Ngày 7/4, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã tổ chức Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu năm 2011, nhằm giúp doanh nghiệp chủ động hơn nữa trong việc tìm kiếm, mở rộng thị trường và đa dạng hóa sản phẩm góp phần nâng cao giá trị xuất khẩu.
Tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên, nhận định trong khi Mỹ và Nhật Bản đang dần phục hồi ở mức độ tăng trưởng nhập khẩu từ 4-5% thì Trung Quốc và Ấn Độ vươn lên mạnh mẽ ở mức từ 18-23% trong năm 2010 và tiếp tục duy trì ở mức 17-19% trong các năm tiếp theo.
Như vậy, trong thời gian tới, nếu xuất khẩu hàng hóa sang các quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á, Việt Nam sẽ tận dụng được lợi thế về khoảng cách địa lý trong khi nhiều nét tương đồng về văn hóa sẽ mang lại thuận lợi trong việc tiếp cận và mở rộng thị trường.
Tiến sỹ Trần Đình Thiên, Viện Nghiên cứu Kinh tế, cũng cho rằng xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ tận dụng được lợi thế so sánh tĩnh về lao động và tài nguyên. Tỷ trọng các mặt hàng sử dụng công nghệ hiện đại rất thấp; mức độ sử dụng công nghệ hiện đại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tụt hậu khá xa so với Trung Quốc và các nước ASEAN.
Trong bối cảnh Chính phủ đang đặt ra nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế, thay đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng, Việt Nam phải cải thiện cơ cấu xuất khẩu bằng cách đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng sử dụng công nghệ hiện đại trên cơ sở đổi mới công nghệ.
Việt Nam đang được hưởng một số ưu đãi thuế quan trong khuôn khổ các AFTA như AFTA với Trung Quốc, Ấn Độ, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản và đang đàm phán với EU và Mỹ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng hết cơ hội này nên tỷ lệ xuất khẩu được hưởng các ưu đãi còn thấp. Điều này xuất phát từ việc các doanh nghiệp chưa cập nhật được thông tin về các ưu đãi trên cũng như chưa quen với các thủ tục cần thiết để được nhận ưu đãi./.
Tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên, nhận định trong khi Mỹ và Nhật Bản đang dần phục hồi ở mức độ tăng trưởng nhập khẩu từ 4-5% thì Trung Quốc và Ấn Độ vươn lên mạnh mẽ ở mức từ 18-23% trong năm 2010 và tiếp tục duy trì ở mức 17-19% trong các năm tiếp theo.
Như vậy, trong thời gian tới, nếu xuất khẩu hàng hóa sang các quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á, Việt Nam sẽ tận dụng được lợi thế về khoảng cách địa lý trong khi nhiều nét tương đồng về văn hóa sẽ mang lại thuận lợi trong việc tiếp cận và mở rộng thị trường.
Tiến sỹ Trần Đình Thiên, Viện Nghiên cứu Kinh tế, cũng cho rằng xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ tận dụng được lợi thế so sánh tĩnh về lao động và tài nguyên. Tỷ trọng các mặt hàng sử dụng công nghệ hiện đại rất thấp; mức độ sử dụng công nghệ hiện đại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tụt hậu khá xa so với Trung Quốc và các nước ASEAN.
Trong bối cảnh Chính phủ đang đặt ra nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế, thay đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng, Việt Nam phải cải thiện cơ cấu xuất khẩu bằng cách đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng sử dụng công nghệ hiện đại trên cơ sở đổi mới công nghệ.
Việt Nam đang được hưởng một số ưu đãi thuế quan trong khuôn khổ các AFTA như AFTA với Trung Quốc, Ấn Độ, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản và đang đàm phán với EU và Mỹ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng hết cơ hội này nên tỷ lệ xuất khẩu được hưởng các ưu đãi còn thấp. Điều này xuất phát từ việc các doanh nghiệp chưa cập nhật được thông tin về các ưu đãi trên cũng như chưa quen với các thủ tục cần thiết để được nhận ưu đãi./.
Uyên Hương (TTXVN/Vietnam+)