Các nhà khoa học của Nga và Hàn Quốc đã ký một thỏa thuận hợp tác nghiên cứu nhằm tái tạo loài voi mamút có lông đã tuyệt chủng cách đây khoảng 10.000 năm.
Thỏa thuận trên được ký kết ngày 12/3 giữa ông Vasily Vasiliev, Hiệu phó Đại học Đông Bắc thuộc Cộng hoà Sakha, Liên bang Nga và nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực nhân bản vô tính, ông Hwang Woo-Suk thuộc Quỹ nghiên cứu công nghệ sinh học Sooam của Hàn Quốc.
Viện gen Bắc Kinh cũng tham gia vào dự án này.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh các nhà khoa học tế bào gốc đang quan tâm đến sự tuyệt chủng của voi mamút có lông, sau khi sự ấm lên toàn cầu đã làm tan chảy tầng đất bị đóng băng vĩnh cửu ở khu vực Siberia và để lộ ra xác của loài thú này.
Sooam cho biết họ sẽ bắt tay nghiên cứu trong năm nay nếu đại học trên của Nga có thể chuyển xác voi mamút đến, đồng thời sẽ chuyển giao công nghệ cho đại học này, cơ sở trước đó đã tham gia vào một dự án nghiên cứu chung với các nhà khoa học Nhật Bản để làm hồi sinh loài thú khổng lồ này.
Ông Hwang In-Sung, một nhà khoa học khác tại Sooam nói rằng nhiệm vụ đầu tiên và khó khăn nhất là khôi phục các tế bào voi mamút. Các đồng nghiệp của ông này sẽ hợp tác với các nhà khoa học Nga để cố gắng tìm ra những mô còn được bảo quản tốt với gen nguyên vẹn.
Bằng việc thay nhân tế bào trứng của một con voi bình thường bằng nhân tế bào thân của voi mamút, các nhà khoa học có thể tạo ra phôi chứa DNA của voi mamút rồi cấy vào tử cung của voi thường để cho ra đời voi mamút con.
Sooam sẽ sử dụng một con voi Ấn Độ để phục vụ dự án của họ./.
Thỏa thuận trên được ký kết ngày 12/3 giữa ông Vasily Vasiliev, Hiệu phó Đại học Đông Bắc thuộc Cộng hoà Sakha, Liên bang Nga và nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực nhân bản vô tính, ông Hwang Woo-Suk thuộc Quỹ nghiên cứu công nghệ sinh học Sooam của Hàn Quốc.
Viện gen Bắc Kinh cũng tham gia vào dự án này.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh các nhà khoa học tế bào gốc đang quan tâm đến sự tuyệt chủng của voi mamút có lông, sau khi sự ấm lên toàn cầu đã làm tan chảy tầng đất bị đóng băng vĩnh cửu ở khu vực Siberia và để lộ ra xác của loài thú này.
Sooam cho biết họ sẽ bắt tay nghiên cứu trong năm nay nếu đại học trên của Nga có thể chuyển xác voi mamút đến, đồng thời sẽ chuyển giao công nghệ cho đại học này, cơ sở trước đó đã tham gia vào một dự án nghiên cứu chung với các nhà khoa học Nhật Bản để làm hồi sinh loài thú khổng lồ này.
Ông Hwang In-Sung, một nhà khoa học khác tại Sooam nói rằng nhiệm vụ đầu tiên và khó khăn nhất là khôi phục các tế bào voi mamút. Các đồng nghiệp của ông này sẽ hợp tác với các nhà khoa học Nga để cố gắng tìm ra những mô còn được bảo quản tốt với gen nguyên vẹn.
Bằng việc thay nhân tế bào trứng của một con voi bình thường bằng nhân tế bào thân của voi mamút, các nhà khoa học có thể tạo ra phôi chứa DNA của voi mamút rồi cấy vào tử cung của voi thường để cho ra đời voi mamút con.
Sooam sẽ sử dụng một con voi Ấn Độ để phục vụ dự án của họ./.
Huy Lê (Vietnam+)