Lễ Đolta của đồng bào Khmer cũng là thời điểm thu hoạch vụ mùa, mặc dù bận rộn với công việc đồng áng nhưng hầu hết các gia đình Khmer ở các tỉnh Nam Bộ như Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh, An Giang…đều chuẩn bị chu đáo cho ngày lễ Đolta để tưởng nhớ công đức của những người đã khuất như ông bà, cha mẹ, cố hòa thượng...
Dịp lễ này, bà con cầu mong gia đình an lành, bảo tồn được các phong tục tập quán, những nét đẹp tâm linh.
Vào mùa lễ, các gia đình đồng bào Khmer Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện chu đáo nghĩa vụ và nghi thức mùa lễ từ dâng cơm phiên tại chùa, cúng rước ông bà tại nhà, đi lễ chùa, cúng đưa ông bà. Bắt đầu từ khoảng 2 tuần trước ngày lễ chính (ngày 29/8 Âm lịch) người dân tộc Khmer nhộn nhịp với các hoạt động chuẩn bị lễ, từ lau dọn trang trí bàn thờ, làm bánh, mua sắm chuẩn bị lễ vật để dâng Chùa, dâng cơm, thăm viếng chúc thọ ông bà.
Dâng cơm phiên là nghi thức đầu tiên của mùa lễ. Trước đây, dâng cơm phiên được bà con tổ chức trong 3 tháng nhập hạ nhưng nay các chùa chỉ tổ chức dâng cơm phiên trong nửa tháng, có chùa tổ chức trong một tuần trước ngày lễ Đolta.
Sư Trần Sa Phên, Phó trụ trì chùa Luông Ba Sắc, thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng ghi nhận năm nay, đời sống phật tử thay đổi hơn nhờ vụ lúa mới thu hoạch và bán được giá, bà con đến chùa đông hơn năm trước. Lễ Đolta năm nay cũng được tổ chức sung túc và long trọng hơn so với mọi năm.
Chùa Luông Ba Sắc - ngôi chùa được xây dựng cách đây hơn 500 năm, hiện có trên 1.000 phật tử. Đến nay, chùa vẫn còn giữ được nhiều phong tục xưa, tập hợp được nhiều phật tử địa phương và phương xa đến cúng lễ trong các ngày lễ đặc biệt. Trong dịp lễ Đolta, phật tử đến dâng cơm phiên (cúng cơm Phật) và để hồi hướng đến những người đã khuất từ rất sớm, khoảng 3 giờ sáng.
Không chỉ ở Sóc Trăng, đồng bào Khmer sinh sống ở các quận, huyện như huyện Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Ô Môn của thành phố Cần Thơ cũng tích cực đi lễ chùa, dâng cơm phiên vào những ngày này và chuẩn bị lễ Đolta tại nhà.
Anh Thạch Chuôl, giáo viên ở xã Thuận Hưng, huyện Cờ Đỏ chia sẻ, năm nào anh cũng tổ chức lễ Đolta rất long trọng ở gia đình, đi lễ chùa để tỏ lòng biết ơn người đã khuất, ông bà cha mẹ và để giáo dục lớp trẻ sau này biết ơn nghĩa, biết giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc. Đây cũng là dịp gặp gỡ, trao đổi về đời sống, tinh thần nhất là động viên nhau nỗ lực làm kinh tế để xây dựng phum sóc, xây dựng chùa chiền, xã hội phát triển.
Sau các ngày dâng cơm phiên, các hộ gia đình Khmer bắt đầu chuẩn bị nghi thức lễ ở nhà. Tùy theo khả năng kinh tế của mỗi gia đình mà lễ Đolta tại các hộ được tổ chức lớn hay nhỏ và có mời các vị sư đọc kinh, dùng cơm và chúc phúc gia đình.
Trong dịp này, lãnh đạo địa phương, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức các đoàn thăm viếng, chúc lễ tại các chùa, các hộ gia đình Khmer ở địa phương./.
Dịp lễ này, bà con cầu mong gia đình an lành, bảo tồn được các phong tục tập quán, những nét đẹp tâm linh.
Vào mùa lễ, các gia đình đồng bào Khmer Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện chu đáo nghĩa vụ và nghi thức mùa lễ từ dâng cơm phiên tại chùa, cúng rước ông bà tại nhà, đi lễ chùa, cúng đưa ông bà. Bắt đầu từ khoảng 2 tuần trước ngày lễ chính (ngày 29/8 Âm lịch) người dân tộc Khmer nhộn nhịp với các hoạt động chuẩn bị lễ, từ lau dọn trang trí bàn thờ, làm bánh, mua sắm chuẩn bị lễ vật để dâng Chùa, dâng cơm, thăm viếng chúc thọ ông bà.
Dâng cơm phiên là nghi thức đầu tiên của mùa lễ. Trước đây, dâng cơm phiên được bà con tổ chức trong 3 tháng nhập hạ nhưng nay các chùa chỉ tổ chức dâng cơm phiên trong nửa tháng, có chùa tổ chức trong một tuần trước ngày lễ Đolta.
Sư Trần Sa Phên, Phó trụ trì chùa Luông Ba Sắc, thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng ghi nhận năm nay, đời sống phật tử thay đổi hơn nhờ vụ lúa mới thu hoạch và bán được giá, bà con đến chùa đông hơn năm trước. Lễ Đolta năm nay cũng được tổ chức sung túc và long trọng hơn so với mọi năm.
Chùa Luông Ba Sắc - ngôi chùa được xây dựng cách đây hơn 500 năm, hiện có trên 1.000 phật tử. Đến nay, chùa vẫn còn giữ được nhiều phong tục xưa, tập hợp được nhiều phật tử địa phương và phương xa đến cúng lễ trong các ngày lễ đặc biệt. Trong dịp lễ Đolta, phật tử đến dâng cơm phiên (cúng cơm Phật) và để hồi hướng đến những người đã khuất từ rất sớm, khoảng 3 giờ sáng.
Không chỉ ở Sóc Trăng, đồng bào Khmer sinh sống ở các quận, huyện như huyện Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Ô Môn của thành phố Cần Thơ cũng tích cực đi lễ chùa, dâng cơm phiên vào những ngày này và chuẩn bị lễ Đolta tại nhà.
Anh Thạch Chuôl, giáo viên ở xã Thuận Hưng, huyện Cờ Đỏ chia sẻ, năm nào anh cũng tổ chức lễ Đolta rất long trọng ở gia đình, đi lễ chùa để tỏ lòng biết ơn người đã khuất, ông bà cha mẹ và để giáo dục lớp trẻ sau này biết ơn nghĩa, biết giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc. Đây cũng là dịp gặp gỡ, trao đổi về đời sống, tinh thần nhất là động viên nhau nỗ lực làm kinh tế để xây dựng phum sóc, xây dựng chùa chiền, xã hội phát triển.
Sau các ngày dâng cơm phiên, các hộ gia đình Khmer bắt đầu chuẩn bị nghi thức lễ ở nhà. Tùy theo khả năng kinh tế của mỗi gia đình mà lễ Đolta tại các hộ được tổ chức lớn hay nhỏ và có mời các vị sư đọc kinh, dùng cơm và chúc phúc gia đình.
Trong dịp này, lãnh đạo địa phương, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức các đoàn thăm viếng, chúc lễ tại các chùa, các hộ gia đình Khmer ở địa phương./.
Bảo Trân (TTXVN)