Ngày 28/5, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức cuộc họp với những doanh nghiệp có dự án xây dựng nhà cao tầng tại Hà Nội đang bị tạm ngừng, nhằm tổng hợp ý kiến trình lên Thủ tướng Chính phủ.
Theo phản ánh của 10 doanh nghiệp có dự án xây dựng nhà cao tầng tại khu vực nội thành Hà Nội, các đơn vị đã đầu tư một nguồn vốn lớn cho những dự án này trong nhiều năm qua.
Có dự án đã chuẩn bị di dời, giải phóng mặt bằng, xin cấp phép trong gần 10 năm nhưng đến khi có thể khởi công xây dựng thì bị tạm ngừng.
Đa số các doanh nghiệp đều đã hoàn thành các thủ tục tài chính cần thiết, nộp ngân sách tiền thuê đất từ 150-200 tỷ đồng (căn cứ trên tổng diện tích sử dụng của dự án sau khi hoàn thiện). Nguồn vốn này doanh nghiệp phải huy động từ tiền nhàn rỗi của người dân và vay ngân hàng với lãi suất xấp xỉ 18%/năm.
Như vậy, các doanh nghiệp có dự án bị tạm ngừng phải chi hàng tỷ đồng trả lãi ngân hàng mỗi tháng mà chưa tìm được cách giải quyết.
Các doanh nghiệp kiến nghị Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, Văn phòng Chính phủ xem xét và cho phép các dự án đã được cấp phép trước thời điểm có ý kiến tạm ngừng của Thủ tướng Chính phủ được tiếp tục thực hiện, nhằm giảm bớt thiệt hại tài chính cho doanh nghiệp.
Sau khi tổng hợp các ý kiến, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VCCI Phạm Gia Túc đề nghị các doanh nghiệp tập trung đầy đủ những thông tin cần thiết bằng văn bản để trình lên Thủ tướng Chính phủ.
Với vai trò cầu nối của doanh nghiệp, VCCI sẽ phản ánh đầy đủ những vướng mắc này tới các ngành chức năng, nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp./.
Theo phản ánh của 10 doanh nghiệp có dự án xây dựng nhà cao tầng tại khu vực nội thành Hà Nội, các đơn vị đã đầu tư một nguồn vốn lớn cho những dự án này trong nhiều năm qua.
Có dự án đã chuẩn bị di dời, giải phóng mặt bằng, xin cấp phép trong gần 10 năm nhưng đến khi có thể khởi công xây dựng thì bị tạm ngừng.
Đa số các doanh nghiệp đều đã hoàn thành các thủ tục tài chính cần thiết, nộp ngân sách tiền thuê đất từ 150-200 tỷ đồng (căn cứ trên tổng diện tích sử dụng của dự án sau khi hoàn thiện). Nguồn vốn này doanh nghiệp phải huy động từ tiền nhàn rỗi của người dân và vay ngân hàng với lãi suất xấp xỉ 18%/năm.
Như vậy, các doanh nghiệp có dự án bị tạm ngừng phải chi hàng tỷ đồng trả lãi ngân hàng mỗi tháng mà chưa tìm được cách giải quyết.
Các doanh nghiệp kiến nghị Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, Văn phòng Chính phủ xem xét và cho phép các dự án đã được cấp phép trước thời điểm có ý kiến tạm ngừng của Thủ tướng Chính phủ được tiếp tục thực hiện, nhằm giảm bớt thiệt hại tài chính cho doanh nghiệp.
Sau khi tổng hợp các ý kiến, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VCCI Phạm Gia Túc đề nghị các doanh nghiệp tập trung đầy đủ những thông tin cần thiết bằng văn bản để trình lên Thủ tướng Chính phủ.
Với vai trò cầu nối của doanh nghiệp, VCCI sẽ phản ánh đầy đủ những vướng mắc này tới các ngành chức năng, nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp./.
Anh Tùng (Vietnam+)