Giới khoa học cảnh báo nồng độ CO2 trong khí quyển tiếp tục tăng cao

Nồng độ CO2 đo được tại trạm quan sát Mauna Loa (Hawaii) vào tháng 5 lên tới 424 ppm, tăng 3 ppm so với cùng kỳ năm ngoái và tiếp tục tăng lên ngưỡng được ghi nhận vào thời kỳ hàng triệu năm trước.
Giới khoa học cảnh báo nồng độ CO2 trong khí quyển tiếp tục tăng cao ảnh 1Trạm quan sát Mauna Loa của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ. (Nguồn: NOAA)

Báo cáo của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) công bố ngày 5/6 cho thấy nồng độ CO2 trong khí quyển đo được trên đỉnh của một núi lửa tại Hawaii cao hơn 50% so với mức ghi nhận vào đầu thời kỳ công nghiệp.

Kết quả này tiếp tục kéo dài chuỗi tăng nồng độ CO2 trong năm 2023.

Theo báo cáo do NOAA và Viện Hải dương học Scripps thực hiện, nồng độ CO2 tại trạm quan sát Mauna Loa (Hawaii) vào tháng 5 vừa qua lên tới 424 ppm, tăng 3 ppm so với cùng kỳ năm ngoái và tiếp tục tăng lên ngưỡng được ghi nhận trong kỷ nguyên hàng triệu năm trước đây.

Việc đo nồng độ khí CO2 trong tháng 5 vì đây là tháng khí CO2 đạt đỉnh tại Bắc Bán cầu.

Các nhà khoa học đã thực hiện đo nồng độ CO2 trong bầu khí quyền tại Mauna Loa kể từ năm 1958 khi mà chỉ số này chưa vượt ngưỡng 320ppm, và sau thời gian đó, các kết quả đo được cho thấy nồng độ CO2 trong khí quyển gia tăng đều đặn.

Theo nhà khoa học Rick Spinrad tại NOAA, sự gia tăng này là do hoạt động của con người.

Xu hướng nồng độ CO2 trong khí quyển gia tăng được biết đến là Đường cong Keeling.

[Lượng khí thải CO2 tăng mạnh do cháy rừng ở Bắc bán cầu]

Đường cong Keeling thể hiện trên biểu đồ và được đặt tên theo tên nhà khoa học David Keeling, người đã bắt đầu thực hiện việc đo nồng độ CO2 cho Viện Hải dương học Scripps vào năm 1974.

Theo nhà địa hóa học Ralph Keeling, giới khoa học muốn biểu đồ này đi ngang, thậm chí đi xuống, bởi nồng độ CO2 trong khí quyển của Trái Đất ở mức cao 420ppm hoặc 425ppm là không tốt.

Những con số này cho thấy dù con người nỗ lực giảm thiểu lượng khí phát thải thì vẫn còn chặng đường dài phía trước.

NOAA nêu rõ việc thực hiện đo khí CO2 của năm 2023 được thực hiện tại một địa điểm tạm thời do dung nham núi lửa cản trở đường vào trạm quan sát Mauna Loa từ tháng 11/2022./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục