Ngày 25/7, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tổ chức hội thảo "Phát hiện sớm trẻ khuyết tật tuổi mầm non."
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa nhấn mạnh thực hiện mục tiêu của Chiến lược Phát triển giáo dục 2011-2020, giáo dục hòa nhập được thực hiện ở tất cả các cấp học để đến năm 2020 có 70% trẻ em khuyết tật đi học, việc đảm bảo cho trẻ khuyết tật học hòa nhập ở trường mầm non, tiếp cận giáo dục có chất lượng là vô cùng quan trọng. Trường mầm non là môi trường hòa nhập tốt nhất cho trẻ trước khi vào học tiểu học, điều này càng có ý nghĩa hơn đối với trẻ khuyết tật. Vì vậy, việc phát hiện sớm các khó khăn của trẻ nhằm xác định các hỗ trợ toàn diện cũng như hỗ trợ về giáo dục cho trẻ là điều kiện tiên quyết trong việc đảm bảo quyền của trẻ khuyết tật.
Thứ trưởng cũng cho biết trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo một số địa phương xây dựng được mô hình "can thiệp sớm" bao gồm phát hiện, đánh giá và can thiệp cá nhân; mô hình "Hòa nhập người khuyết tật Việt Nam" bao gồm giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật và hướng nghiệp cho thanh niên khuyết tật, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non...
Tuy nhiên, đến nay, số lượng cán bộ quản lý và giáo viên mầm non được bồi dưỡng về giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật chưa nhiều. Nguyên nhân là chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm về giáo dục hòa nhập trong đào tạo của một số trường đại học, cao đẳng mới được xây dựng từ năm 2010. Mặt khác, việc thực hiện giáo dục hòa nhập cho trẻ ở các trường mầm non là một thách thức đối với cán bộ quản lý và giáo viên mầm non do số trẻ trong lớp đông, không có nhân viên hỗ trợ, thiếu các dịch vụ can thiệp sớm và phục hồi chức năng để đảm bảo chất lượng cho trẻ học hòa nhập...
Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận về thực trạng việc phát hiện sớm các dấu hiệu khuyết tật ở trẻ mầm non; năng lực chuyên môn của giáo viên mầm non về giáo dục hòa nhập cũng như thực trạng các bộ công cụ sàng lọc đang được sử dụng ở Việt Nam.
Ở độ tuổi mầm non, trẻ phát triển liên tục với tốc độ nhanh. Bên cạnh đó, do nhiều nguyên nhân khác nhau, một số trẻ bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu khác biệt hoặc chậm trễ trong sự phát triển so với các trẻ khác. Nếu được phát hiện sớm, xác định đúng khó khăn và can thiệp phù hợp sẽ giúp cho những trẻ có cơ hội để phát triển hết khả năng của mình.
Tuy nhiên, việc phát hiện sớm, xác định chính xác trẻ trong giai đoạn này ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn do hội đồng xác định mức độ khuyết tật của nhiều địa phương chưa hoạt động hiệu quả; công cụ sử dụng để sàng lọc, chẩn đoán, đánh giá trẻ chậm phát triển và trẻ khuyết tật tại Việt Nam còn thiếu, chưa có tính hệ thống và chưa có những quy định về chuẩn hóa. Thêm vào đó, nhiều cha mẹ thiếu kiến thức cơ bản về mốc phát triển của trẻ em; giáo viên mầm non còn thiếu kiến thức về giáo dục hòa nhập; phối hợp giữa nhà trường, y tế và gia đình chưa đồng bộ.
Bên cạnh đó, các dịch vụ can thiệp sớm còn thiếu rất nhiều, mới chỉ tập trung ở một số thành phố lớn và tuyến cấp tỉnh, thành...
Theo các đại biểu, trong những khó khăn trên, vấn đề quan trọng cần được giải quyết trước hết là thống nhất lựa chọn, hoàn thiện một bộ công cụ phát hiện sớm, xác định chính xác khó khăn mà trẻ gặp phải để có những hỗ trợ kịp thời. Tuy nhiên, để có được bộ công cụ phát hiện sớm những khó khăn của trẻ và đảm bảo điều kiện sử dụng trong thực tiễn còn rất nhiều việc phải làm, cần thời gian cũng như sự hỗ trợ tích cực của các địa phương, các ban, ngành; đặc biệt là của các chuyên gia, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này./.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa nhấn mạnh thực hiện mục tiêu của Chiến lược Phát triển giáo dục 2011-2020, giáo dục hòa nhập được thực hiện ở tất cả các cấp học để đến năm 2020 có 70% trẻ em khuyết tật đi học, việc đảm bảo cho trẻ khuyết tật học hòa nhập ở trường mầm non, tiếp cận giáo dục có chất lượng là vô cùng quan trọng. Trường mầm non là môi trường hòa nhập tốt nhất cho trẻ trước khi vào học tiểu học, điều này càng có ý nghĩa hơn đối với trẻ khuyết tật. Vì vậy, việc phát hiện sớm các khó khăn của trẻ nhằm xác định các hỗ trợ toàn diện cũng như hỗ trợ về giáo dục cho trẻ là điều kiện tiên quyết trong việc đảm bảo quyền của trẻ khuyết tật.
Thứ trưởng cũng cho biết trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo một số địa phương xây dựng được mô hình "can thiệp sớm" bao gồm phát hiện, đánh giá và can thiệp cá nhân; mô hình "Hòa nhập người khuyết tật Việt Nam" bao gồm giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật và hướng nghiệp cho thanh niên khuyết tật, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non...
Tuy nhiên, đến nay, số lượng cán bộ quản lý và giáo viên mầm non được bồi dưỡng về giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật chưa nhiều. Nguyên nhân là chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm về giáo dục hòa nhập trong đào tạo của một số trường đại học, cao đẳng mới được xây dựng từ năm 2010. Mặt khác, việc thực hiện giáo dục hòa nhập cho trẻ ở các trường mầm non là một thách thức đối với cán bộ quản lý và giáo viên mầm non do số trẻ trong lớp đông, không có nhân viên hỗ trợ, thiếu các dịch vụ can thiệp sớm và phục hồi chức năng để đảm bảo chất lượng cho trẻ học hòa nhập...
Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận về thực trạng việc phát hiện sớm các dấu hiệu khuyết tật ở trẻ mầm non; năng lực chuyên môn của giáo viên mầm non về giáo dục hòa nhập cũng như thực trạng các bộ công cụ sàng lọc đang được sử dụng ở Việt Nam.
Ở độ tuổi mầm non, trẻ phát triển liên tục với tốc độ nhanh. Bên cạnh đó, do nhiều nguyên nhân khác nhau, một số trẻ bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu khác biệt hoặc chậm trễ trong sự phát triển so với các trẻ khác. Nếu được phát hiện sớm, xác định đúng khó khăn và can thiệp phù hợp sẽ giúp cho những trẻ có cơ hội để phát triển hết khả năng của mình.
Tuy nhiên, việc phát hiện sớm, xác định chính xác trẻ trong giai đoạn này ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn do hội đồng xác định mức độ khuyết tật của nhiều địa phương chưa hoạt động hiệu quả; công cụ sử dụng để sàng lọc, chẩn đoán, đánh giá trẻ chậm phát triển và trẻ khuyết tật tại Việt Nam còn thiếu, chưa có tính hệ thống và chưa có những quy định về chuẩn hóa. Thêm vào đó, nhiều cha mẹ thiếu kiến thức cơ bản về mốc phát triển của trẻ em; giáo viên mầm non còn thiếu kiến thức về giáo dục hòa nhập; phối hợp giữa nhà trường, y tế và gia đình chưa đồng bộ.
Bên cạnh đó, các dịch vụ can thiệp sớm còn thiếu rất nhiều, mới chỉ tập trung ở một số thành phố lớn và tuyến cấp tỉnh, thành...
Theo các đại biểu, trong những khó khăn trên, vấn đề quan trọng cần được giải quyết trước hết là thống nhất lựa chọn, hoàn thiện một bộ công cụ phát hiện sớm, xác định chính xác khó khăn mà trẻ gặp phải để có những hỗ trợ kịp thời. Tuy nhiên, để có được bộ công cụ phát hiện sớm những khó khăn của trẻ và đảm bảo điều kiện sử dụng trong thực tiễn còn rất nhiều việc phải làm, cần thời gian cũng như sự hỗ trợ tích cực của các địa phương, các ban, ngành; đặc biệt là của các chuyên gia, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này./.
Việt Hà (TTXVN)