỏ cụm từ “và các tổ chức thành viên” là đúng.
Điều 9, điểm 2 có câu “Tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân” đề nghị thay “sự nhất trí” bằng “sự đồng thuận”.
Hòa thượng Thích Chí Mãn, Trưởng Ban Tăng sự Thành Hội Phật giáo Đà Nẵng cho rằng việc đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là vinh dự và cũng là nghĩa vụ công dân đối với Tổ quốc.
Bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này có cấu trúc các chương, các điều, khoản được xếp đặt liền mạch theo hệ thống các vấn đề cần xác định có sự liên kết nội dung thể hiện tầm quan trọng theo thứ tự ưu tiên. Hòa thượng góp ý vào khoản 2 Điều 17: Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền bình đẳng giới giữa nữ và nam trên mọi lĩnh vực.
Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội; góp ý khoản 1, Điều 41: Mọi người đều có quyền bảo vệ sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh. Bởi vì quyền con người và quyền công dân là hai khái niệm khác nhau.
Đến nay, tất cả các quận, huyện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã hoàn thành việc lấy ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992 và hoàn thành báo cáo tổng hợp.
Hầu hết các sở, ngành đã tổ chức hội nghị, hội thảo lấy ý kiến góp ý của cán bộ, công chức, người lao động cũng như các buổi tọa đàm với các nhân sĩ, trí thức nhằm thu thập các ý kiến, kiến nghị sửa đổi, bổ sung về nội dung của các điều, khoản trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Các cơ quan truyền thông đã tích cực tham gia công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung dự thảo Hiến pháp và tổ chức chuyên mục tiếp nhận ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992.
Sau khi kết thúc giai đoạn 1, các địa phương, các ngành tiếp tục tổ chức lấy ý kiến góp ý của nhân dân đến ngày 30/9/2013 theo tinh thần công văn 250/UBDTSĐHP ngày 6/3/2013 của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Các cơ quan, tổ chức, địa phương có trách nhiệm tiếp nhận, tập hợp và tổng hợp đầy đủ các ý kiến đóng góp của nhân dân gửi về Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp./.
Đây là lần thứ hai Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Đà Nẵng tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Đa số các ý kiến đều thống nhất cao với dự thảo về phần Lời nói đầu. Tuy nhiên, trong phần này có 4 từ “kháng chiến kiến quốc” đề nghị nên sửa lại thành “Qua các thời kỳ lập nước và giữ nước…”.
Ông Nguyễn Đình An, nhà nghiên cứu có ý kiến: Điều 2: Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân với đội ngũ trí thức. Điều 9 nêu: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở của chính quyền nhân dân.
Hai điều này có nội dung cơ bản như nhau, có khác chăng ở sắc thái, Điều 2 nhấn mạnh về cơ cấu giai cấp, Điều 9 nhấn mạnh về đại đoàn kết dân tộc. Vì vậy, đề nghị nên bỏ mệnh đề “mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” và lấy lại từ Điều 1 Hiến pháp 1946 “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” có điều chỉnh một vài chữ cho phù hợp với ngôn ngữ hiện đại như “tất cả quyền bính trong nước” thay bằng “tất cả quyền lực Nhà nước”, “nòi giống” thay bằng “dân tộc”.
Hoặc Điều 9 của Hiến pháp 1992 có ghi: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân”. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã bỏ cụm từ “và các tổ chức thành viên” là đúng.
Điều 9, điểm 2 có câu “Tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân” đề nghị thay “sự nhất trí” bằng “sự đồng thuận”.
Hòa thượng Thích Chí Mãn, Trưởng Ban Tăng sự Thành Hội Phật giáo Đà Nẵng cho rằng việc đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là vinh dự và cũng là nghĩa vụ công dân đối với Tổ quốc.
Bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này có cấu trúc các chương, các điều, khoản được xếp đặt liền mạch theo hệ thống các vấn đề cần xác định có sự liên kết nội dung thể hiện tầm quan trọng theo thứ tự ưu tiên. Hòa thượng góp ý vào khoản 2 Điều 17: Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền bình đẳng giới giữa nữ và nam trên mọi lĩnh vực.
Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội; góp ý khoản 1, Điều 41: Mọi người đều có quyền bảo vệ sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh. Bởi vì quyền con người và quyền công dân là hai khái niệm khác nhau.
Đến nay, tất cả các quận, huyện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã hoàn thành việc lấy ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992 và hoàn thành báo cáo tổng hợp.
Hầu hết các sở, ngành đã tổ chức hội nghị, hội thảo lấy ý kiến góp ý của cán bộ, công chức, người lao động cũng như các buổi tọa đàm với các nhân sĩ, trí thức nhằm thu thập các ý kiến, kiến nghị sửa đổi, bổ sung về nội dung của các điều, khoản trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Các cơ quan truyền thông đã tích cực tham gia công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung dự thảo Hiến pháp và tổ chức chuyên mục tiếp nhận ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992.
Sau khi kết thúc giai đoạn 1, các địa phương, các ngành tiếp tục tổ chức lấy ý kiến góp ý của nhân dân đến ngày 30/9/2013 theo tinh thần công văn 250/UBDTSĐHP ngày 6/3/2013 của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Các cơ quan, tổ chức, địa phương có trách nhiệm tiếp nhận, tập hợp và tổng hợp đầy đủ các ý kiến đóng góp của nhân dân gửi về Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp./.
Văn Sơn (TTXVN)