Giới thiệu cách chế tác nhạc cụ của người Khơ Mú tới khán giả Hà Nội
Chương trình đã giới thiệu tới công chúng Thủ đô Hà Nội cách chế tác các loại nhạc cụ truyền thống và những hình thức diễn xướng dân gian của đồng bào Khơ Mú.
PV
Chương trình 'Âm nhạc của người Khơ Mú ở Nghệ An và Điện Biên' diễn ra trong hai ngày (23, 24/11) tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (Hà Nội) với sự tham gia của 19 nghệ nhân đến từ các địa phương . (Ảnh: PV/Vietnam+)
Bên cạnh việc giới thiệu tới công chúng cách chế tác nhạc cụ truyền thống (sáo, đàn môi, ống gõ...), các nghệ nhân còn trình diễn trực tiếp các điệu múa dân gian của người Khơ Mú. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Tiết mục múa sạp thu hút sự chú ý của nhiều bạn trẻ. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Nghệ nhân giới thiệu cách làm đàn môi của người Khơ Mú ở Nghệ An. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Tại chương trình, các nghệ nhân trình diễn điệu hát mừng nhà mới của đồng bào Khơ Mú. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Đại diện ban tổ chức cho biết, người Khơ Mú thường chơi nhạc cụ kết hợp với các làn điệu hát và múa truyền thống. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Khán giả nhí tập thổi sáo pi tơm. Nhạc cụ truyền thống của người Khơ Mú gồm nhiều loại, được phân chia theo các bộ như bộ khí (sáo dọc ba lỗ, sáo dọc bốn lỗ, sáo ngang, khèn bè…), bộ gảy (đàn trống, đàn môi…); bộ gõ (ống gõ, cồng chiêng…). (Ảnh: PV/Vietnam+)
Tiến sỹ Frank Porchan - chuyên gia về lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO cho rằng hoạt động này góp phần quan trọng trong việc bảo tồn, duy trì và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Theo phó giáo sư-tiến sỹ Bùi Nhật Quang (Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam), hiện nay, trong khi người Khơ Mú ở Nghệ An bảo tồn và sử dụng đa dạng nhạc cụ trong đời sống hàng ngày thì người Khơ Mú ở Điện Biên gìn giữ được nhiều điệu múa truyền thống của tộc người. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Tuy có sự điều chỉnh về thời gian tổ chức nhưng các hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội văn hóa dân gian trong đời sống đương đại 2019 vẫn được giữ nguyên.
Đến nay, Nghệ nhân Phan Thị Thuận là người duy nhất có thể điều khiển con tằm thành “thợ dệt” và bà cũng là người duy nhất thành công trong việc “bắt” sen nhả tơ.
Theo Thủ tướng, chúng ta cần tìm ra và phát huy những giá trị kinh tế và giá trị văn hóa trong văn hóa dân gian, phải biến văn hóa trở thành di sản và tạo sinh kế cho người dân.
Cho đến nay, khoảng 130 công trình di tích lớn, nhỏ đã được trùng tu, tôn tạo; cơ sở hạ tầng ở các khu di tích đã được đầu tư nâng cấp; hệ thống sân vườn được tu bổ, xây dựng hoàn thiện.