Toàn quốc có tới hàng trăm dự án đăng ký đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà thu nhập thấp nhưng có nhiều công trình đã đến giai đoạn được bán lại bị “ách tắc”, điển hình là loại hình nhà ở dành cho người thu nhập thấp.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam nhận định những khó khăn, vướng mắc mà cả người mua lẫn người bán đang gặp phải là do nhiều địa phương chưa ban hành các quy định cụ thể theo thẩm quyền về cơ chế khuyến khích, ưu đãi để kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư.
Cùng với đó là sự chậm trễ trong ban hành và công khai các tiêu chí xác định đối tượng, điều kiện được mua, thuê, thuê mua loại hình nhà ở này cũng như quy định về quản lý sử dụng, khai thác vận hành quỹ nhà ở sau đầu tư...
Hiện cả nước mới chỉ có dự án CT1 Ngô Thì Nhậm-Hà Đông do Vinaconex Xuân Mai làm chủ đầu tư vừa hoàn tất danh sách khách hàng được mua theo quy định mặc dù công trình đã gần bàn giao.
Trong hai năm 2009 và 2010, Chính phủ đã ban hành một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên, công nhân tại các khu công nghiệp tập trung và người có thu nhập thấp tại đô thị; đặc biệt là Nghị định 71 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở trong đó có nhiều điểm ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội.
Với chức năng cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực xây dựng, Bộ Xây dựng đã ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn về quản lý dự án, áp dụng thiết kế, phương pháp xác định giá bán, cho thuê, cho thuê mua và quản lý sử dụng nhà ở cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị...
Tuy nhiên, để “gỡ khó” cho các dự án nhà ở xã hội, nhà thu nhập thấp, Bộ Xây dựng cho rằng cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật thống nhất và cụ thể từ Trung ương đến địa phương nhằm giải quyết triệt để mọi bất cập, tránh tình trạng “đánh trống bỏ dùi,” tạo sự tin tưởng cho cả người dân lẫn doanh nghiệp.
Do đó, Bộ Xây dựng yêu cầu các địa phương khẩn trương ban hành những quy định cụ thể về tiêu chí xét duyệt đối tượng, tiêu chí ưu tiên để xác định đối tượng thuộc diện được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn; điều kiện được mua, thuê, thuê mua nhà ở tại các dự án nhà ở xã hội, nhà ở dành cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị phù hợp với điều kiện của từng địa phương để triển khai áp dụng thống nhất trên phạm vi địa bàn.
Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần ban hành một số cơ chế ưu đãi đối với các chủ đầu tư dự án để khuyến khích, kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp, quy chế quản lý sử dụng, khai thác vận hành dự án sau khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng./.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam nhận định những khó khăn, vướng mắc mà cả người mua lẫn người bán đang gặp phải là do nhiều địa phương chưa ban hành các quy định cụ thể theo thẩm quyền về cơ chế khuyến khích, ưu đãi để kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư.
Cùng với đó là sự chậm trễ trong ban hành và công khai các tiêu chí xác định đối tượng, điều kiện được mua, thuê, thuê mua loại hình nhà ở này cũng như quy định về quản lý sử dụng, khai thác vận hành quỹ nhà ở sau đầu tư...
Hiện cả nước mới chỉ có dự án CT1 Ngô Thì Nhậm-Hà Đông do Vinaconex Xuân Mai làm chủ đầu tư vừa hoàn tất danh sách khách hàng được mua theo quy định mặc dù công trình đã gần bàn giao.
Trong hai năm 2009 và 2010, Chính phủ đã ban hành một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên, công nhân tại các khu công nghiệp tập trung và người có thu nhập thấp tại đô thị; đặc biệt là Nghị định 71 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở trong đó có nhiều điểm ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội.
Với chức năng cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực xây dựng, Bộ Xây dựng đã ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn về quản lý dự án, áp dụng thiết kế, phương pháp xác định giá bán, cho thuê, cho thuê mua và quản lý sử dụng nhà ở cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị...
Tuy nhiên, để “gỡ khó” cho các dự án nhà ở xã hội, nhà thu nhập thấp, Bộ Xây dựng cho rằng cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật thống nhất và cụ thể từ Trung ương đến địa phương nhằm giải quyết triệt để mọi bất cập, tránh tình trạng “đánh trống bỏ dùi,” tạo sự tin tưởng cho cả người dân lẫn doanh nghiệp.
Do đó, Bộ Xây dựng yêu cầu các địa phương khẩn trương ban hành những quy định cụ thể về tiêu chí xét duyệt đối tượng, tiêu chí ưu tiên để xác định đối tượng thuộc diện được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn; điều kiện được mua, thuê, thuê mua nhà ở tại các dự án nhà ở xã hội, nhà ở dành cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị phù hợp với điều kiện của từng địa phương để triển khai áp dụng thống nhất trên phạm vi địa bàn.
Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần ban hành một số cơ chế ưu đãi đối với các chủ đầu tư dự án để khuyến khích, kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp, quy chế quản lý sử dụng, khai thác vận hành dự án sau khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng./.
Thu Hằng (TTXVN/Vietnam+)