Làng gốm Phù Lãng thuộc huyện Quế Võ, Bắc Ninh được hình thành và phát triển cách ngày đây khoảng 900 năm với những sản phẩm thủ công truyền thống, đồ gia dụng, nhưng ngày nay, cùng với sự xuất hiện đa dạng các mặt hàng gia dụng bằng nhựa, đầu ra sản phẩm gặp khó khăn, gốm Phù Lãng đang đứng trước nguy cơ mai một.
Đi dọc các khu chợ xung quanh xã Phù Lãng mới thấy những trăn trở của bà con làng nghề là có cơ sở. Chị Nguyễn Thị Lượng (Châu Cầu, Châu Phong, Quế Võ), cạnh xã Phù Lãng cho biết, ở phiên chợ ngày trước những sản phẩm gốm Phù Lãng luôn được ưa thích, bởi nhà nào ít cũng có vài cái vại sành muối dưa, đựng tương, đựng gạo. Nhưng những năm gần đây, để thay thế những sản phẩm gốm to, cồng kềnh, người dân đã chuyển sang sử dụng các loại xô, lọ nhựa giá thành rẻ hơn, nên nơi đây không còn chợ gốm nữa.
Khác với những năm trước khi nghề gốm còn thịnh hành, ngày nay bước vào xã Phù Lãng không còn cảnh san sát, la liệt những chum, vại, tiểu sành phơi bày từ ngoài ngõ vào trong sân nhà, cảnh tấp nập từng đoàn xe tải, thuyền chài chở sản phẩm gốm đi tiêu thụ...
Anh Phạm Hồng Hải (thôn Phù Lãng, Phù Lãng, Quế Võ, Bắc Ninh) chủ một xưởng gốm cho biết, những năm trước xưởng của anh luôn có 10 công nhân làm thuê, nhưng năm nay chỉ có hai vợ chồng làm, lúc nhiều việc cũng chỉ dám thuê từ 2 đến 3 người. Anh Hải tâm sự: ở làng này, hiện chỉ những người già và những người đam mê gốm mới duy trì nghề. Hầu như những thanh niên ở độ tuổi từ 30 trở xuống, ai được học hành thì thoát ly ra ngoài, còn đa phần đi làm thuê trong các nhà máy, xí nghiệp, hoặc đi làm thuê ở làng gốm Bát Tràng với tiền công cao gấp đôi.
Ông Nguyễn Tiến Nên, Phó Chủ tịch xã Phù Lãng, cho biết hiện nay trong làng chỉ còn 300 hộ dân làm gốm, chiếm khoảng 1/3 tổng số hộ trong làng nghề. Trong số này chỉ có một số xưởng phát triển được, còn một số gia đình chỉ sản xuất ở mức cầm chừng.
Một trong những nguyên nhân khiến sản phẩm gốm Phù Lãng không còn được người tiêu dùng ưa chuộng là do chưa có chương trình giới thiệu sản phẩm làng nghề đến đông đảo người tiêu dùng.
Chị Trần Thị Thắm (thôn Thủ Công, Phù Lãng), một thợ làm gốm cho biết những người lái buôn vào làng mua với giá rẻ, nhưng khi bán ra ngoài thị trường, sản phẩm đến tay người tiêu dùng, giá đội lên gấp bội. Cũng một chiếc lọ, khi mua tại làng có giá hàng chục, nhưng khi đến tay người tiêu dùng lên tới hàng trăm. Đây là một trong những nguyên nhân khiến gốm Phù Lãng mất khách.
Để bắt kịp thị trường và nhu cầu đa dạng các loại hình sản phẩm, làng gốm Phù Lãng đã chuyển dịch từ thuần túy sản xuất hàng thủ công sang làm một số mặt hàng gốm mỹ nghệ, trang trí, tranh gốm và các sản phẩm có hoa văn tinh tế. Tuy nhiên, đa phần các mặt hàng này chỉ tiêu thụ được trong mấy tháng gần Tết.
Trước những khó khăn trên, ông Nguyễn Tiến Nên cho biết, chính quyền xã và nhân dân làng nghề đang nỗ lực tìm những giải pháp cải thiện mẫu mã, kỹ thuật sản phẩm, gìn giữ nghề của cha ông.
Bên cạnh đó, với sự quan tâm, giúp đỡ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, Quỹ châu Á và Viện nghiên cứu và phát triển làng nghề Việt Nam đã xây dựng mô hình du lịch cộng đồng để giới thiệu sản phẩm làng nghề khắp trong và ngoài nước. Theo đó, Bắc Ninh sẽ hình thành mô hình du lịch làng nghề gồm nghề tương (Đình Tổ, Thuận Thành) - làng quan họ Niềm Xá - gốm Phù Lãng. Hy vọng việc phát triển loại hình du lịch này có thể đưa gốm Phù Lãng phục hồi và ngày càng phát triển, góp phần đưa sản phẩm làng nghề đến với người yêu gốm./.
Đi dọc các khu chợ xung quanh xã Phù Lãng mới thấy những trăn trở của bà con làng nghề là có cơ sở. Chị Nguyễn Thị Lượng (Châu Cầu, Châu Phong, Quế Võ), cạnh xã Phù Lãng cho biết, ở phiên chợ ngày trước những sản phẩm gốm Phù Lãng luôn được ưa thích, bởi nhà nào ít cũng có vài cái vại sành muối dưa, đựng tương, đựng gạo. Nhưng những năm gần đây, để thay thế những sản phẩm gốm to, cồng kềnh, người dân đã chuyển sang sử dụng các loại xô, lọ nhựa giá thành rẻ hơn, nên nơi đây không còn chợ gốm nữa.
Khác với những năm trước khi nghề gốm còn thịnh hành, ngày nay bước vào xã Phù Lãng không còn cảnh san sát, la liệt những chum, vại, tiểu sành phơi bày từ ngoài ngõ vào trong sân nhà, cảnh tấp nập từng đoàn xe tải, thuyền chài chở sản phẩm gốm đi tiêu thụ...
Anh Phạm Hồng Hải (thôn Phù Lãng, Phù Lãng, Quế Võ, Bắc Ninh) chủ một xưởng gốm cho biết, những năm trước xưởng của anh luôn có 10 công nhân làm thuê, nhưng năm nay chỉ có hai vợ chồng làm, lúc nhiều việc cũng chỉ dám thuê từ 2 đến 3 người. Anh Hải tâm sự: ở làng này, hiện chỉ những người già và những người đam mê gốm mới duy trì nghề. Hầu như những thanh niên ở độ tuổi từ 30 trở xuống, ai được học hành thì thoát ly ra ngoài, còn đa phần đi làm thuê trong các nhà máy, xí nghiệp, hoặc đi làm thuê ở làng gốm Bát Tràng với tiền công cao gấp đôi.
Ông Nguyễn Tiến Nên, Phó Chủ tịch xã Phù Lãng, cho biết hiện nay trong làng chỉ còn 300 hộ dân làm gốm, chiếm khoảng 1/3 tổng số hộ trong làng nghề. Trong số này chỉ có một số xưởng phát triển được, còn một số gia đình chỉ sản xuất ở mức cầm chừng.
Một trong những nguyên nhân khiến sản phẩm gốm Phù Lãng không còn được người tiêu dùng ưa chuộng là do chưa có chương trình giới thiệu sản phẩm làng nghề đến đông đảo người tiêu dùng.
Chị Trần Thị Thắm (thôn Thủ Công, Phù Lãng), một thợ làm gốm cho biết những người lái buôn vào làng mua với giá rẻ, nhưng khi bán ra ngoài thị trường, sản phẩm đến tay người tiêu dùng, giá đội lên gấp bội. Cũng một chiếc lọ, khi mua tại làng có giá hàng chục, nhưng khi đến tay người tiêu dùng lên tới hàng trăm. Đây là một trong những nguyên nhân khiến gốm Phù Lãng mất khách.
Để bắt kịp thị trường và nhu cầu đa dạng các loại hình sản phẩm, làng gốm Phù Lãng đã chuyển dịch từ thuần túy sản xuất hàng thủ công sang làm một số mặt hàng gốm mỹ nghệ, trang trí, tranh gốm và các sản phẩm có hoa văn tinh tế. Tuy nhiên, đa phần các mặt hàng này chỉ tiêu thụ được trong mấy tháng gần Tết.
Trước những khó khăn trên, ông Nguyễn Tiến Nên cho biết, chính quyền xã và nhân dân làng nghề đang nỗ lực tìm những giải pháp cải thiện mẫu mã, kỹ thuật sản phẩm, gìn giữ nghề của cha ông.
Bên cạnh đó, với sự quan tâm, giúp đỡ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, Quỹ châu Á và Viện nghiên cứu và phát triển làng nghề Việt Nam đã xây dựng mô hình du lịch cộng đồng để giới thiệu sản phẩm làng nghề khắp trong và ngoài nước. Theo đó, Bắc Ninh sẽ hình thành mô hình du lịch làng nghề gồm nghề tương (Đình Tổ, Thuận Thành) - làng quan họ Niềm Xá - gốm Phù Lãng. Hy vọng việc phát triển loại hình du lịch này có thể đưa gốm Phù Lãng phục hồi và ngày càng phát triển, góp phần đưa sản phẩm làng nghề đến với người yêu gốm./.
Thanh Thương (TTXVN)