Sáng nay (25/6), thí sinh đã hoàn tất bài thi môn Ngữ Văn, kỳ thi trung học phổ thông quốc gia. VietnamPlus giới thiệu hướng dẫn giải đề Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục Thành Phát.
[Đề thi chính thức môn Ngữ văn Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia]
Phần 1: Đọc hiểu
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ: tự do
Câu 2. Trong đoạn trích, những yếu tố thuộc về tiềm lực tự nhiên của đất nước là: đất đai, khoáng sản, châu báu, rừng đại ngàn, phù sa, sông bể.
Câu 3. Hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi tu từ trong đoạn trích:
- Xoáy sâu vào vấn đề: Tiềm lực tự nhiên của đất nước và việc đánh thức tiềm lực ấy.
- Sự trăn trở của người viết về việc đánh thức tiềm lực quốc gia và khai thác có hiệu quả những nguồn lực đó.
- Nhắc nhở mỗi cá nhân: tự vấn, tự hỏi về sự đối lập giữa cuộc sống hiện tại còn nghèo khó và sự giàu có của tài nguyên đất nước .
Câu 4. Quan điểm của tác giả trong hai dòng thơ: phù hợp với thực tiễn hiện nay.
Trước hết, hai câu thơ là sự tự hào về tài nguyên thiên nhiên phong phú của đất nước. Nhưng trên tất cả là sự trăn trở của tác giả về việc chúng ta mới chỉ khai thác và tận dụng được một phần nhỏ trong sự giàu có của tài nguyên đất nước, mà sự khai thác ấy thực tế chưa đúng cách, chưa đi cùng sự bảo vệ, giữ gìn khiến tài nguyên thiên nhiên đất nước hoang phí, dần cạn kiệt. Trong khi đó tiềm lực thực sự của đất nước còn phong phú, còn cần sự “đánh thức” một cách khoa học, bền vững.
Phần 2 : Làm văn
1. Giải thích
- Tiềm lực đất nước là sức mạnh nội tại, tiềm tàng của đất nước. Về cả nhân lực, vật lực (tài nguyên thiên nhiên, sức mạnh con người); ngoài ra còn có thể là sức mạnh phi vật thể ( giá trị văn hóa, truyền thống của đất nước trong suốt chiều dài lịch sử).
- Đánh thức tiềm lực đất nước là khơi dậy, vận dụng có hiệu quả sáng tạo những tiềm lực ấy.
2. Vì sao phải đánh thức tiềm lực đất nước?
- Đánh thức tiềm lực đất nước để đem lại hiệu quả kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển đất nước.
- Cần phải đánh thức tiềm lực vì Việt Nam là đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên “rừng vàng biển bạc” nhưng tài nguyên thiên nhiên chưa hiệu quả, dẫn đến tình trạng lãng phí tài nguyên đất nước.
- Đánh thức tiềm lực đất nước không phải là khai thác “vô tội vạ” các tài nguyên đất nước khoáng sản… mà phải khai thác hợp lí, có hiệu quả, khai thác đi kèm phát triển bền vững, giữ gìn và bảo vệ cho con cháu mai sau.
3. Sứ mệnh, trách nhiệm đánh thức tiềm lực đất nước của cá nhân trong thực tiễn ngày nay.
- Đó là trách nhiệm của tất cả cá nhân trong cộng đồng, không phải là trách nhiệm của riêng ai.
- Ý thức đúng đắn về tiềm lực của đất nước: không phải là vô tận để mà lãng phí.
- Giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống văn hóa đất nước nói chung và tài nguyên đất nước nói riêng, từ đó tạo nên “sức mạnh chân chính của một quốc gia”, đặc biệt là trong xu thế hội nhập với thế giới.
4. Phản đề
- Đất nước có nhiều tiềm lực nhưng nếu không biết khai thác, khơi dậy những tiềm lực ấy thì đất nước vẫn mãi lạc hậu, tiềm lực vẫn “ngủ yên”.
- Bản thân mỗi công dân phải có sứ mệnh đánh thức tiềm lực của đất nước và của chính mình nhưng vẫn còn không ít người sống không có lí tưởng, sống ích kỉ, làm chậm sự phát triển của đất nước.
5. Bài học hành động và liên hệ bản thân
Là thế hệ tương lai của đất nước, em đã và đang làm gì để đánh thức tiềm lực của đất nước.
(Hết)