Giới trẻ đổ xô đến chùa Hà 'cầu duyên' trước lễ tình nhân Valentine
Trước dịp Valentine 14/2, nhiều bạn trẻ tại Hà Nội đã rủ nhau đến chùa Hà (quận Cầu Giấy, Hà Nội) thắp hương, dâng lễ cầu duyên với mong muốn sẽ tìm được một nửa phù hợp.
Minh Sơn
Trước dịp lễ tình nhân Valentine một ngày, chùa Hà (Cầu Giấy, Hà Nội) trở nên tấp nập hơn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chùa Hà vốn nổi tiếng là ngôi chùa cầu duyên linh ứng nên nhiều bạn trẻ sắm lễ đi chùa để cầu cho mình một mối lương duyên như ý. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Để được vào chùa, người dân phải thực hiện nghiêm các quy định phòng tránh dịch COVID-19 như đeo khẩu trang, sát khuẩn tay và đo nhiệt độ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nhà chùa đã bố trí trước cổng 2 máy đo thân nhiệt để phục vụ nhu cầu đi lễ của người dân tăng cao trong những ngày Tết. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trong dịp đầu năm mới, nhiều bạn trẻ đã tới đây để nguyện cầu chuyện tình duyên. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Điều đặc biệt là năm nay lễ Valentine trùng với những ngày đầu năm nên rất nhiều bạn trẻ đã tranh thủ sắm lễ đến chùa để cầu nguyện chuyện tình duyên. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Các bạn trẻ đến chùa Hà thắp hương, xin sớ, dâng lễ để cầu may mắn, bình an và đặc biệt tìm được 'một nửa' của đời mình. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nhiều bạn trẻ đến chùa Hà lần đầu để cầu duyên nên còn bỡ ngỡ, cần người hướng dẫn cúng bái theo đúng trình tự. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Theo đúng trình tự, mỗi người khi đến chùa Hà cần chuẩn bị mâm lễ cho Ban Mẫu để cầu duyên bao gồm tiền vàng, trầu cau, bánh kẹo, muối, rượu, hoa hồng, tiền lẻ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nguyễn Minh Đức (21 tuổi, Thành Công, quận Đống Đa) cho biết năm nay bạn đi chùa Hà ngoài việc cầu mong may mắn trong năm mới bạn cũng tranh thủ cầu cho mình 'thoát ế'. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nhóm bạn trẻ đến từ Gia Lâm, Hà Nội lại hào hứng với việc 'thử' đi cầu tình duyên ở ngôi chùa nổi tiếng nhất nhì Hà Nội này. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Bạn Nguyễn Minh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội) chia sẻ: 'Em được biết chùa Hà là nơi cầu duyên rất linh nên hôm nay em đến đây vừa là để cầu bình an, sức khỏe và vừa cầu duyên. Hi vọng năm mới em sẽ có người yêu.' (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Văn khấn được thảo sẵn, mọi người chỉ cần điền tên, tuổi, địa chỉ, mong muốn tác hợp nhân duyên và khấn trước Ban Mẫu. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Không ai có thể khẳng định đi chùa Hà về sẽ có người thương, nhưng nhiều năm qua đây là địa điểm được các bạn trẻ lựa chọn với hy vọng tìm được một nửa phù hợp. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Gần đến ngày lễ Tình nhân Valentine, số lượng mâm lễ cầu duyên tăng lên rất nhiều. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Mọi người đến chùa Hà với ước mong năm mới được bình an, hạnh phúc, cầu cho tình duyên bền chặt với các bạn đang yêu hoặc đã có bạn đời, còn ai chưa có người yêu thì cầu mong sớm có được mối duyên lành. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trong lúc hành lễ, mọi người vẫn phải thực hiện nghiêm quy định đeo khẩu trang trong chùa. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trong chiều 13/2, rất đông người dân đã đến chùa để thắp hương, cầu nguyện một năm mới bình an. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Việc thực hiện giãn cách tối thiểu giữa người với người rất khó thực hiện khi số lượng người dân đến chùa rất đông. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sau khi dâng lễ xong, phải ngồi đợi 20-30 phút cho hương tàn rồi đi hạ lễ, tiền vàng và sớ sẽ được mang đi hóa. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ngoài việc cầu duyên, nhiều bạn trẻ cũng tìm đến chùa Hà để chụp ảnh lưu lại kỷ niệm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tự tạo không gian lãng mạn tại nhà một ý tưởng vô cùng hoàn hảo dành cho đôi tình nhân yêu thích những điều giản dị và hai người có thể cùng nhau tìm một món ăn muốn nếm thử và tự xoắn tay vào bếp.
Thay vì tặng socola, hoa hồng… trong Ngày lễ tình nhân 14/2 như thường lệ, năm nay, giữa mùa dịch bệnh COVID-19, rất nhiều người lại tìm mua khẩu trang, nước rửa tay để làm quà tặng độc đáo.
Năm nay, dù đã đến chính ngày Lễ Valentine nhưng lượng khách đến mua hàng tại các cửa hàng lưu niệm, quà tặng giảm đi khá nhiều bởi người tiêu dùng e ngại mua sắm trong dịch cúm COVID-19.
Ngoài số bệnh nhân là người dân, dịch bệnh COVID-19 (nCoV) cũng đã khiến 1.716 nhân viên y tế Trung Quốc bị nhiễm bệnh, trong số đó đã có 6 người đã tử vong (tính tới ngày 11/2).
Dù Ngân hàng Nhà nước tiếp tục "siết" việc đổi tiền mới, tuy nhiên các giao dịch đổi tiền mới trên mạng và cạnh các cổng chùa vẫn rất sôi động vào những ngày cuối năm.