Ngày 4/7, tại thành phố Hải Phòng, Viện Nghiên cứu Lập pháp (ILS) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp tổ chức Hội thảo chia sẻ thông tin với các đại biểu Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố, giới thiệu "Báo cáo Chỉ số Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh năm 2012: Đo lường từ trải nghiệm của người dân."
Chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) là công cụ chính sách nhằm đo lường, theo dõi hiệu quả công tác quản trị, điều hành của hệ thống hành chính nhà nước (bao gồm cả cung ứng dịch vụ công) của 63 tỉnh, thành phố dựa trên trải nghiệm, cảm nhận của người dân.
Mức độ hiệu quả của PAPI được thể hiện ở sáu nội dung: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng; thủ tục hành chính công; cung ứng dịch vụ công.
Từ năm 2009, PAPI được thí điểm tại ba tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Phú Thọ, Đồng Tháp; năm 2010 triển khai tại 30 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Từ năm 2011 trở đi, PAPI được triển khai trên 63 tỉnh, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh, 414 đơn vị xã, phường, thị trấn, 828 đơn vị thôn, ấp, tổ dân phố, bản, buôn. Hình thức khảo sát là phỏng vấn trực tiếp người dân được lựa chọn ngẫu nhiên, đại diện cho các nhóm nhân khẩu đa dạng.
Từ những dữ liệu so sánh được qua các năm của PAPI, các nhà hoạch định và thực thi chính sách có thể hiểu được những việc đã làm được, chưa làm được của bộ máy nhà nước, từ đó tìm kiếm các giải pháp cải thiện nhằm đáp ứng nguyện vọng, yêu cầu ngày càng cao của người dân.
Tại hội thảo, nhiều đại biểu chia sẻ những thông tin bổ ích về mức độ hiệu quả của PAPI. Nhờ phương pháp thu thập dữ liệu khách quan cũng như nhu cầu ngày một cao về dữ liệu thực chứng, chỉ số PAPI đang tạo ra những tác dụng nhất định tới quá trình hoạch định, thực thi, giám sát thực thi chính sách. Chỉ số PAPI ngày càng được ghi nhận là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các cấp, các ngành ở Trung ương và địa phương trong việc rà soát hiệu quả, đổi mới thể chế, chính sách về quản trị và hành chính nhà nước./.
Chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) là công cụ chính sách nhằm đo lường, theo dõi hiệu quả công tác quản trị, điều hành của hệ thống hành chính nhà nước (bao gồm cả cung ứng dịch vụ công) của 63 tỉnh, thành phố dựa trên trải nghiệm, cảm nhận của người dân.
Mức độ hiệu quả của PAPI được thể hiện ở sáu nội dung: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng; thủ tục hành chính công; cung ứng dịch vụ công.
Từ năm 2009, PAPI được thí điểm tại ba tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Phú Thọ, Đồng Tháp; năm 2010 triển khai tại 30 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Từ năm 2011 trở đi, PAPI được triển khai trên 63 tỉnh, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh, 414 đơn vị xã, phường, thị trấn, 828 đơn vị thôn, ấp, tổ dân phố, bản, buôn. Hình thức khảo sát là phỏng vấn trực tiếp người dân được lựa chọn ngẫu nhiên, đại diện cho các nhóm nhân khẩu đa dạng.
Từ những dữ liệu so sánh được qua các năm của PAPI, các nhà hoạch định và thực thi chính sách có thể hiểu được những việc đã làm được, chưa làm được của bộ máy nhà nước, từ đó tìm kiếm các giải pháp cải thiện nhằm đáp ứng nguyện vọng, yêu cầu ngày càng cao của người dân.
Tại hội thảo, nhiều đại biểu chia sẻ những thông tin bổ ích về mức độ hiệu quả của PAPI. Nhờ phương pháp thu thập dữ liệu khách quan cũng như nhu cầu ngày một cao về dữ liệu thực chứng, chỉ số PAPI đang tạo ra những tác dụng nhất định tới quá trình hoạch định, thực thi, giám sát thực thi chính sách. Chỉ số PAPI ngày càng được ghi nhận là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các cấp, các ngành ở Trung ương và địa phương trong việc rà soát hiệu quả, đổi mới thể chế, chính sách về quản trị và hành chính nhà nước./.
Đoàn Minh Huệ (TTXVN)