Hội thảo an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương: Điều chỉnh chính sách và định hướng hợp tác, do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp với Trường đại học Takushoku (Nhật Bản) tổ chức, đã diễn ra tại Hà Nội, ngày 29/2.
Các nhà khoa học đến từ Việt Nam và Nhật Bản cùng trao đổi về cục diện và diễn biến mới ở Đông Á và Đông Nam Á trong thời gian gần đây, sự điều chỉnh chính sách của các nước lớn và tác động của nó đến an ninh khu vực; các giải pháp đảm bảo hòa bình, duy trì an ninh và phát triển trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cơ chế xây dựng lòng tin, quản lý xung đột, hợp tác cùng phát triển. Các định hướng hợp tác nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược, tăng cường quan hệ song phương và đa phương giữa Việt Nam, Nhật Bản và các quốc gia khác trong khu vực.
Hiện nay, khu vực châu Á-Thái Bình Dương tiềm ẩn nhiều thách thức đối với môi trường an ninh, trong khi các vấn đề an ninh truyền thống không giảm thì các thách thức an ninh phi truyền thống, an ninh biển, nguồn nước, lương thực, an ninh mạng… ngày càng nổi lên. Trong khi đó, khu vực vẫn chưa có đủ các cơ chế hợp tác phù hợp để ứng phó hiệu quả với những thách thức này.
Có nhiều yếu tố tác động tới nhận thức an ninh khu vực Đông Á thuộc về tinh thần chủ quan như chủ nghĩa quốc gia mạnh mẽ, nhận thức lịch sử sâu sắc, đa dạng tư tưởng triết học-chính trị, tính cách Đông Á như chủ nghĩa kinh nghiệm, tính chủ quan nhận thức an ninh, dễ tự ái... Những cách thức có thể thay đổi hoặc làm giảm bớt các yếu tố này gồm phát triển hợp tác để tạo ra nhiều giá trị chung khu vực, điều chỉnh giáo dục và hợp tác giáo dục cho thế hệ trẻ, tăng cường giao lưu giữa giới trí thức để nhận thức tích cực lan truyền trong xã hội và giới hoạch định chính sách, thúc đẩy hơn nữa các biện pháp xây dựng lòng tin…
An ninh biển đang là vấn đề được quan tâm nhiều trong giới học thuật. Nhiều vùng biển đã thu hút sự quan tâm chú ý, tìm kiếm, cạnh tranh về lợi ích của các quốc gia. Tranh chấp Biển Đông thời gian gần đây không chỉ bắt nguồn từ xung đột lợi ích của các nước liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, an ninh quốc gia, quyền tài phán và khai thác tài nguyên thiên nhiên, mà còn từ tham vọng chiến lược, kiểm soát địa chính trị tại Đông Nam Á, gây nên sự căng thẳng đe dọa đến hòa bình, ổn định, an ninh của khu vực và trên thế giới.
Phó giáo sư-tiến sỹ khoa học Trần Khánh, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á cho rằng, đối với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và các nước thành viên, Biển Đông là phạm vi địa chính trị, nên tổ chức này cần chủ động hơn nữa trong việc tham gia giải quyết tranh chấp. Đây là phép thử mới chứng minh tính hiệu quả và vai trò trung tâm của tổ chức này trong việc đảm bảo cho người dân và các quốc gia thành viên được sống trong hòa bình, cũng như duy trì động lực thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác của khu vực với các đối tác bên ngoài.
Về mối quan hệ song phương Việt Nam-Nhật Bản, các nhà khoa học cho rằng cần đưa hợp tác chiến lược giữa 2 nước đi vào chiều sâu, cho phép phát huy lợi thế so sánh của từng bên. Do cục diện an ninh khu vực Đông Á biến đổi nhanh chóng, hai bên cần thiết lập các cơ chế trao đổi thông tin và tham vấn chính sách mới chuyên sâu về các vấn đề cấp bách như an ninh biển, an toàn hạt nhân, ứng phó với thảm họa thiên nhiên; trao đổi, đào tạo sỹ quan và kỹ thuật viên quân sự; phát triển các lực lượng chấp pháp trên biển như ngư chính, giám sát biển, cảnh sát biển… Việt Nam cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi để thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài gắn với các công nghệ xanh, tiết kiệm năng lượng và nguyên vật liệu mà các doanh nghiệp Nhật Bản có thế mạnh vượt trội như công nghiệp phụ trợ…/.
Các nhà khoa học đến từ Việt Nam và Nhật Bản cùng trao đổi về cục diện và diễn biến mới ở Đông Á và Đông Nam Á trong thời gian gần đây, sự điều chỉnh chính sách của các nước lớn và tác động của nó đến an ninh khu vực; các giải pháp đảm bảo hòa bình, duy trì an ninh và phát triển trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cơ chế xây dựng lòng tin, quản lý xung đột, hợp tác cùng phát triển. Các định hướng hợp tác nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược, tăng cường quan hệ song phương và đa phương giữa Việt Nam, Nhật Bản và các quốc gia khác trong khu vực.
Hiện nay, khu vực châu Á-Thái Bình Dương tiềm ẩn nhiều thách thức đối với môi trường an ninh, trong khi các vấn đề an ninh truyền thống không giảm thì các thách thức an ninh phi truyền thống, an ninh biển, nguồn nước, lương thực, an ninh mạng… ngày càng nổi lên. Trong khi đó, khu vực vẫn chưa có đủ các cơ chế hợp tác phù hợp để ứng phó hiệu quả với những thách thức này.
Có nhiều yếu tố tác động tới nhận thức an ninh khu vực Đông Á thuộc về tinh thần chủ quan như chủ nghĩa quốc gia mạnh mẽ, nhận thức lịch sử sâu sắc, đa dạng tư tưởng triết học-chính trị, tính cách Đông Á như chủ nghĩa kinh nghiệm, tính chủ quan nhận thức an ninh, dễ tự ái... Những cách thức có thể thay đổi hoặc làm giảm bớt các yếu tố này gồm phát triển hợp tác để tạo ra nhiều giá trị chung khu vực, điều chỉnh giáo dục và hợp tác giáo dục cho thế hệ trẻ, tăng cường giao lưu giữa giới trí thức để nhận thức tích cực lan truyền trong xã hội và giới hoạch định chính sách, thúc đẩy hơn nữa các biện pháp xây dựng lòng tin…
An ninh biển đang là vấn đề được quan tâm nhiều trong giới học thuật. Nhiều vùng biển đã thu hút sự quan tâm chú ý, tìm kiếm, cạnh tranh về lợi ích của các quốc gia. Tranh chấp Biển Đông thời gian gần đây không chỉ bắt nguồn từ xung đột lợi ích của các nước liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, an ninh quốc gia, quyền tài phán và khai thác tài nguyên thiên nhiên, mà còn từ tham vọng chiến lược, kiểm soát địa chính trị tại Đông Nam Á, gây nên sự căng thẳng đe dọa đến hòa bình, ổn định, an ninh của khu vực và trên thế giới.
Phó giáo sư-tiến sỹ khoa học Trần Khánh, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á cho rằng, đối với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và các nước thành viên, Biển Đông là phạm vi địa chính trị, nên tổ chức này cần chủ động hơn nữa trong việc tham gia giải quyết tranh chấp. Đây là phép thử mới chứng minh tính hiệu quả và vai trò trung tâm của tổ chức này trong việc đảm bảo cho người dân và các quốc gia thành viên được sống trong hòa bình, cũng như duy trì động lực thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác của khu vực với các đối tác bên ngoài.
Về mối quan hệ song phương Việt Nam-Nhật Bản, các nhà khoa học cho rằng cần đưa hợp tác chiến lược giữa 2 nước đi vào chiều sâu, cho phép phát huy lợi thế so sánh của từng bên. Do cục diện an ninh khu vực Đông Á biến đổi nhanh chóng, hai bên cần thiết lập các cơ chế trao đổi thông tin và tham vấn chính sách mới chuyên sâu về các vấn đề cấp bách như an ninh biển, an toàn hạt nhân, ứng phó với thảm họa thiên nhiên; trao đổi, đào tạo sỹ quan và kỹ thuật viên quân sự; phát triển các lực lượng chấp pháp trên biển như ngư chính, giám sát biển, cảnh sát biển… Việt Nam cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi để thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài gắn với các công nghệ xanh, tiết kiệm năng lượng và nguyên vật liệu mà các doanh nghiệp Nhật Bản có thế mạnh vượt trội như công nghiệp phụ trợ…/.
Minh Nguyệt (TTXVN)