Chiều 29/10, tại Hà Nội, Bộ Công Thương, Câu lạc bộ doanh nghiệp Việt-Nhật phối hợp tổ chức hội thảo giới thiệu những quy định cơ bản của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP) và Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA).
Hoạt động này nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai nước nắm rõ thông tin và tận dụng tốt hơn những ưu đãi mà hai hiệp định trên mang lại.
Các chuyên đề tại hội thảo tập trung vào mối quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản; tổng quan về cam kết thuế, các quy định và các vấn đề trong thực tế liên quan đến giấy chứng nhận xuất xứ Việt-Nhật, cũng như một số vấn đề cần lưu ý đối với doanh nghiệp hai nước khi hợp tác giao thương với nhau.
Ông Bùi Huy Sơn - Vụ trưởng Vụ thị trường châu Á-Thái Bình Dương, Bộ Công Thương cho biết Nhật Bản là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Khi hai hiệp định trên có hiệu lực, mối quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước ngày càng phát triển mạnh và bền vững.
Hiện Nhật Bản có hơn 900 dự án FDI với vốn đầu tư trên 9 tỷ USD tại Việt Nam.
Theo ông Bùi Huy Sơn, hai hiệp định trên tạo nền tảng pháp lý vững chắc đối với hai nước và hai bên luôn xem trọng cơ hội hợp tác phát triển. Việt Nam mong muốn tiếp cận thiết bị máy móc hiện đại thông qua các dự án đầu tư từ Nhật Bản, cũng như thâm nhập thị trường Nhật Bản.
Ông Hiroyuki Moribe, Trưởng đại diện Văn phòng Xúc tiến thương mại JETRO tại Hà Nội đánh giá kể từ khi Hiệp định AJCEP có hiệu lực từ 1/12/2008 và Hiệp định VJEPA có hiệu lực từ 1/10/2009, mối quan hệ kinh tế thương mại hai nước Việt Nam-Nhật Bản phát triển mạnh mẽ, nhất là các hoạt động liên quan tới Giấy chứng nhận xuất xứ C/O đã được cải thiện rõ rệt.
Mặc dù vậy, vẫn còn tình trạng hệ thống thuế quan giữa hai bên chưa được đồng nhất nên hiệu quả cấp phát C/O chưa được như mong muốn.
Nhiều đại biểu tại hội thảo cho rằng Nhật Bản là thị trường rộng lớn nhưng cũng rất khó tính, yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm. Do vậy, để thâm nhập tốt hơn vào thị trường này, các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt về văn hóa, tập quán kinh doanh doanh của người Nhật; tận dụng các kênh hỗ trợ từ cơ quan thương vụ, các hiệp hội ngành hàng, khai thác triệt để ưu đãi do các hiệp định song phương, đa phương mang lại.
Đặc biệt, các doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và thực tế kiểm dịch tại Nhật Bản./.
Hoạt động này nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai nước nắm rõ thông tin và tận dụng tốt hơn những ưu đãi mà hai hiệp định trên mang lại.
Các chuyên đề tại hội thảo tập trung vào mối quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản; tổng quan về cam kết thuế, các quy định và các vấn đề trong thực tế liên quan đến giấy chứng nhận xuất xứ Việt-Nhật, cũng như một số vấn đề cần lưu ý đối với doanh nghiệp hai nước khi hợp tác giao thương với nhau.
Ông Bùi Huy Sơn - Vụ trưởng Vụ thị trường châu Á-Thái Bình Dương, Bộ Công Thương cho biết Nhật Bản là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Khi hai hiệp định trên có hiệu lực, mối quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước ngày càng phát triển mạnh và bền vững.
Hiện Nhật Bản có hơn 900 dự án FDI với vốn đầu tư trên 9 tỷ USD tại Việt Nam.
Theo ông Bùi Huy Sơn, hai hiệp định trên tạo nền tảng pháp lý vững chắc đối với hai nước và hai bên luôn xem trọng cơ hội hợp tác phát triển. Việt Nam mong muốn tiếp cận thiết bị máy móc hiện đại thông qua các dự án đầu tư từ Nhật Bản, cũng như thâm nhập thị trường Nhật Bản.
Ông Hiroyuki Moribe, Trưởng đại diện Văn phòng Xúc tiến thương mại JETRO tại Hà Nội đánh giá kể từ khi Hiệp định AJCEP có hiệu lực từ 1/12/2008 và Hiệp định VJEPA có hiệu lực từ 1/10/2009, mối quan hệ kinh tế thương mại hai nước Việt Nam-Nhật Bản phát triển mạnh mẽ, nhất là các hoạt động liên quan tới Giấy chứng nhận xuất xứ C/O đã được cải thiện rõ rệt.
Mặc dù vậy, vẫn còn tình trạng hệ thống thuế quan giữa hai bên chưa được đồng nhất nên hiệu quả cấp phát C/O chưa được như mong muốn.
Nhiều đại biểu tại hội thảo cho rằng Nhật Bản là thị trường rộng lớn nhưng cũng rất khó tính, yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm. Do vậy, để thâm nhập tốt hơn vào thị trường này, các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt về văn hóa, tập quán kinh doanh doanh của người Nhật; tận dụng các kênh hỗ trợ từ cơ quan thương vụ, các hiệp hội ngành hàng, khai thác triệt để ưu đãi do các hiệp định song phương, đa phương mang lại.
Đặc biệt, các doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và thực tế kiểm dịch tại Nhật Bản./.
Hoàng Tùng (TTXVN/Vietnam+)