Ngày 4/3, tại cuộc họp của Ban soạn thảo Luật Thủ đô, các thành viên thống nhất sẽ trình Chính phủ vào ngày 15/3 tới.
Dự thảo Luật Thủ đô lần này gồm bốn chương, 34 điều, giảm 26 điều so với dự thảo trước, trong đó bỏ các quy định cứng về kiểm soát nhập cư cũng như không đưa ra điều kiện đối với việc cấp giấy phép cho lao động ngoài tỉnh...
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh, hiện nay trên địa bàn thành phố có quá nhiều cơ sở đào tạo.
Để Hà Nội là trung tâm đào tạo nhân tài trình độ cao, phải có những quy định khắt khe đối với việc thành lập các trung tâm đào tạo được tồn tại trên địa bàn Thủ đô.
Bên cạnh đó, Hà Nội phải có cơ chế mở để tuyển dụng nhân tài. Nếu áp dụng cơ chế giống các địa phương khác thì không thể tránh khỏi tình trạng ít người giỏi vào làm việc ở các cơ quan Nhà nước.
Đồng quan điểm trên, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên cho rằng vấn đề này rất cần thiết để Thủ đô thực sự là trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế...
Ngoài ra, còn có ý kiến cho rằng dự thảo Luật Thủ đô phải lưu ý đến sự khác biệt giữa nội và ngoại thành trong quá trình phát triển nhằm đảm bảo tính khả thi. Đặc biệt khi giao quyền cho chính quyền Thủ đô, đi kèm với đó phải có cơ chế kiểm tra, giám sát để không chỉ trao quyền bằng “lòng tin” mà phải kiểm tra, giám sát.”
Một số ý kiến cho rằng phải phải có cơ chế để người dân tham gia rộng rãi vào việc ra các quyết định quan trọng đối với sự phát triển của thủ đô Hà Nội./.
Dự thảo Luật Thủ đô lần này gồm bốn chương, 34 điều, giảm 26 điều so với dự thảo trước, trong đó bỏ các quy định cứng về kiểm soát nhập cư cũng như không đưa ra điều kiện đối với việc cấp giấy phép cho lao động ngoài tỉnh...
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh, hiện nay trên địa bàn thành phố có quá nhiều cơ sở đào tạo.
Để Hà Nội là trung tâm đào tạo nhân tài trình độ cao, phải có những quy định khắt khe đối với việc thành lập các trung tâm đào tạo được tồn tại trên địa bàn Thủ đô.
Bên cạnh đó, Hà Nội phải có cơ chế mở để tuyển dụng nhân tài. Nếu áp dụng cơ chế giống các địa phương khác thì không thể tránh khỏi tình trạng ít người giỏi vào làm việc ở các cơ quan Nhà nước.
Đồng quan điểm trên, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên cho rằng vấn đề này rất cần thiết để Thủ đô thực sự là trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế...
Ngoài ra, còn có ý kiến cho rằng dự thảo Luật Thủ đô phải lưu ý đến sự khác biệt giữa nội và ngoại thành trong quá trình phát triển nhằm đảm bảo tính khả thi. Đặc biệt khi giao quyền cho chính quyền Thủ đô, đi kèm với đó phải có cơ chế kiểm tra, giám sát để không chỉ trao quyền bằng “lòng tin” mà phải kiểm tra, giám sát.”
Một số ý kiến cho rằng phải phải có cơ chế để người dân tham gia rộng rãi vào việc ra các quyết định quan trọng đối với sự phát triển của thủ đô Hà Nội./.
Thanh Bình (Vietnam+)