Hội thảo tập huấn về tính hợp pháp cho các doanh nghiệp kinh doanh lâm sản của Việt Nam trong bối cảnh môi trường pháp lý thay đổi, đã được tổ chức ngày 23/8 tại Hà Nội.
Hội thảo là sự phối hợp giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Mạng lưới kinh doanh lâm sản toàn cầu của Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên thế giới (WWF) cùng sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID).
Đấu tranh với nạn chặt phá gỗ trái phép, tác nhân phá hủy môi trường, gây thiệt hại hàng trăm tỷ USD đối với các chính phủ cũng như gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu lực của luật pháp là mục tiêu của hội thảo này.
Tại hội thảo, các bên sẽ cùng nhau thảo luận những nội dung và chủ đề liên quan đến thông tin về Đạo luật Lacey sửa đổi, tìm hiểu những yêu cầu của các công ty nhập khẩu Hoa Kỳ đối với các công ty cung cấp ở Việt Nam, các quy định pháp lý liên quan ở Việt Nam.
Ông Francis Donovan - Giám đốc USAID ở Việt Nam nhận định hợp tác trong công tác đấu tranh chống lại khai thác gỗ trái phép sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất có thể tiếp cận thị trường bằng cách tăng nguồn lâm sản hợp pháp, khi mà nhu cầu nhập khẩu của thị trường thế giới ngày một tăng.
Ông Hà Công Tuấn - Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Lâm nghiệp cho biết để ngăn chặn nạn phá rừng trái phép, Việt Nam đã cùng hợp tác với nhiều nước trên thế giới tham gia, cam kết ở cấp Chính phủ về tăng cường quản lý rừng. Việt Nam đã tham gia vào Kế hoạch Hành động FLEGT của các nước ASEAN, thích ứng với FLEGT của EU và Luật Lacey sửa đổi bổ sung của Hoa Kỳ.
Theo ông Tuấn, Luật Lacey vừa là thách thức cần phải vượt qua vừa là cơ hội để đưa việc quản lý rừng, quản lý việc nhập khẩu gỗ, quản lý ngành chế biến gỗ lên mức tốt hơn nhằm mục tiêu duy trì và mở rộng thị phần của đồ gỗ Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, doanh nghiệp xuất khẩu gỗ của Việt Nam hiện đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực thi Luật Lacey như quy định về nguồn gỗ hợp pháp, chứng từ hợp pháp cần thiết, xác định các cơ quan đánh giá chứng nhận nguồn gốc...
Việt Nam hiện là trung tâm sản xuất đồ gỗ lớn với 90% đồ gỗ sản xuất tại Việt Nam được xuất khẩu ra thế giới. Xuất khẩu gỗ của Việt Nam liên tục tăng trưởng, trong khoảng 10 năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu gỗ đã tăng tới 10 lần, năm 2009 đã đạt 2,7 tỷ USD. Mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD vào năm 2010.
Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ đồ gỗ lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 44% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam trong năm 2009, đạt 1,2 tỷ USD. Sau Hoa Kỳ, các nước nhập khẩu lâm sản lớn nhất của Việt Nam gồm Nhật Bản, Anh, Đức, Pháp và Trung Quốc.
Những cuộc hội thảo có nội dung tương tự sẽ được tổ chức tại Quy Nhơn vào ngày 25/8 và tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 27/8./.
Hội thảo là sự phối hợp giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Mạng lưới kinh doanh lâm sản toàn cầu của Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên thế giới (WWF) cùng sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID).
Đấu tranh với nạn chặt phá gỗ trái phép, tác nhân phá hủy môi trường, gây thiệt hại hàng trăm tỷ USD đối với các chính phủ cũng như gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu lực của luật pháp là mục tiêu của hội thảo này.
Tại hội thảo, các bên sẽ cùng nhau thảo luận những nội dung và chủ đề liên quan đến thông tin về Đạo luật Lacey sửa đổi, tìm hiểu những yêu cầu của các công ty nhập khẩu Hoa Kỳ đối với các công ty cung cấp ở Việt Nam, các quy định pháp lý liên quan ở Việt Nam.
Ông Francis Donovan - Giám đốc USAID ở Việt Nam nhận định hợp tác trong công tác đấu tranh chống lại khai thác gỗ trái phép sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất có thể tiếp cận thị trường bằng cách tăng nguồn lâm sản hợp pháp, khi mà nhu cầu nhập khẩu của thị trường thế giới ngày một tăng.
Ông Hà Công Tuấn - Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Lâm nghiệp cho biết để ngăn chặn nạn phá rừng trái phép, Việt Nam đã cùng hợp tác với nhiều nước trên thế giới tham gia, cam kết ở cấp Chính phủ về tăng cường quản lý rừng. Việt Nam đã tham gia vào Kế hoạch Hành động FLEGT của các nước ASEAN, thích ứng với FLEGT của EU và Luật Lacey sửa đổi bổ sung của Hoa Kỳ.
Theo ông Tuấn, Luật Lacey vừa là thách thức cần phải vượt qua vừa là cơ hội để đưa việc quản lý rừng, quản lý việc nhập khẩu gỗ, quản lý ngành chế biến gỗ lên mức tốt hơn nhằm mục tiêu duy trì và mở rộng thị phần của đồ gỗ Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, doanh nghiệp xuất khẩu gỗ của Việt Nam hiện đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực thi Luật Lacey như quy định về nguồn gỗ hợp pháp, chứng từ hợp pháp cần thiết, xác định các cơ quan đánh giá chứng nhận nguồn gốc...
Việt Nam hiện là trung tâm sản xuất đồ gỗ lớn với 90% đồ gỗ sản xuất tại Việt Nam được xuất khẩu ra thế giới. Xuất khẩu gỗ của Việt Nam liên tục tăng trưởng, trong khoảng 10 năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu gỗ đã tăng tới 10 lần, năm 2009 đã đạt 2,7 tỷ USD. Mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD vào năm 2010.
Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ đồ gỗ lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 44% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam trong năm 2009, đạt 1,2 tỷ USD. Sau Hoa Kỳ, các nước nhập khẩu lâm sản lớn nhất của Việt Nam gồm Nhật Bản, Anh, Đức, Pháp và Trung Quốc.
Những cuộc hội thảo có nội dung tương tự sẽ được tổ chức tại Quy Nhơn vào ngày 25/8 và tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 27/8./.
Ngọc Dung (Vietnam+)