Thời tiết mùa đông khiến cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng để chống lại giá rét, đồng thời cũng dễ khiến chúng ta bị mắc các chứng bệnh do virus gây ra như ho, cảm cúm, cảm lạnh. Do đó, cần biết cách giữ nhiệt cho cơ thể và phòng tránh các bệnh mùa đông.
Không lạm dụng điều hòa
Thay vì dùng điều hòa giữ ấm, bạn hãy mặc thêm quần áo vì cả mùa hè bạn đã sống trong môi trường điều hòa, nếu mùa đông bạn vẫn sử dụng điều hòa để chống chọi với cái lạnh sẽ khiến sức đề kháng của cơ thể suy giảm.
Và để chống lại mệt mỏi khi phải ngồi lì trong văn phòng, hãy ra ngoài hít thở không khí tự nhiên, tận hưởng ánh nắng mặt trời - một loại thuốc tự nhiên giúp phòng chống nhiều bệnh tật.
Không nên luôn đóng kín cửa
Mùa đông, nhiều người có thói quen đóng kín cửa để tránh gió, nhưng theo lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe, bạn cần thường xuyên mở cửa sổ cho phòng được thông thoáng. Mở cửa cho không khí vào phòng mỗi ngày chỉ vài phút, sẽ giúp cho không khí bị ô nhiễm trong phòng thoát ra ngoài. Vì những nơi thông gió kém, độ ẩm thấp là nơi trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn gây bệnh.
Không quên vận động
Đi bộ, đi xe đạp, tập yoga hay đơn giản là bật nhạc thật vui vẻ để mọi người cùng nhún nhảy là những vận động rất cần thiết trong mùa đông. Kiên trì tập luyện 1-2 lần/tuần cũng đủ để duy trì sức khỏe tốt và thay đổi tâm trạng.
Không để tinh thần sa sút và cơ thể mỏi mệt
Những người bị căng thẳng, chịu nhiều áp lực, dễ bị nhiễm bệnh nhất. Nếu bạn cảm thấy sức khỏe không được tốt, hơi mệt mỏi thì nên nghỉ ngơi thư giãn, thay đổi phương thức sinh hoạt hàng ngày và cố gắng tạo cho mình một cuộc sống thoải mái hơn. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, hãy tắm nước ấm, ngủ một giấc, bạn sẽ lấy lại sự tỉnh táo. Đừng để cơ thể quá tải vì công việc, bệnh tật sẽ tấn công những người mệt mỏi, tâm trạng chán nản.
Không ngủ muộn, dậy sớm
Do mùa đông ngày ngắn, đêm dài nên bạn cần ngủ sớm, dậy muộn hơn một chút. Điều này có tác dụng làm khỏe thận, vốn rất quan trọng trong việc giữ ấm cơ thể. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, việc thiếu ngủ khiến chúng ta dễ bị nhiễm bệnh hơn do số lượng một số tế bào giúp chống lại vi khuẩn, vi trùng bị giảm sút.
Không khát cũng cần uống nước
Mùa lạnh chúng ta ít có cảm giác bị khát nước. Nhưng do trong mùa lạnh thời tiết thường hanh khô nên cơ thể dễ bị lâm vào tình trạng khử nước, vì thế bạn cần bổ sung nước cho cơ thể một cách đều đặn. Khi cơ thể đủ nước thì độ ẩm của các cơ quan thuộc hệ thống hô hấp được duy trì, giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào.
Nước còn giúp tăng cường hệ miễn dịch. Nếu bạn bị ngạt mũi, hãy uống các loại đồ uống nóng như trà chanh, trà mật ong. Trà xanh hỗ trợ hệ miễn dịch rất tốt. Nếu bạn bị đau họng, bị ho thì nên thêm mật ong, sẽ rất có tác dụng.
Không để mắt khô
Tránh lạm dụng lò sưởi trong nhà vào mùa đông bởi đây là một trong những nguyên nhân làm cho không khí bị mất đi độ ẩm cần thiết để duy trì môi trường bình thường cho mắt và da. Không khí quá khô trong mùa đông có thể gây khó chịu cho mắt, vì vậy hãy luôn nhớ đặt một chậu nước trong phòng ngủ để hạn chế không khí bị khô do dùng quạt sưởi ấm.
Đối với những người đeo kính áp tròng, cần phải luôn giữ cho mắt có được độ ẩm cần thiết. Tránh uống rượu, hoặc đồ uống có cồn vì sẽ làm cho mắt nhanh bị khô hơn. Khi làm việc ngoài trời thường xuyên đừng quên mang kính râm do ánh sáng mùa đông cũng có hại cho mắt không kém gì mùa hè. Ngoài ra đeo kính râm còn có tác dụng cản gió lạnh, giảm sự bốc hơi nước làm khô mắt.
Đối với phụ nữ, nên chọn loại kem trang điểm mắt có chất lượng bảo đảm và có độ ẩm cần thiết cho vùng mắt. Hạn chế trang điểm mắt thường xuyên vào mùa đông vì nó sẽ khiến cho mắt dễ bị viêm nhiễm và bị đau.
Không để răng lạnh
Khi hít thở phải không khí lạnh vào mùa đông, rất dễ mắc phải các triệu chứng như viêm lợi, chảy máu chân răng. Nếu thay đổi nhiệt độ nóng lạnh đột ngột, thường xuyên thì tần suất xảy ra những cơn đau răng sẽ rất cao. Các chuyên gia khuyến cáo, khi nhiệt độ xuống thấp, gió lớn, chúng ta nên mang khẩu trang khi ra ngoài để tránh cho răng bị lạnh. Khi vừa đi ngoài trời lạnh về không nên ngay lập tức uống nước nóng hoặc ăn đồ ăn nóng mà nên nghỉ ngơi một chút.
Khi chải răng nên dùng nước ấm bởi nước lạnh sẽ gây tác động xấu đối với răng. Ngoài ra, khí hậu khô hanh về mùa đông là điều kiện lý tưởng để nhiều mầm bệnh phát triển. Nếu hít phải không khí có mầm bệnh sẽ rất dễ mắc các bệnh về răng miệng, do vậy cần phải giữ cho khoang miệng luôn sạch sẽ.
Không để thận suy yếu
Các chuyên gia khuyên rằng, mùa đông chính là lúc chúng ta càng phải giữ gìn sự khỏe mạnh của thận. Để giúp thận khỏe mạnh, hãy dùng 2 ngón tay đặt vào giữa lưng, xoa xát trên dưới thắt lưng cho đến khi cảm thấy lưng nóng lên mới thôi. Ở đây có rất nhiều huyệt vị liên quan đến thận. Cũng có thể ngồi ngay ngắn trên ghế hay giường, hai chân thả xuống tự nhiên, từ từ xoay xoay người 3 - 5 lần sang trái rồi sang phải, sau đó giơ cao cả 2 chân lên không, rồi hạ xuống, đưa ra trước, đưa ra sau. Làm như vậy trên 10 lần. Kiên trì tập sẽ có tác dụng làm khỏe lưng, đầu gối và ích thận.
Chế độ dinh dưỡng
Ăn đủ thực phẩm: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các loại thực phẩm bổ sung trong những ngày mùa đông cần giàu chất xơ và đạm. Nên ăn đủ thực phẩm để tăng nhiệt lượng là chính. Đặc biệt, cần ăn nhiều thịt và các chế phẩm từ đậu nành, bổ sung vitamin và muối vô cơ. Thịt dê, đậu nành, hạnh đào, hạt dẻ, cà rốt là những thực phẩm thích hợp cho mùa đông.
Vitamin C và Betacarotene: Vitamin C giống như một “chất keo” đặc biệt, liên kết và duy trì sự khỏe mạnh của các tế bào, giúp chống chọi với các loại virus và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Vitamin C có thể làm giảm các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm và đặc biệt hiệu quả khi mới chớm bệnh. Cam, chanh, bưởi, quýt chứa nhiều dưỡng chất bảo vệ, tiêu biểu như vitamin C và bioflavonoid, giúp chống cảm cúm, cảm lạnh hiệu quả.
Cà rốt, nho khô, đậu xanh, dâu tây… cũng đều chứa vitamin C hay chất carotenoid tăng cường cho hệ miễn dịch. Các loại rau họ nhà cải như cải xanh, bắp cải, súp lơ, bí ngọt, bí đỏ, bí ngô, bí bao tử là nguồn cung cấp betacarotene rất tốt giúp bảo vệ cơ thể do đây là một trong số các chất chống ôxy hóa mạnh nhất vào mùa đông, đồng thời chúng cũng rất giàu vitamin C và canxi.
Chất béo và chất có đường cũng sẽ giúp bạn tránh rét rất tốt, nhưng nên ăn có chừng mực.
Sữa chua: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Đức thì các vi khuẩn sống probiotic trong sữa chua có khả năng làm giảm thời gian chữa trị cảm lạnh và cảm cúm.
Cá: Cá rất giàu kẽm và acid béo omega-3. Kẽm có tác dụng kích thích sản sinh ra bạch cầu giúp chống vi khuẩn hiệu quả hơn. Còn acid béo omega-3 sẽ làm cho da bớt khô và nứt nẻ. Vào mùa đông, chứng trầm cảm cũng gia tăng và nhiều nghiên cứu cho thấy acid béo omega-3 sẽ giúp ngăn ngừa và giảm cảm giác trì trệ, mệt mỏi. Các loại cá giàu loại acid béo này là cá thu, cá ngừ.
Súp và canh hầm nóng: Ăn các thực phẩm dạng lỏng, đặc biệt là súp khi bị ốm vào mùa đông sẽ giúp cơ thể tránh được tình trạng khử nước. Súp đang bốc hơi nghi ngút còn giúp thông mũi và tăng tiết mồ hôi, giúp nhanh lành bệnh. Đặc biệt, súp gà rất giàu selen và vitamin E - 2 vi chất giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Khi nấu súp gà nên cho thêm ít tỏi - một loại gia vị có vai trò như một chất kháng sinh chống virus. Canh hầm ấm nóng cũng giúp giữ ấm cơ thể, nhanh chóng đẩy lùi cơn lạnh và giúp lưu thông mạch máu./.
Không lạm dụng điều hòa
Thay vì dùng điều hòa giữ ấm, bạn hãy mặc thêm quần áo vì cả mùa hè bạn đã sống trong môi trường điều hòa, nếu mùa đông bạn vẫn sử dụng điều hòa để chống chọi với cái lạnh sẽ khiến sức đề kháng của cơ thể suy giảm.
Và để chống lại mệt mỏi khi phải ngồi lì trong văn phòng, hãy ra ngoài hít thở không khí tự nhiên, tận hưởng ánh nắng mặt trời - một loại thuốc tự nhiên giúp phòng chống nhiều bệnh tật.
Không nên luôn đóng kín cửa
Mùa đông, nhiều người có thói quen đóng kín cửa để tránh gió, nhưng theo lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe, bạn cần thường xuyên mở cửa sổ cho phòng được thông thoáng. Mở cửa cho không khí vào phòng mỗi ngày chỉ vài phút, sẽ giúp cho không khí bị ô nhiễm trong phòng thoát ra ngoài. Vì những nơi thông gió kém, độ ẩm thấp là nơi trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn gây bệnh.
Không quên vận động
Đi bộ, đi xe đạp, tập yoga hay đơn giản là bật nhạc thật vui vẻ để mọi người cùng nhún nhảy là những vận động rất cần thiết trong mùa đông. Kiên trì tập luyện 1-2 lần/tuần cũng đủ để duy trì sức khỏe tốt và thay đổi tâm trạng.
Không để tinh thần sa sút và cơ thể mỏi mệt
Những người bị căng thẳng, chịu nhiều áp lực, dễ bị nhiễm bệnh nhất. Nếu bạn cảm thấy sức khỏe không được tốt, hơi mệt mỏi thì nên nghỉ ngơi thư giãn, thay đổi phương thức sinh hoạt hàng ngày và cố gắng tạo cho mình một cuộc sống thoải mái hơn. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, hãy tắm nước ấm, ngủ một giấc, bạn sẽ lấy lại sự tỉnh táo. Đừng để cơ thể quá tải vì công việc, bệnh tật sẽ tấn công những người mệt mỏi, tâm trạng chán nản.
Không ngủ muộn, dậy sớm
Do mùa đông ngày ngắn, đêm dài nên bạn cần ngủ sớm, dậy muộn hơn một chút. Điều này có tác dụng làm khỏe thận, vốn rất quan trọng trong việc giữ ấm cơ thể. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, việc thiếu ngủ khiến chúng ta dễ bị nhiễm bệnh hơn do số lượng một số tế bào giúp chống lại vi khuẩn, vi trùng bị giảm sút.
Không khát cũng cần uống nước
Mùa lạnh chúng ta ít có cảm giác bị khát nước. Nhưng do trong mùa lạnh thời tiết thường hanh khô nên cơ thể dễ bị lâm vào tình trạng khử nước, vì thế bạn cần bổ sung nước cho cơ thể một cách đều đặn. Khi cơ thể đủ nước thì độ ẩm của các cơ quan thuộc hệ thống hô hấp được duy trì, giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào.
Nước còn giúp tăng cường hệ miễn dịch. Nếu bạn bị ngạt mũi, hãy uống các loại đồ uống nóng như trà chanh, trà mật ong. Trà xanh hỗ trợ hệ miễn dịch rất tốt. Nếu bạn bị đau họng, bị ho thì nên thêm mật ong, sẽ rất có tác dụng.
Không để mắt khô
Tránh lạm dụng lò sưởi trong nhà vào mùa đông bởi đây là một trong những nguyên nhân làm cho không khí bị mất đi độ ẩm cần thiết để duy trì môi trường bình thường cho mắt và da. Không khí quá khô trong mùa đông có thể gây khó chịu cho mắt, vì vậy hãy luôn nhớ đặt một chậu nước trong phòng ngủ để hạn chế không khí bị khô do dùng quạt sưởi ấm.
Đối với những người đeo kính áp tròng, cần phải luôn giữ cho mắt có được độ ẩm cần thiết. Tránh uống rượu, hoặc đồ uống có cồn vì sẽ làm cho mắt nhanh bị khô hơn. Khi làm việc ngoài trời thường xuyên đừng quên mang kính râm do ánh sáng mùa đông cũng có hại cho mắt không kém gì mùa hè. Ngoài ra đeo kính râm còn có tác dụng cản gió lạnh, giảm sự bốc hơi nước làm khô mắt.
Đối với phụ nữ, nên chọn loại kem trang điểm mắt có chất lượng bảo đảm và có độ ẩm cần thiết cho vùng mắt. Hạn chế trang điểm mắt thường xuyên vào mùa đông vì nó sẽ khiến cho mắt dễ bị viêm nhiễm và bị đau.
Không để răng lạnh
Khi hít thở phải không khí lạnh vào mùa đông, rất dễ mắc phải các triệu chứng như viêm lợi, chảy máu chân răng. Nếu thay đổi nhiệt độ nóng lạnh đột ngột, thường xuyên thì tần suất xảy ra những cơn đau răng sẽ rất cao. Các chuyên gia khuyến cáo, khi nhiệt độ xuống thấp, gió lớn, chúng ta nên mang khẩu trang khi ra ngoài để tránh cho răng bị lạnh. Khi vừa đi ngoài trời lạnh về không nên ngay lập tức uống nước nóng hoặc ăn đồ ăn nóng mà nên nghỉ ngơi một chút.
Khi chải răng nên dùng nước ấm bởi nước lạnh sẽ gây tác động xấu đối với răng. Ngoài ra, khí hậu khô hanh về mùa đông là điều kiện lý tưởng để nhiều mầm bệnh phát triển. Nếu hít phải không khí có mầm bệnh sẽ rất dễ mắc các bệnh về răng miệng, do vậy cần phải giữ cho khoang miệng luôn sạch sẽ.
Không để thận suy yếu
Các chuyên gia khuyên rằng, mùa đông chính là lúc chúng ta càng phải giữ gìn sự khỏe mạnh của thận. Để giúp thận khỏe mạnh, hãy dùng 2 ngón tay đặt vào giữa lưng, xoa xát trên dưới thắt lưng cho đến khi cảm thấy lưng nóng lên mới thôi. Ở đây có rất nhiều huyệt vị liên quan đến thận. Cũng có thể ngồi ngay ngắn trên ghế hay giường, hai chân thả xuống tự nhiên, từ từ xoay xoay người 3 - 5 lần sang trái rồi sang phải, sau đó giơ cao cả 2 chân lên không, rồi hạ xuống, đưa ra trước, đưa ra sau. Làm như vậy trên 10 lần. Kiên trì tập sẽ có tác dụng làm khỏe lưng, đầu gối và ích thận.
Chế độ dinh dưỡng
Ăn đủ thực phẩm: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các loại thực phẩm bổ sung trong những ngày mùa đông cần giàu chất xơ và đạm. Nên ăn đủ thực phẩm để tăng nhiệt lượng là chính. Đặc biệt, cần ăn nhiều thịt và các chế phẩm từ đậu nành, bổ sung vitamin và muối vô cơ. Thịt dê, đậu nành, hạnh đào, hạt dẻ, cà rốt là những thực phẩm thích hợp cho mùa đông.
Vitamin C và Betacarotene: Vitamin C giống như một “chất keo” đặc biệt, liên kết và duy trì sự khỏe mạnh của các tế bào, giúp chống chọi với các loại virus và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Vitamin C có thể làm giảm các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm và đặc biệt hiệu quả khi mới chớm bệnh. Cam, chanh, bưởi, quýt chứa nhiều dưỡng chất bảo vệ, tiêu biểu như vitamin C và bioflavonoid, giúp chống cảm cúm, cảm lạnh hiệu quả.
Cà rốt, nho khô, đậu xanh, dâu tây… cũng đều chứa vitamin C hay chất carotenoid tăng cường cho hệ miễn dịch. Các loại rau họ nhà cải như cải xanh, bắp cải, súp lơ, bí ngọt, bí đỏ, bí ngô, bí bao tử là nguồn cung cấp betacarotene rất tốt giúp bảo vệ cơ thể do đây là một trong số các chất chống ôxy hóa mạnh nhất vào mùa đông, đồng thời chúng cũng rất giàu vitamin C và canxi.
Chất béo và chất có đường cũng sẽ giúp bạn tránh rét rất tốt, nhưng nên ăn có chừng mực.
Sữa chua: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Đức thì các vi khuẩn sống probiotic trong sữa chua có khả năng làm giảm thời gian chữa trị cảm lạnh và cảm cúm.
Cá: Cá rất giàu kẽm và acid béo omega-3. Kẽm có tác dụng kích thích sản sinh ra bạch cầu giúp chống vi khuẩn hiệu quả hơn. Còn acid béo omega-3 sẽ làm cho da bớt khô và nứt nẻ. Vào mùa đông, chứng trầm cảm cũng gia tăng và nhiều nghiên cứu cho thấy acid béo omega-3 sẽ giúp ngăn ngừa và giảm cảm giác trì trệ, mệt mỏi. Các loại cá giàu loại acid béo này là cá thu, cá ngừ.
Súp và canh hầm nóng: Ăn các thực phẩm dạng lỏng, đặc biệt là súp khi bị ốm vào mùa đông sẽ giúp cơ thể tránh được tình trạng khử nước. Súp đang bốc hơi nghi ngút còn giúp thông mũi và tăng tiết mồ hôi, giúp nhanh lành bệnh. Đặc biệt, súp gà rất giàu selen và vitamin E - 2 vi chất giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Khi nấu súp gà nên cho thêm ít tỏi - một loại gia vị có vai trò như một chất kháng sinh chống virus. Canh hầm ấm nóng cũng giúp giữ ấm cơ thể, nhanh chóng đẩy lùi cơn lạnh và giúp lưu thông mạch máu./.
Bài viết này được đăng tải theo thỏa thuận bằng văn bản giữa Tạp chí Doanh nhân thuộc VCCI và Vietnam+ |
(Doanh nhân/Vietnam+)