Giá dầu thế giới đã tăng mạnh trong phiên cuối tuần ngày 29/6 (cũng là phiên cuối cùng của tháng 6), sau khi Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) diễn ra trong hai ngày 28-29/6 tại Brussels (Bỉ) thông qua gói hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng trị giá 150 tỷ USD. Thêm vào đó là thông tin về cuộc bãi công của các công nhân ngành năng lượng tại Na Uy.
Chỉ riêng trong phiên cuối tuần 29/6, giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng 8/2012 có lúc đã tăng tới trên 7 USD (cụ thể là tăng 7,27 USD) lên 84,96 USD/thùng; trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng vọt 6,44 USD lên 97,80 USD/thùng sau hai tuần liên tiếp đi xuống trước đó.
Giá dầu bắt đầu tăng tốc sau khi có thông tin hội nghị thượng đỉnh EU thông qua thỏa thuận hỗ trợ kích thích kinh tế trị giá 120 tỷ euro (150 tỷ USD) sau một loạt các cuộc thảo luận căng thẳng và kéo dài hơn 13 giờ đồng hồ.
Vào phút chót, các nhà lãnh đạo châu Âu đã đồng ý sử dụng các quỹ cứu trợ khẩn cấp của khu vực để trực tiếp rót thanh khoản vào các ngân hàng yếu kém và làm dịu bớt gánh nặng nợ nần của các chính phủ. Cụ thể là các lãnh đạo EU đã gạt bỏ những bất đồng để nhất trí bơm 120 tỷ euro (150 tỷ USD) nhằm kích thích nền kinh tế ốm yếu của khu vực. Động thái này mở ra khả năng sẽ có một gói cứu trợ khẩn cấp dành cho Rome và Madrid.
Chủ tịch EU Herman Van Rompuy ca ngợi thỏa thuận bất ngờ đạ được trên như là "một bước đột phá thực sự" giúp trấn an các thị trường tài chính và tái định hình Khu vực đồng tiền chung euro (Eurozone) để ngăn chặn sự tái diễn của cuộc khủng hoảng nợ.
Sau quyết định trên của EU, đồng euro tăng vọt so với đồng bạc xanh, một nhân tố khác hỗ trợ cho sự gia tăng của giá dầu - vốn được định giá và giao dịch chủ yếu bằng đồng USD.
Iran cũng là một vấn đề nổi cộm khi lệnh cấm vận nhập khẩu dẩu mỏ nước này của EU bắt đầu chính thức có hiệu lực đầy đủ vào ngày 1/7, cùng khả năng Mỹ sẽ tiếp tục mở rộng lệnh cấm vận đối với Iran.
Cuộc bãi công của các công nhân ngành năng lượng tại Na Uy - nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ 8 thế giới, cũng hậu thuẫn cho giá dầu khi giới đầu tư lo ngại về nguồn cung sẽ phần nào bị ảnh hưởng bởi cuộc bãi công này.
Tuy nhiên, bất chấp những thông tin hỗ trợ cho giá dầu nói trên, một số nhà phân tích vẫn cho rằng tình hình tại Khu vực Eurozone vẫn còn khá u ám. Khi vẫn còn nhiều bất đồng giữa các thành viên về cách thức giải quyết cuộc khủng hoảng nợ của khu vực, EU sẽ còn rất nhiều việc phải làm.
Chiến lược gia về thị trường Justin Harper thuộc IG Markets Singapore nhận định, trong ngắn hạn giá dầu có thể sẽ tăng lên song không chắc đà tăng sẽ kéo dài do vẫn còn nhiều quan điểm khác biệt về việc giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công.
Trước đó, trong phiên 28/6 trên các thị trường Âu, Mỹ, giá dầu đã trượt dốc ngay trước cuộc họp thượng đỉnh EU do giới đầu tư không hy vọng các lãnh đạo châu Âu sẽ dễ dàng thỏa hiệp với các giải pháp nới lỏng nhằm kích thích kinh tế khu vực tăng trưởng. Ngược lại, các biện pháp siết chặt có thể sẽ được ủng hộ để kiềm chế cuộc khủng hoảng nợ công của khu vực.
Đóng cửa phiên 28/9 tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 8/2012 giảm mạnh 2,52 USD xuống 77,69 USD/thùng trong khi tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng rơi 2,14 USD xuống 91,36 USD/thùng.
Trong các phiên trước đó nữa, giá dầu liên tục trồi sụt và lên xuống thất thường, chủ yếu bị chi phối bởi nỗi lo ngại mang tên Eurozone, khi cả giới phân tích lẫn đầu tư đều hoài nghi rằng Hội nghị thượng đỉnh EU sẽ chẳng đạt được thỏa thuận cụ thể nào, vì châu Âu đang thiếu định hướng và giải pháp cho cuộc khủng hoảng nợ công tiếp tục leo thang trong khu vực.
Trong khi đó, các nhà lãnh đạo tham gia Hội nghị đều phải chịu sức ép nặng nề về việc ngăn chặn sự đổ vỡ kinh tế dây chuyền trong khu vực, với sự chú ý dồn về Hy Lạp và Tây Ban Nha. Bức tranh kinh tế Khu vực Eurozone quá u ám với việc hãng Moody's ngày 25/6 hạ xếp hạng tín nhiệm của 28 ngân hàng Tây Ban Nha, đồng thời cảnh báo các ngân hàng này đang phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ gia tăng từ các khoản vay bất động sản.
Động thái này xảy ra chỉ vài giờ sau khi Madrid chính thức đề nghị khoản cứu trợ trị giá 100 tỷ euro (125 tỷ USD), nhằm giải nguy cho lĩnh vực ngân hàng. Cũng trong ngày 25/6, Cộng hòa Síp "nối gót" Ireland, Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha công bố xin cứu trợ từ các đối tác khác trong Eurozone.
Tính chung cả tuần qua, giá dầu thô ngọt nhẹ khép lại ở mức 82,20 USD/thùng, tăng so với mức 79,39 USD/thùng của cuối tuần trước nữa. Trong khi đó giá dầu Brent Biển Bắc cũng chốt tuần ở mức tăng 95,43 USD/thùng, so với mức 90,62 USD/thùng của cuối tuần trước nữa.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, giá dầu trong quý II năm 2012 có thể ghi nhận mức sụt giảm hàng quý mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính 2008, do những diễn biến phức tạp của "cơn bão nợ" tại châu Âu và đà tăng trưởng chậm lại của kinh tế Mỹ, đè nặng lên triển vọng tiêu thụ dầu mỏ.
Thêm vào đó, nguồn cung dư dả từ các nước thuộc Tổ chức Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) tiếp tục ngăn cản đà đi lên của giá "vàng đen"./.
Chỉ riêng trong phiên cuối tuần 29/6, giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng 8/2012 có lúc đã tăng tới trên 7 USD (cụ thể là tăng 7,27 USD) lên 84,96 USD/thùng; trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng vọt 6,44 USD lên 97,80 USD/thùng sau hai tuần liên tiếp đi xuống trước đó.
Giá dầu bắt đầu tăng tốc sau khi có thông tin hội nghị thượng đỉnh EU thông qua thỏa thuận hỗ trợ kích thích kinh tế trị giá 120 tỷ euro (150 tỷ USD) sau một loạt các cuộc thảo luận căng thẳng và kéo dài hơn 13 giờ đồng hồ.
Vào phút chót, các nhà lãnh đạo châu Âu đã đồng ý sử dụng các quỹ cứu trợ khẩn cấp của khu vực để trực tiếp rót thanh khoản vào các ngân hàng yếu kém và làm dịu bớt gánh nặng nợ nần của các chính phủ. Cụ thể là các lãnh đạo EU đã gạt bỏ những bất đồng để nhất trí bơm 120 tỷ euro (150 tỷ USD) nhằm kích thích nền kinh tế ốm yếu của khu vực. Động thái này mở ra khả năng sẽ có một gói cứu trợ khẩn cấp dành cho Rome và Madrid.
Chủ tịch EU Herman Van Rompuy ca ngợi thỏa thuận bất ngờ đạ được trên như là "một bước đột phá thực sự" giúp trấn an các thị trường tài chính và tái định hình Khu vực đồng tiền chung euro (Eurozone) để ngăn chặn sự tái diễn của cuộc khủng hoảng nợ.
Sau quyết định trên của EU, đồng euro tăng vọt so với đồng bạc xanh, một nhân tố khác hỗ trợ cho sự gia tăng của giá dầu - vốn được định giá và giao dịch chủ yếu bằng đồng USD.
Iran cũng là một vấn đề nổi cộm khi lệnh cấm vận nhập khẩu dẩu mỏ nước này của EU bắt đầu chính thức có hiệu lực đầy đủ vào ngày 1/7, cùng khả năng Mỹ sẽ tiếp tục mở rộng lệnh cấm vận đối với Iran.
Cuộc bãi công của các công nhân ngành năng lượng tại Na Uy - nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ 8 thế giới, cũng hậu thuẫn cho giá dầu khi giới đầu tư lo ngại về nguồn cung sẽ phần nào bị ảnh hưởng bởi cuộc bãi công này.
Tuy nhiên, bất chấp những thông tin hỗ trợ cho giá dầu nói trên, một số nhà phân tích vẫn cho rằng tình hình tại Khu vực Eurozone vẫn còn khá u ám. Khi vẫn còn nhiều bất đồng giữa các thành viên về cách thức giải quyết cuộc khủng hoảng nợ của khu vực, EU sẽ còn rất nhiều việc phải làm.
Chiến lược gia về thị trường Justin Harper thuộc IG Markets Singapore nhận định, trong ngắn hạn giá dầu có thể sẽ tăng lên song không chắc đà tăng sẽ kéo dài do vẫn còn nhiều quan điểm khác biệt về việc giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công.
Trước đó, trong phiên 28/6 trên các thị trường Âu, Mỹ, giá dầu đã trượt dốc ngay trước cuộc họp thượng đỉnh EU do giới đầu tư không hy vọng các lãnh đạo châu Âu sẽ dễ dàng thỏa hiệp với các giải pháp nới lỏng nhằm kích thích kinh tế khu vực tăng trưởng. Ngược lại, các biện pháp siết chặt có thể sẽ được ủng hộ để kiềm chế cuộc khủng hoảng nợ công của khu vực.
Đóng cửa phiên 28/9 tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 8/2012 giảm mạnh 2,52 USD xuống 77,69 USD/thùng trong khi tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng rơi 2,14 USD xuống 91,36 USD/thùng.
Trong các phiên trước đó nữa, giá dầu liên tục trồi sụt và lên xuống thất thường, chủ yếu bị chi phối bởi nỗi lo ngại mang tên Eurozone, khi cả giới phân tích lẫn đầu tư đều hoài nghi rằng Hội nghị thượng đỉnh EU sẽ chẳng đạt được thỏa thuận cụ thể nào, vì châu Âu đang thiếu định hướng và giải pháp cho cuộc khủng hoảng nợ công tiếp tục leo thang trong khu vực.
Trong khi đó, các nhà lãnh đạo tham gia Hội nghị đều phải chịu sức ép nặng nề về việc ngăn chặn sự đổ vỡ kinh tế dây chuyền trong khu vực, với sự chú ý dồn về Hy Lạp và Tây Ban Nha. Bức tranh kinh tế Khu vực Eurozone quá u ám với việc hãng Moody's ngày 25/6 hạ xếp hạng tín nhiệm của 28 ngân hàng Tây Ban Nha, đồng thời cảnh báo các ngân hàng này đang phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ gia tăng từ các khoản vay bất động sản.
Động thái này xảy ra chỉ vài giờ sau khi Madrid chính thức đề nghị khoản cứu trợ trị giá 100 tỷ euro (125 tỷ USD), nhằm giải nguy cho lĩnh vực ngân hàng. Cũng trong ngày 25/6, Cộng hòa Síp "nối gót" Ireland, Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha công bố xin cứu trợ từ các đối tác khác trong Eurozone.
Tính chung cả tuần qua, giá dầu thô ngọt nhẹ khép lại ở mức 82,20 USD/thùng, tăng so với mức 79,39 USD/thùng của cuối tuần trước nữa. Trong khi đó giá dầu Brent Biển Bắc cũng chốt tuần ở mức tăng 95,43 USD/thùng, so với mức 90,62 USD/thùng của cuối tuần trước nữa.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, giá dầu trong quý II năm 2012 có thể ghi nhận mức sụt giảm hàng quý mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính 2008, do những diễn biến phức tạp của "cơn bão nợ" tại châu Âu và đà tăng trưởng chậm lại của kinh tế Mỹ, đè nặng lên triển vọng tiêu thụ dầu mỏ.
Thêm vào đó, nguồn cung dư dả từ các nước thuộc Tổ chức Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) tiếp tục ngăn cản đà đi lên của giá "vàng đen"./.
Thùy Chi (TTXVN)