Đêm hội tôn vinh nghệ thuật múa rối truyền thống, bước khởi đầu của những ý tưởng đẹp nhằm giữ lửa cho múa rối Thăng Long-Hà Nội-Việt Nam đã diễn ra lần đầu tiên tại Cung thiếu nhi Hà Nội tối 15/10.
Là một bộ môn nghệ thuật có nguồn gốc lâu đời, kết tinh trí thông minh và tài khéo của nhân dân lao động, nghệ thuật múa rối truyền thống Việt Nam gắn bó khăng khít với các lễ hội, bởi sức hấp dẫn kỳ lạ từ những tích trò giản đơn mà thâm thúy, cùng những quân rối được sáng tạo với tất cả niềm yêu thương.
Múa rối cổ truyền Việt Nam ghi nhận hai loại hình múa rối chủ yếu là rối cạn và rối nước, với hàng trăm cơ sở tập trung chủ yếu ở khu vực miền Bắc. Riêng tại Hà Nội đã có tới 5 phường rối nước có bề dày lịch sử hàng trăm năm đang tiếp tục được giữ gìn và phát huy như phường rối Đào Thục (Đông Anh), Chàng Sơn, Thạch Xá, Bình Phú, Tế Tiêu (Thạch Thất).
Cùng với đó là Thủy đình rối nước Hồ Long tại khu di tích chùa Thầy, một di tích quý còn nguyên vẹn cả về nghệ thuật kiến trúc lẫn giá trị lịch sử của nghệ thuật múa rối nước Việt Nam “độc nhất vô nhị”.
Ý tưởng kết nối các phường rối trong một đêm hội tôn vinh nghệ thuật múa rối truyền thống, nét tinh hoa văn hóa của Thăng Long-Hà Nội ngàn năm văn hiến cũng nảy sinh từ đó.
Để thực hiện ý tưởng này, từ đầu tháng 7/2009, Nhà hát Múa rối Thăng Long đã cử người về các phường rối, động viên và mời các nghệ nhân dân gian tham gia, trong đó có cụ Nguyễn Văn Bể, hơn 80 tuổi ở phường rối Tế Tiêu vốn nổi tiếng với các trò rối nước và rối cạn dưới hình thức hát tuồng.
Tại Đêm hội tôn vinh nghệ thuật múa rối, mỗi phường rối chọn cử khoảng 10-15 người, tham gia 3 tiết mục đặc sắc của riêng phường mình, với đầy đủ các chủng loại rối. Phường rối Đình Phú “khoe” trò Leo cây đốt pháo, phường rối Chàng Sơn “khoe” trò Tứ mã chém đầu, phường rối Thạch Xá “khoe” trò Nhi đồng leo thang, Trâu chui ống…
Tại sân Cung thiếu nhi, ba thủy đình diễn rối nước mang biểu tượng Khuê Văn Các, chùa Kim Liên và thủy đình cổ chùa Thầy) được dựng lên để phục vụ biểu diễn rối nước. Cùng với đó còn có các khu trưng bày sắp đặt về rối theo các chủ đề, khu chế tác quân rối nước, giới thiệu đồ chơi dân gian.
Hàng chục năm tham gia biểu diễn, rồi làm công tác quản lý, nghệ sĩ Hoàng Tuấn, Giám đốc Nhà hát Múa rối Thăng Long luôn mong muốn những cái hay, cái đẹp đặc sắc của nghệ thuật múa rối, vốn được coi là “em út” trong làng nghệ thuật, đến được với công chúng trong nước và quốc tế, đặc biệt là các em nhỏ.
Bên cạnh những đêm diễn rối nước quanh năm “đỏ đèn” làm nên thương hiệu Múa rối Thăng Long ở 57B Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm), từ năm 2007, Nhà hát còn chủ động xây dựng một số vở diễn rối cạn theo hình thức biểu diễn mới, lấy đề tài từ các truyền thuyết dân gian như Huyền thoại Tiên Rồng, Trấn cổ Loa thành, Thánh Gióng… Trong đó người diễn viên cùng diễn với quân rối khiến không gian diễn được mở rộng hơn, cơ hội giao lưu với khán giả cũng nhiều hơn.
Cách đây một tháng, Nhà hát đã ra mắt công chúng vở rối cạn “Nàng Hến” lấy cảm tác từ vở “Nghêu-Sò-Ốc-Hến”, từng thành công ở các loại hình nghệ thuật khác như tuồng, chèo, kịch nói. Vở diễn huy động 14 diễn viên diễn ngoài sân khấu cùng khoảng 20 quân rối, với lời thoại và âm thanh trên nền hát dân ca.
Tuy nhiên, cái khó hiện nay là do chưa có địa điểm biểu diễn “rối cạn”, Nhà hát Múa rối Thăng Long vẫn phải thuê địa điểm để tập luyện và biểu diễn tại Trung tâm chiếu phim Quân đội tại phố Lý Nam Đế, trong khi vẫn phải đảm bảo mỗi ngày 3 suất diễn rối nước tại Nhà hát.
Các nghệ sĩ diễn viên nơi đây còn đang ấp ủ ý tưởng tạo lập các nhóm biểu diễn rối nước lưu động tại các trường học. Với thủy đình nhỏ và sân khấu nước mini (2x2m), các nghệ sĩ diễn viên sẽ tạo điều kiện để các em nhỏ được diễn cùng trong các tích trò, hiểu thêm về xuất xứ, cùng cái đẹp, cái hay của nghệ thuật rối nước để chung tay giữ gìn nét tinh hoa văn hóa của Thăng Long-Hà Nội.
Đêm hội quy tụ gần 150 nghệ sĩ, diễn viên chuyên nghiệp và không chuyên của Nhà hát Múa rối Thăng Long (Hà Nội), Đoàn Múa rối Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và các phường múa rối trên địa bàn Thủ đô./.
Là một bộ môn nghệ thuật có nguồn gốc lâu đời, kết tinh trí thông minh và tài khéo của nhân dân lao động, nghệ thuật múa rối truyền thống Việt Nam gắn bó khăng khít với các lễ hội, bởi sức hấp dẫn kỳ lạ từ những tích trò giản đơn mà thâm thúy, cùng những quân rối được sáng tạo với tất cả niềm yêu thương.
Múa rối cổ truyền Việt Nam ghi nhận hai loại hình múa rối chủ yếu là rối cạn và rối nước, với hàng trăm cơ sở tập trung chủ yếu ở khu vực miền Bắc. Riêng tại Hà Nội đã có tới 5 phường rối nước có bề dày lịch sử hàng trăm năm đang tiếp tục được giữ gìn và phát huy như phường rối Đào Thục (Đông Anh), Chàng Sơn, Thạch Xá, Bình Phú, Tế Tiêu (Thạch Thất).
Cùng với đó là Thủy đình rối nước Hồ Long tại khu di tích chùa Thầy, một di tích quý còn nguyên vẹn cả về nghệ thuật kiến trúc lẫn giá trị lịch sử của nghệ thuật múa rối nước Việt Nam “độc nhất vô nhị”.
Ý tưởng kết nối các phường rối trong một đêm hội tôn vinh nghệ thuật múa rối truyền thống, nét tinh hoa văn hóa của Thăng Long-Hà Nội ngàn năm văn hiến cũng nảy sinh từ đó.
Để thực hiện ý tưởng này, từ đầu tháng 7/2009, Nhà hát Múa rối Thăng Long đã cử người về các phường rối, động viên và mời các nghệ nhân dân gian tham gia, trong đó có cụ Nguyễn Văn Bể, hơn 80 tuổi ở phường rối Tế Tiêu vốn nổi tiếng với các trò rối nước và rối cạn dưới hình thức hát tuồng.
Tại Đêm hội tôn vinh nghệ thuật múa rối, mỗi phường rối chọn cử khoảng 10-15 người, tham gia 3 tiết mục đặc sắc của riêng phường mình, với đầy đủ các chủng loại rối. Phường rối Đình Phú “khoe” trò Leo cây đốt pháo, phường rối Chàng Sơn “khoe” trò Tứ mã chém đầu, phường rối Thạch Xá “khoe” trò Nhi đồng leo thang, Trâu chui ống…
Tại sân Cung thiếu nhi, ba thủy đình diễn rối nước mang biểu tượng Khuê Văn Các, chùa Kim Liên và thủy đình cổ chùa Thầy) được dựng lên để phục vụ biểu diễn rối nước. Cùng với đó còn có các khu trưng bày sắp đặt về rối theo các chủ đề, khu chế tác quân rối nước, giới thiệu đồ chơi dân gian.
Hàng chục năm tham gia biểu diễn, rồi làm công tác quản lý, nghệ sĩ Hoàng Tuấn, Giám đốc Nhà hát Múa rối Thăng Long luôn mong muốn những cái hay, cái đẹp đặc sắc của nghệ thuật múa rối, vốn được coi là “em út” trong làng nghệ thuật, đến được với công chúng trong nước và quốc tế, đặc biệt là các em nhỏ.
Bên cạnh những đêm diễn rối nước quanh năm “đỏ đèn” làm nên thương hiệu Múa rối Thăng Long ở 57B Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm), từ năm 2007, Nhà hát còn chủ động xây dựng một số vở diễn rối cạn theo hình thức biểu diễn mới, lấy đề tài từ các truyền thuyết dân gian như Huyền thoại Tiên Rồng, Trấn cổ Loa thành, Thánh Gióng… Trong đó người diễn viên cùng diễn với quân rối khiến không gian diễn được mở rộng hơn, cơ hội giao lưu với khán giả cũng nhiều hơn.
Cách đây một tháng, Nhà hát đã ra mắt công chúng vở rối cạn “Nàng Hến” lấy cảm tác từ vở “Nghêu-Sò-Ốc-Hến”, từng thành công ở các loại hình nghệ thuật khác như tuồng, chèo, kịch nói. Vở diễn huy động 14 diễn viên diễn ngoài sân khấu cùng khoảng 20 quân rối, với lời thoại và âm thanh trên nền hát dân ca.
Tuy nhiên, cái khó hiện nay là do chưa có địa điểm biểu diễn “rối cạn”, Nhà hát Múa rối Thăng Long vẫn phải thuê địa điểm để tập luyện và biểu diễn tại Trung tâm chiếu phim Quân đội tại phố Lý Nam Đế, trong khi vẫn phải đảm bảo mỗi ngày 3 suất diễn rối nước tại Nhà hát.
Các nghệ sĩ diễn viên nơi đây còn đang ấp ủ ý tưởng tạo lập các nhóm biểu diễn rối nước lưu động tại các trường học. Với thủy đình nhỏ và sân khấu nước mini (2x2m), các nghệ sĩ diễn viên sẽ tạo điều kiện để các em nhỏ được diễn cùng trong các tích trò, hiểu thêm về xuất xứ, cùng cái đẹp, cái hay của nghệ thuật rối nước để chung tay giữ gìn nét tinh hoa văn hóa của Thăng Long-Hà Nội.
Đêm hội quy tụ gần 150 nghệ sĩ, diễn viên chuyên nghiệp và không chuyên của Nhà hát Múa rối Thăng Long (Hà Nội), Đoàn Múa rối Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và các phường múa rối trên địa bàn Thủ đô./.
(TTXVN/Vietnam+)