Ngày 22/6, tại Hà Nội, Ban điều phối các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam (NCCD)-Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổ chức Đông Tây hội ngộ tổ chức hội thảo Chia sẻ thông tin điều kiện tiếp cận giao thông hàng không với người khuyết tật.
Hiện Việt Nam có 6,7 triệu người khuyết tật. Việc trợ giúp người khuyết tật trong những năm qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đời sống đại đa số người khuyết tật được nâng lên rõ rệt.
Tuy vậy, người khuyết tật vẫn gặp nhiều khó khăn trong các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là tiếp cận các dịch vụ giao thông vận tải.
Hội thảo đã giới thiệu những quy định chính sách về giao thông vận tải; chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong việc tiếp cận giao thông hàng không của người khuyết tật.
Theo bà Nguyễn Hồng Hà, Giám đốc Chương trình sống độc lập và Trung tâm sống độc lập Hà Nội, sự chênh lệch giữa văn bản và trên thực tế còn rất lớn.
Thực tế hiện nay, dịch vụ hàng không chỉ hỗ trợ tốt cho những người đi lại được như người khiếm thị, người khuyết tật vận động nhẹ. Người khiếm thính không có đủ thông tin như những thay đổi về cổng ra máy bay, việc phục vụ trong chuyến bay... Bên cạnh đó, nhiều quy định về dịch vụ không thân thiện đối với người khuyết tật. Nhân viên phục vụ không hiểu dịch vụ và thiết bị hỗ trợ không chuyên nghiệp.
Đại diện Cục Hàng không Việt Nam cũng thừa nhận hiện nay hạ tầng nhiều cảng hàng không, đặc biệt là các cảng hàng không địa phương còn hạn chế trong việc cung cấp dịch vụ cho người khuyết tật. Công tác trợ giúp hành khách của các hãng hàng không Việt Nam còn thiếu sót. Đội ngũ nhân viên đại diện cho các hãng hàng không làm việc trực tiếp với hành khách, đặc biệt khách là người khuyết tật chưa nắm rõ về quy trình phục vụ của hãng, thông tin hướng dẫn hành khách chưa được truyền tải rõ ràng, đầy đủ…
Hội thảo đề xuất các giải pháp giải quyết thực trạng tiếp cận giao thông hàng không của người khuyết tật. Cụ thể, trong quá trình xây dựng hoặc sửa đổi quy định, các hãng hàng không cần làm việc với hội hoặc tổ chức của người khuyết tật, những cá nhân của người khuyết tật có chuyên môn, hiểu biết về tiếp cận. Các quy định của các hãng hàng không cần cân bằng giữa an toàn và việc linh hoạt để tạo điều kiện cho người khuyết tật thực hiện quyền đi lại của mình...
Nhiều đại biểu cũng cho rằng các nhân viên và tiếp viên của các hãng hàng không cần được tập huấn về các dạng tật, nhu cầu của người khuyết tật và các thiết bị hỗ trợ người khuyết tật để hỗ trợ ở mức cao nhất có thể, tạo điều kiện cho người khuyết tật di chuyển dễ dàng, an toàn và thuận lợi.../.
Hiện Việt Nam có 6,7 triệu người khuyết tật. Việc trợ giúp người khuyết tật trong những năm qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đời sống đại đa số người khuyết tật được nâng lên rõ rệt.
Tuy vậy, người khuyết tật vẫn gặp nhiều khó khăn trong các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là tiếp cận các dịch vụ giao thông vận tải.
Hội thảo đã giới thiệu những quy định chính sách về giao thông vận tải; chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong việc tiếp cận giao thông hàng không của người khuyết tật.
Theo bà Nguyễn Hồng Hà, Giám đốc Chương trình sống độc lập và Trung tâm sống độc lập Hà Nội, sự chênh lệch giữa văn bản và trên thực tế còn rất lớn.
Thực tế hiện nay, dịch vụ hàng không chỉ hỗ trợ tốt cho những người đi lại được như người khiếm thị, người khuyết tật vận động nhẹ. Người khiếm thính không có đủ thông tin như những thay đổi về cổng ra máy bay, việc phục vụ trong chuyến bay... Bên cạnh đó, nhiều quy định về dịch vụ không thân thiện đối với người khuyết tật. Nhân viên phục vụ không hiểu dịch vụ và thiết bị hỗ trợ không chuyên nghiệp.
Đại diện Cục Hàng không Việt Nam cũng thừa nhận hiện nay hạ tầng nhiều cảng hàng không, đặc biệt là các cảng hàng không địa phương còn hạn chế trong việc cung cấp dịch vụ cho người khuyết tật. Công tác trợ giúp hành khách của các hãng hàng không Việt Nam còn thiếu sót. Đội ngũ nhân viên đại diện cho các hãng hàng không làm việc trực tiếp với hành khách, đặc biệt khách là người khuyết tật chưa nắm rõ về quy trình phục vụ của hãng, thông tin hướng dẫn hành khách chưa được truyền tải rõ ràng, đầy đủ…
Hội thảo đề xuất các giải pháp giải quyết thực trạng tiếp cận giao thông hàng không của người khuyết tật. Cụ thể, trong quá trình xây dựng hoặc sửa đổi quy định, các hãng hàng không cần làm việc với hội hoặc tổ chức của người khuyết tật, những cá nhân của người khuyết tật có chuyên môn, hiểu biết về tiếp cận. Các quy định của các hãng hàng không cần cân bằng giữa an toàn và việc linh hoạt để tạo điều kiện cho người khuyết tật thực hiện quyền đi lại của mình...
Nhiều đại biểu cũng cho rằng các nhân viên và tiếp viên của các hãng hàng không cần được tập huấn về các dạng tật, nhu cầu của người khuyết tật và các thiết bị hỗ trợ người khuyết tật để hỗ trợ ở mức cao nhất có thể, tạo điều kiện cho người khuyết tật di chuyển dễ dàng, an toàn và thuận lợi.../.
Phúc Hằng (TTXVN)