Google giới thiệu hình ảnh văn hóa thổ dân Brazil

Ngày 16/6, "gã khổng lồ tìm kiếm" Google đã cho ra mắt trang web về thổ dân Surui, một bộ tộc sinh sống tại lưu vực sông Amazon-Brazil.
Sau 5 năm hợp tác giữa Công cụ tra cứu lớn nhất thế giới-Google và bộ tộc người Surui, ngày 16/6, Google đã cho ra mắt trang web về thổ dân Surui, một bộ tộc sinh sống tại lưu vực sông Amazon-Brazil.

Đây lần đầu tiên Google hợp tác với một bộ tộc thổ dân trên thế giới trong việc tra cứu và giới thiệu hình ảnh đến toàn thế giới.

Trang web trên có thể tra cứu tại địa chỉ www.paiter.org , bao gồm hình ảnh thổ dân Surui, câu chuyện lịch sử và những thước phim xoay quanh đời sống của thổ dân này. Trang web cũng bao gồm phiên bản 3-D về hoạt động hàng ngày của thổ dân Surui tại bang Rondonia, Tây Bắc Brazil. Đây là một công cụ tra cứu được Google số hóa giúp tộc người sinh sống ở khu vực Amazon chia sẻ kiến thức của họ về rừng, góp phần bảo vệ cuộc chiến khai thác gỗ trái phép đang tàn phá khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới này.

Trang web cũng bao gồm phiên bản 3-D về cuộc sống của thổ dân Surui sinh sống tại bang Rondonia, Tây bắc Brazil.

Phát biểu trước báo giới, Tộc trưởng Almir ca ngợi dự án này cho thấy giá trị văn hóa thổ dân của Brazil đến với thế giới thông qua Google. Ông cũng chính là người đề xuất ý tưởng đưa bản đồ văn hóa thổ dân Surui lên Google trong chuyến thăm Mỹ 5 năm trước.

Bên cạnh đó, Giám đốc dự án "Google Earth" miêu tả đây là dự án đầu tiên của Google hợp tác với một nhóm người thổ dân. Ông tin rằng việc hợp tác giữa tộc người này với Google sẽ mang đến cho thế giới một câu chuyện kỳ thú về rừng và những câu chuyện lý thú khác về đời sống của họ trong rừng và bày tỏ hy vọng sự hợp tác này sẽ đặt dấu mốc đầu tiên trong việc phát triển những trang web về bộ tộc khác trên thế giới.

Google đã giới thiệu trang web trên tại Diễn đàn doanh nghiệp được tổ chức bên lề Hội nghị thượng đỉnh Rio+20 của Liên hợp quốc về phát triển bền vững diễn ra tại thủ đô Rio de Janeiro (Brazil). Nạn phá rừng hiện là chủ đề quan trọng của hội nghị Rio+20 nhằm kêu gọi thế giới bảo vệ các khu sinh thái tự nhiên như rừng Amazon, nơi chiếm đến 40% diện tích rừng nhiệt đới trên thế giới./.

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục