Ngày 20/3, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến nhân sỹ, trí thức, luật gia, người tiêu biểu các dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Đề cao, tôn trọng quyền của con người, quyền công dân
Các đại biểu cho rằng, dự thảo có nhiều điểm mới quan trọng, đáp ứng yêu cầu phát triển và tình hình thực tiễn đất nước hiện nay.
Theo Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Dự thảo tiếp tục khẳng định bản chất và mô hình tổng thể của hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước.
Dự thảo khẳng định, làm rõ hơn vai trò, vị trí, trách nhiệm lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với nhà nước và xã hội đồng thời bổ sung những quy định thể hiện đầy đủ, toàn diện hơn bản chất, trách nhiệm của Đảng đối với nhân dân.
Đặc biệt, Chương II về “quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” có bước phát triển mới về nhận thức cũng như cách thể hiện. Với nhiều quy định đổi mới, tiến bộ, Chương này đã đề cao, tôn trọng và bảo đảm quyền của con người, quyền công dân không tách rời với nghĩa vụ của công dân; trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong việc thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
Bàn về chế định dân chủ trong dự thảo, giáo sư Lưu Văn Đạt, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Dân chủ và Pháp luật của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị cần kế thừa tư tưởng dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Dân chủ là cốt lõi của mọi vấn đề và nhân dân ở vị trí cao nhất trong xã hội. Những gì có lợi cho dân phải hết sức làm, những gì có hại cho dân phải hết sức tránh. Mọi người, trong đó có đảng viên và cán bộ công chức đều là công bộc của dân.
Từ đó, giáo sư Lưu Văn Đạt đề nghị rà soát những vấn đề liên quan tại Điều 6 (nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng các hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện) và Điều 30 (về trưng cầu dân ý) của dự thảo.
Góp ý 2 điều trên, ông Lù Văn Que, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân tộc của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị quy định cách thức sử dụng quyền lực nhà nước của nhân dân trong Hiến pháp theo hướng: Mở rộng cách thức dân chủ trực tiếp, càng dân chủ trực tiếp bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc liên quan đến vận mệnh quốc gia. Nhà nước phải tổ chức trưng cầu dân ý để nhân dân biểu quyết.
Mặt khác, ông Lù Văn Que đề nghị nâng cao trách nhiệm dân chủ đại diện. Các cơ quan quyền lực và công chức, viên chức nhà nước, đại biểu dân bầu phải làm tốt trách nhiệm đại diện của dân. Bên cạnh Quốc hội, Hội đồng Nhân dân, các cơ quan nhà nước khác, phải có thêm Mặt trận Tổ quốc vì đây là nơi để nhân dân thực hiện quyền dân chủ của mình, vừa là dân chủ trực tiếp vừa là dân chủ gián tiếp.
Liên quan đến vai trò, vị trí của Mặt trận Tổ quốc, nhiều ý kiến đề nghị nêu rõ trong Hiến pháp: Mặt trận Tổ quốc là bộ phận của hệ thống chính trị đồng thời bổ sung chức năng “đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.” Việc bổ sung vai trò này nhằm thể chế hóa quan điểm của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc và vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong tình hình mới, đồng thời cần khẳng định Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm điều kiện để Mặt trận Tổ quốc hoạt động hiệu quả.
Một số ý kiến đề nghị bổ sung thêm quy định về chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Hiến pháp (Điều 120) với thẩm quyền phán quyết độc lập, xử lý, buộc các cơ quan nhà nước phải sửa đổi , bổ sung hoặc hủy bỏ các văn bản quy phạm pháp luật và quyết định trái Hiến pháp. Bên cạnh đó, đề cao trách nhiệm, quyền hạn của Chủ tịch nước. Chủ tịch nước có quyền giám sát hoạt động của Chính phủ, có quyền triệu tập Chính phủ họp bàn về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước.
Hòa hợp, đoàn kết các dân tộc, tôn giáo để ổn định, phát triển đất nước
Tán thành dự thảo Hiến pháp tiếp tục khẳng định và thể hiện rõ tư tưởng phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, coi đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực, nguồn sức mạnh to lớn để xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, nhiều ý kiến đề nghị cần xác định rõ và quy định vị trí chiến lược của vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc; quyền và nghĩa vụ bình đẳng của các dân tộc.
Ông Lù Văn Que cho rằng, điều then chốt là phải đổi mới chính sách dân tộc, bảo đảm hài hòa lợi ích chính đáng, hợp pháp của các dân tộc. Điều 5 của Dự thảo cần xác định: Việt Nam là nước đa dân tộc, vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược và lâu dài. Có xác định và thể chế như vậy, Hiến pháp mới hợp lòng dân, tạo được sự thống nhất về nhận thức và hành động đúng tầm của vấn đề này bởi hòa hợp, đoàn kết các dân tộc, tôn giáo là chìa khóa để ổn định và phát triển đất nước.
Trong Hiến pháp, ông Lù Văn Que đề nghị cần đề cập 5 nguyên tắc: các dân tộc “bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giúp nhau, tiến bộ” đồng thời đề cao trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện và tạo điều kiện để các dân tộc cùng phát triển.
Một số ý kiến đề xuất, bổ sung quy định Nhà nước tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo hoạt động theo đúng pháp luật; không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống tôn giáo...
Tiến sỹ Phạm Huy Thông, Ủy ban Đoàn kết Công giáo đề nghị ghi rõ: Mọi người có quyền tự do “hoạt động” tín ngưỡng, tôn giáo.
Theo ông, dự thảo Hiến pháp thêm từ “mọi người” thay cho từ “công dân” là một sự tiến bộ bởi trẻ em dưới 18 tuổi cũng có quyền này và ngay cả những người bị tước quyền công dân vẫn có thể được thực hiện hay đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo, tất nhiên ở mức hạn chế, ví dụ quyền đọc Kinh Thánh, niệm Phật.../.
Đề cao, tôn trọng quyền của con người, quyền công dân
Các đại biểu cho rằng, dự thảo có nhiều điểm mới quan trọng, đáp ứng yêu cầu phát triển và tình hình thực tiễn đất nước hiện nay.
Theo Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Dự thảo tiếp tục khẳng định bản chất và mô hình tổng thể của hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước.
Dự thảo khẳng định, làm rõ hơn vai trò, vị trí, trách nhiệm lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với nhà nước và xã hội đồng thời bổ sung những quy định thể hiện đầy đủ, toàn diện hơn bản chất, trách nhiệm của Đảng đối với nhân dân.
Đặc biệt, Chương II về “quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” có bước phát triển mới về nhận thức cũng như cách thể hiện. Với nhiều quy định đổi mới, tiến bộ, Chương này đã đề cao, tôn trọng và bảo đảm quyền của con người, quyền công dân không tách rời với nghĩa vụ của công dân; trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong việc thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
Bàn về chế định dân chủ trong dự thảo, giáo sư Lưu Văn Đạt, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Dân chủ và Pháp luật của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị cần kế thừa tư tưởng dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Dân chủ là cốt lõi của mọi vấn đề và nhân dân ở vị trí cao nhất trong xã hội. Những gì có lợi cho dân phải hết sức làm, những gì có hại cho dân phải hết sức tránh. Mọi người, trong đó có đảng viên và cán bộ công chức đều là công bộc của dân.
Từ đó, giáo sư Lưu Văn Đạt đề nghị rà soát những vấn đề liên quan tại Điều 6 (nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng các hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện) và Điều 30 (về trưng cầu dân ý) của dự thảo.
Góp ý 2 điều trên, ông Lù Văn Que, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân tộc của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị quy định cách thức sử dụng quyền lực nhà nước của nhân dân trong Hiến pháp theo hướng: Mở rộng cách thức dân chủ trực tiếp, càng dân chủ trực tiếp bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc liên quan đến vận mệnh quốc gia. Nhà nước phải tổ chức trưng cầu dân ý để nhân dân biểu quyết.
Mặt khác, ông Lù Văn Que đề nghị nâng cao trách nhiệm dân chủ đại diện. Các cơ quan quyền lực và công chức, viên chức nhà nước, đại biểu dân bầu phải làm tốt trách nhiệm đại diện của dân. Bên cạnh Quốc hội, Hội đồng Nhân dân, các cơ quan nhà nước khác, phải có thêm Mặt trận Tổ quốc vì đây là nơi để nhân dân thực hiện quyền dân chủ của mình, vừa là dân chủ trực tiếp vừa là dân chủ gián tiếp.
Liên quan đến vai trò, vị trí của Mặt trận Tổ quốc, nhiều ý kiến đề nghị nêu rõ trong Hiến pháp: Mặt trận Tổ quốc là bộ phận của hệ thống chính trị đồng thời bổ sung chức năng “đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.” Việc bổ sung vai trò này nhằm thể chế hóa quan điểm của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc và vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong tình hình mới, đồng thời cần khẳng định Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm điều kiện để Mặt trận Tổ quốc hoạt động hiệu quả.
Một số ý kiến đề nghị bổ sung thêm quy định về chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Hiến pháp (Điều 120) với thẩm quyền phán quyết độc lập, xử lý, buộc các cơ quan nhà nước phải sửa đổi , bổ sung hoặc hủy bỏ các văn bản quy phạm pháp luật và quyết định trái Hiến pháp. Bên cạnh đó, đề cao trách nhiệm, quyền hạn của Chủ tịch nước. Chủ tịch nước có quyền giám sát hoạt động của Chính phủ, có quyền triệu tập Chính phủ họp bàn về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước.
Hòa hợp, đoàn kết các dân tộc, tôn giáo để ổn định, phát triển đất nước
Tán thành dự thảo Hiến pháp tiếp tục khẳng định và thể hiện rõ tư tưởng phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, coi đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực, nguồn sức mạnh to lớn để xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, nhiều ý kiến đề nghị cần xác định rõ và quy định vị trí chiến lược của vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc; quyền và nghĩa vụ bình đẳng của các dân tộc.
Ông Lù Văn Que cho rằng, điều then chốt là phải đổi mới chính sách dân tộc, bảo đảm hài hòa lợi ích chính đáng, hợp pháp của các dân tộc. Điều 5 của Dự thảo cần xác định: Việt Nam là nước đa dân tộc, vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược và lâu dài. Có xác định và thể chế như vậy, Hiến pháp mới hợp lòng dân, tạo được sự thống nhất về nhận thức và hành động đúng tầm của vấn đề này bởi hòa hợp, đoàn kết các dân tộc, tôn giáo là chìa khóa để ổn định và phát triển đất nước.
Trong Hiến pháp, ông Lù Văn Que đề nghị cần đề cập 5 nguyên tắc: các dân tộc “bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giúp nhau, tiến bộ” đồng thời đề cao trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện và tạo điều kiện để các dân tộc cùng phát triển.
Một số ý kiến đề xuất, bổ sung quy định Nhà nước tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo hoạt động theo đúng pháp luật; không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống tôn giáo...
Tiến sỹ Phạm Huy Thông, Ủy ban Đoàn kết Công giáo đề nghị ghi rõ: Mọi người có quyền tự do “hoạt động” tín ngưỡng, tôn giáo.
Theo ông, dự thảo Hiến pháp thêm từ “mọi người” thay cho từ “công dân” là một sự tiến bộ bởi trẻ em dưới 18 tuổi cũng có quyền này và ngay cả những người bị tước quyền công dân vẫn có thể được thực hiện hay đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo, tất nhiên ở mức hạn chế, ví dụ quyền đọc Kinh Thánh, niệm Phật.../.
Thanh Hòa (TTXVN)