Công nghiệp cơ điện tử được đánh giá là một trong mười công nghệ có khả năng làm thay đổi thế giới, chính vì vậy mà ngành này được nhiều nước quan tâm đầu tư để tiến tới một nền công nghiệp phát triển.
Tuy nhiên, công nghiệp cơ điện tử của Việt Nam lại vẫn đang trong thời kỳ sơ khai, tụt hậu so với các nước trong khu vực và thế giới. Điều đó đòi hỏi những định hướng quan trọng trong đầu tư, nghiên cứu và ứng dụng ngành công nghiệp này.
Xuất phát điểm thấp
Có thể nói, cơ điện tử là lĩnh vực công nghệ cao trên cơ sở tích hợp hữu cơ của ba ngành đó là cơ học, điện tử và điều khiển nhằm tạo ra những sản phẩm mới có tính năng vượt trội hay nói cách khác đó là ngành cung cấp các sản phẩm, kỹ năng và dịch vụ cơ điện tử chất lượng cao cho người tiêu dùng.
Tiến sỹ Phạm Thị Huyền, Nghiên cứu viên Diễn đàn Phát triển Việt Nam, cho biết phát triển công nghiệp cơ điện tử là cơ hội vàng để các nước đang phát triển như Việt Nam có thể đi tắt, đón đầu, đi thẳng vào kinh tế tri thức, tạo ra các sản phẩm đủ sức cạnh tranh quốc tế.
Theo quy hoạch phát triển công nghiệp cơ điện tử của Việt Nam, sẽ có khoảng 125 triệu USD dành để đầu tư trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 và 134 triệu USD trong giai đoạn 2016-2025.
Mục tiêu đến năm 2015, ngành cơ điện tử sẽ đạt khoảng 3.100 tỷ đồng giá trị sản xuất thực tế và 18-20 triệu USD giá trị xuất khẩu. Đến năm 2025, các con số tương ứng là 8.200 tỷ đồng và 60-65 triệu USD.
Cũng theo quy hoạch này, Việt Nam phấn đấu làm chủ công nghệ chế tạo hoặc tích hợp với 6 nhóm sản phẩm chủ lực gồm nhóm máy công cụ; thiết bị cơ điện tử phục vụ xây dựng và giao thông vận tải; thiết bị cơ điện tử phục vụ chế biến nông sản; hàng tiêu dùng cơ điện tử; thiết bị cơ điện tử phục vụ trong y tế và nhóm cơ điện tử phục vụ an ninh quốc phòng.
Mục tiêu đề ra là vậy nhưng hiện trạng của ngành công nghiệp cơ điện tử của Việt Nam lại đang có xuất phát điểm thấp. Theo đánh giá của các chuyên gia, hàng hóa cơ khí xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chủ yếu là phần cứng thô sơ, phi tiêu chuẩn, có mức độ thông minh thấp, chưa phát triển thành một sản phẩm cơ điện tử cụ thể mang thương hiệu Việt Nam, nên giá cả thường tính trên khối lượng sản phẩm.
Bên cạnh đó, nền công nghiệp Việt Nam còn lạc hậu, đòi hỏi đầu tư nhiều như vậy sẽ làm tăng giá thành sản phẩm, do đó khó có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam đã sử dụng các dây chuyền thiết bị hiện đại của các nước công nghiệp phát triển. Các sản phẩm truyền thống cũng đã được sản xuất tự động hóa thành dây chuyền sản xuất như các nhà máy sản xuất thép, ximăng, sản xuất đường, sản xuất nước giải khát, bia…
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là làm sao đảm bảo cho hệ thống sản xuất một cách ổn định và lâu dài; đồng thời mở rộng khả năng sản xuất và công tác phục hồi, bảo trì, sửa chữa hệ thống vừa nhanh vừa đạt hiệu quả kinh tế…
Hiện các kỹ sư của Việt Nam mới chỉ giải quyết được từng phần công việc riêng rẽ, chưa có được sự kết nối chặt chẽ và khoa học giữa các mảng công việc. Bên cạnh đó, đội ngũ kỹ sư của Việt Nam hiện vẫn chưa giải quyết được các vấn đề thuộc giao ngành Cơ-Tin-Điện tử một cách toàn diện.
Mặt khác, đa số các doanh nghiệp liên quan đến cơ điện tử ở Việt Nam là công ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài mà các sản phẩm cơ điện tử lại chủ yếu là lắp ráp và phục vụ xuất khẩu…
Xóa bỏ “rào cản” để phát triển
Theo đánh giá, để công nghiệp cơ điện tử ở Việt Nam phát triển cần sớm xóa bỏ các rào cản hiện nay. Rào cản đầu tiên cần phải nhìn nhận đó là công nghiệp cơ điện tử của Việt Nam chưa có phòng thí nghiệm nào nghiêm chỉnh, ngay cả Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng mới chỉ có một số phòng thí nghiệm phục vụ công tác nghiên cứu khoa học. Trong khi phòng thí nghiệm chế tạo thiết bị tinh vi và thiết bị cơ điện tử đòi hỏi phải đầu tư thiết bị và dây chuyền hoàn toàn khác.
Rào cản tiếp theo là chúng ta chưa thực sự phát triển công nghiệp công nghệ cao, mặc dù đã có một số dự án đầu tư tại Việt Nam để lắp ráp sản phẩm điện tử cho các tập đoàn đa quốc gia. Tuy nhiên, sản phẩm của các tập đoàn này chủ yếu là các chi tiết mang tính bí quyết công nghệ, đòi hỏi tính đổi mới cao.
Ngoài ra, Việt Nam hiện chưa sản xuất được những linh kiện đòi hỏi trình độ công nghệ cao như các linh kiện bán dẫn, linh kiện cơ khí điện tử có chất lượng theo yêu cầu của thế giới. Không chỉ vậy, các dự án sản xuất công nghiệp hỗ trợ được Chính phủ ưu đãi và khuyến khích đầu tư vào Việt Nam thời gian qua hầu hết lại sản xuất linh kiện phục vụ 100% cho xuất khẩu.
Tiến sỹ Trần Anh Quân, Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp nhận định để sớm rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực, các ngành công nghiệp trong đó có ngành cơ điện tử cần có sự tiếp cận tổng thể, xây dựng hệ thống trên cơ sở tích hợp các mô đun tiêu chuẩn hóa, nâng cao tính sáng tạo trong thiết kế phần mềm, đầu tư vào phần “thông minh” của sản phẩm.
Bên cạnh đó, việc quy hoạch các ngành công nghiệp hỗ trợ để sản xuất phần nào thiết bị tiêu chuẩn hoá trong nước cũng được xem là cần thiết.
“Những giá trị gia tăng lớn nhất, độc đáo nhất và cũng bền vững nhất sẽ nằm ở việc làm chủ được công nghệ nguồn, đó là phần chất xám gửi gắm vào trong các thiết bị điều khiển của sản phẩm” - tiến sỹ Trần Anh Quân nhấn mạnh.
Theo tiến sỹ Nguyễn Ngọc Sơn, Đại học Kinh tế Quốc dân, việc cần làm ngay để phát triển ngành cơ điện tử đó là cung cấp nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp này. Cụ thể, cần phải đào tạo các kỹ sư cơ khí có hiểu biết về lý thuyết điều khiển tự động và các công nghệ khác… để đủ trình độ thiết kế, làm chủ được các sản phẩm cơ điện tử./.
Tuy nhiên, công nghiệp cơ điện tử của Việt Nam lại vẫn đang trong thời kỳ sơ khai, tụt hậu so với các nước trong khu vực và thế giới. Điều đó đòi hỏi những định hướng quan trọng trong đầu tư, nghiên cứu và ứng dụng ngành công nghiệp này.
Xuất phát điểm thấp
Có thể nói, cơ điện tử là lĩnh vực công nghệ cao trên cơ sở tích hợp hữu cơ của ba ngành đó là cơ học, điện tử và điều khiển nhằm tạo ra những sản phẩm mới có tính năng vượt trội hay nói cách khác đó là ngành cung cấp các sản phẩm, kỹ năng và dịch vụ cơ điện tử chất lượng cao cho người tiêu dùng.
Tiến sỹ Phạm Thị Huyền, Nghiên cứu viên Diễn đàn Phát triển Việt Nam, cho biết phát triển công nghiệp cơ điện tử là cơ hội vàng để các nước đang phát triển như Việt Nam có thể đi tắt, đón đầu, đi thẳng vào kinh tế tri thức, tạo ra các sản phẩm đủ sức cạnh tranh quốc tế.
Theo quy hoạch phát triển công nghiệp cơ điện tử của Việt Nam, sẽ có khoảng 125 triệu USD dành để đầu tư trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 và 134 triệu USD trong giai đoạn 2016-2025.
Mục tiêu đến năm 2015, ngành cơ điện tử sẽ đạt khoảng 3.100 tỷ đồng giá trị sản xuất thực tế và 18-20 triệu USD giá trị xuất khẩu. Đến năm 2025, các con số tương ứng là 8.200 tỷ đồng và 60-65 triệu USD.
Cũng theo quy hoạch này, Việt Nam phấn đấu làm chủ công nghệ chế tạo hoặc tích hợp với 6 nhóm sản phẩm chủ lực gồm nhóm máy công cụ; thiết bị cơ điện tử phục vụ xây dựng và giao thông vận tải; thiết bị cơ điện tử phục vụ chế biến nông sản; hàng tiêu dùng cơ điện tử; thiết bị cơ điện tử phục vụ trong y tế và nhóm cơ điện tử phục vụ an ninh quốc phòng.
Mục tiêu đề ra là vậy nhưng hiện trạng của ngành công nghiệp cơ điện tử của Việt Nam lại đang có xuất phát điểm thấp. Theo đánh giá của các chuyên gia, hàng hóa cơ khí xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chủ yếu là phần cứng thô sơ, phi tiêu chuẩn, có mức độ thông minh thấp, chưa phát triển thành một sản phẩm cơ điện tử cụ thể mang thương hiệu Việt Nam, nên giá cả thường tính trên khối lượng sản phẩm.
Bên cạnh đó, nền công nghiệp Việt Nam còn lạc hậu, đòi hỏi đầu tư nhiều như vậy sẽ làm tăng giá thành sản phẩm, do đó khó có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam đã sử dụng các dây chuyền thiết bị hiện đại của các nước công nghiệp phát triển. Các sản phẩm truyền thống cũng đã được sản xuất tự động hóa thành dây chuyền sản xuất như các nhà máy sản xuất thép, ximăng, sản xuất đường, sản xuất nước giải khát, bia…
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là làm sao đảm bảo cho hệ thống sản xuất một cách ổn định và lâu dài; đồng thời mở rộng khả năng sản xuất và công tác phục hồi, bảo trì, sửa chữa hệ thống vừa nhanh vừa đạt hiệu quả kinh tế…
Hiện các kỹ sư của Việt Nam mới chỉ giải quyết được từng phần công việc riêng rẽ, chưa có được sự kết nối chặt chẽ và khoa học giữa các mảng công việc. Bên cạnh đó, đội ngũ kỹ sư của Việt Nam hiện vẫn chưa giải quyết được các vấn đề thuộc giao ngành Cơ-Tin-Điện tử một cách toàn diện.
Mặt khác, đa số các doanh nghiệp liên quan đến cơ điện tử ở Việt Nam là công ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài mà các sản phẩm cơ điện tử lại chủ yếu là lắp ráp và phục vụ xuất khẩu…
Xóa bỏ “rào cản” để phát triển
Theo đánh giá, để công nghiệp cơ điện tử ở Việt Nam phát triển cần sớm xóa bỏ các rào cản hiện nay. Rào cản đầu tiên cần phải nhìn nhận đó là công nghiệp cơ điện tử của Việt Nam chưa có phòng thí nghiệm nào nghiêm chỉnh, ngay cả Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng mới chỉ có một số phòng thí nghiệm phục vụ công tác nghiên cứu khoa học. Trong khi phòng thí nghiệm chế tạo thiết bị tinh vi và thiết bị cơ điện tử đòi hỏi phải đầu tư thiết bị và dây chuyền hoàn toàn khác.
Rào cản tiếp theo là chúng ta chưa thực sự phát triển công nghiệp công nghệ cao, mặc dù đã có một số dự án đầu tư tại Việt Nam để lắp ráp sản phẩm điện tử cho các tập đoàn đa quốc gia. Tuy nhiên, sản phẩm của các tập đoàn này chủ yếu là các chi tiết mang tính bí quyết công nghệ, đòi hỏi tính đổi mới cao.
Ngoài ra, Việt Nam hiện chưa sản xuất được những linh kiện đòi hỏi trình độ công nghệ cao như các linh kiện bán dẫn, linh kiện cơ khí điện tử có chất lượng theo yêu cầu của thế giới. Không chỉ vậy, các dự án sản xuất công nghiệp hỗ trợ được Chính phủ ưu đãi và khuyến khích đầu tư vào Việt Nam thời gian qua hầu hết lại sản xuất linh kiện phục vụ 100% cho xuất khẩu.
Tiến sỹ Trần Anh Quân, Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp nhận định để sớm rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực, các ngành công nghiệp trong đó có ngành cơ điện tử cần có sự tiếp cận tổng thể, xây dựng hệ thống trên cơ sở tích hợp các mô đun tiêu chuẩn hóa, nâng cao tính sáng tạo trong thiết kế phần mềm, đầu tư vào phần “thông minh” của sản phẩm.
Bên cạnh đó, việc quy hoạch các ngành công nghiệp hỗ trợ để sản xuất phần nào thiết bị tiêu chuẩn hoá trong nước cũng được xem là cần thiết.
“Những giá trị gia tăng lớn nhất, độc đáo nhất và cũng bền vững nhất sẽ nằm ở việc làm chủ được công nghệ nguồn, đó là phần chất xám gửi gắm vào trong các thiết bị điều khiển của sản phẩm” - tiến sỹ Trần Anh Quân nhấn mạnh.
Theo tiến sỹ Nguyễn Ngọc Sơn, Đại học Kinh tế Quốc dân, việc cần làm ngay để phát triển ngành cơ điện tử đó là cung cấp nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp này. Cụ thể, cần phải đào tạo các kỹ sư cơ khí có hiểu biết về lý thuyết điều khiển tự động và các công nghệ khác… để đủ trình độ thiết kế, làm chủ được các sản phẩm cơ điện tử./.
Quang Toàn (TTXVN)