Báo Vũ Hán chiều 12/9 dẫn lời của nhà phân tích chiến lược Lưu Kiến Vị, Chủ tịch Công ty Trách nhiệm hữu hạn Quản lý Quỹ Hối Thiêm Phúc tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc cho biết, người Trung Quốc thích giữ tiền nhất thế giới nhưng nếu chỉ giữ tiền mà không đầu tư thì càng giữ càng nghèo.
Căn cứ vào sự tăng trưởng của Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) trong 33 năm qua của Trung Quốc, ông Lưu Kiến Vị tính rằng 10 năm trước nếu có trong tay 1 triệu Nhân dân tệ, bạn sẽ mua được một căn nhà không tồi, nhưng nếu để đó không làm gì, bạn sẽ bị mất không 17%.
Trong trường hợp 20 năm trước có 1 triệu Nhân dân tệ, bạn nhất định sẽ mua được một căn biệt thị tuyệt vời, nhưng nếu giữ trong két, 1 triệu Nhân dân tệ giờ chỉ có giá trị bằng 650.000 Nhân dân tệ khi đó.
Theo ông Lưu Kiến Vị, người Trung Quốc thông thường lựa chọn bốn kênh đầu tư. Đầu tiên là gửi tiền vào ngân hàng, nhưng cái nhận được chỉ là “lãi suất âm” và gửi càng nhiều, càng bị mất giá nhiều.
Hai là mua công trái. Trừ đi lạm phát, lãi suất công trái mang lại trong 20 năm lại đây vẫn là con số âm (-1,24%).
Ba là mua vàng. 20 năm qua, vàng trên thị trường New York, Mỹ tăng 2,66 lần. Nhưng nếu mua vàng ở Trung Quốc thì càng lãi. Năm 1989, giá mua vàng của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc là 48 Nhân dân tệ/gam. 20 năm sau, vào tháng 12/2009, giá một gam vàng trên thị trường giao dịch vàng Thượng Hải là 244 Nhân dân tệ, tăng năm lần, nếu trừ đi lạm phát, tỉ lệ thu lợi thực tế là 80%.
Bốn là mua cổ phiếu. Năm 1989, khi Trung Quốc mở cửa thị trường chứng khoán, chỉ số dừng ở mức 96 điểm, tới cuối năm 2009 đã tăng 24 lần, trừ đi lạm phát, mỗi năm vẫn lãi 50%.
Từ phân tích trên, ông Lưu Kiến Vị khuyên những người có tiền trước tiên nên mua bảo hiểm để phòng rủi ro trong cuộc sống, sau đó, bỏ ra một ít để giữ, có thể dưới dạng trái biếu để giữ giá trị, còn lại nên đầu tư cổ phiếu để tìm kiếm cơ hội tiền “đẻ” ra tiền và nếu có tiền nhiều hơn, có thể đầu tư một ít vào vàng để kiếm lời./.
Căn cứ vào sự tăng trưởng của Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) trong 33 năm qua của Trung Quốc, ông Lưu Kiến Vị tính rằng 10 năm trước nếu có trong tay 1 triệu Nhân dân tệ, bạn sẽ mua được một căn nhà không tồi, nhưng nếu để đó không làm gì, bạn sẽ bị mất không 17%.
Trong trường hợp 20 năm trước có 1 triệu Nhân dân tệ, bạn nhất định sẽ mua được một căn biệt thị tuyệt vời, nhưng nếu giữ trong két, 1 triệu Nhân dân tệ giờ chỉ có giá trị bằng 650.000 Nhân dân tệ khi đó.
Theo ông Lưu Kiến Vị, người Trung Quốc thông thường lựa chọn bốn kênh đầu tư. Đầu tiên là gửi tiền vào ngân hàng, nhưng cái nhận được chỉ là “lãi suất âm” và gửi càng nhiều, càng bị mất giá nhiều.
Hai là mua công trái. Trừ đi lạm phát, lãi suất công trái mang lại trong 20 năm lại đây vẫn là con số âm (-1,24%).
Ba là mua vàng. 20 năm qua, vàng trên thị trường New York, Mỹ tăng 2,66 lần. Nhưng nếu mua vàng ở Trung Quốc thì càng lãi. Năm 1989, giá mua vàng của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc là 48 Nhân dân tệ/gam. 20 năm sau, vào tháng 12/2009, giá một gam vàng trên thị trường giao dịch vàng Thượng Hải là 244 Nhân dân tệ, tăng năm lần, nếu trừ đi lạm phát, tỉ lệ thu lợi thực tế là 80%.
Bốn là mua cổ phiếu. Năm 1989, khi Trung Quốc mở cửa thị trường chứng khoán, chỉ số dừng ở mức 96 điểm, tới cuối năm 2009 đã tăng 24 lần, trừ đi lạm phát, mỗi năm vẫn lãi 50%.
Từ phân tích trên, ông Lưu Kiến Vị khuyên những người có tiền trước tiên nên mua bảo hiểm để phòng rủi ro trong cuộc sống, sau đó, bỏ ra một ít để giữ, có thể dưới dạng trái biếu để giữ giá trị, còn lại nên đầu tư cổ phiếu để tìm kiếm cơ hội tiền “đẻ” ra tiền và nếu có tiền nhiều hơn, có thể đầu tư một ít vào vàng để kiếm lời./.
Hà Ngọc/Hongkong (Vietnam+)