Nhà đầu tư dường như đang chờ đợi thời điểm thị trường bắt đáy nên trong những phiên giao dịch gần đây thanh khoản trên các sàn giao dịch chứng khoán luôn ở mức khiêm tốn. Giá trị mã liên tục giảm mạnh, đặc biệt là nhóm cổ phiếu trụ cột.
Phiên giao dịch ngày hôm nay (18/1), thị trường chứng khoán Việt Nam lại phải chứng kiến cảnh lao dốc của các chỉ số. Rất nhiều blue-chip đóng cửa phiên với giá sàn. Thanh khoản thị trường sụt giảm mạnh, không khí giao dịch trên thị trường rất ảm đạm.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm tới 18,29 điểm và xuống 487,13 điểm. Lượng thanh khoản trên thị trường cũng dừng ở mức rất khiêm tốn khi chỉ có 41,41 triệu đơn vị được giao dịch, tương đương 1.788,64 tỷ đồng.
Chứng khoán Việt Nam dường như đang bị tác động bởi những biến động từ thị trường thế giới. Đóng cửa phiên cuối tuần trước, thị trường Mỹ và châu Âu quay đầu giảm điểm, trong khi thị trường châu Á vẫn tiếp đà tăng điểm của mình.
Chính những diễn biến trái chiều như vậy đã làm cho các nhà đầu tư có tâm lý chờ đợi, và kết quả là khối lượng giao dịch trên thị trường suy giảm mạnh.
Ngay mở đầu phiên giao dịch sáng nay thị trường đã theo hướng đi xuống, giá trị các mã cổ phiếu giảm rất nhanh. Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index mất 6,34 điểm và xuống 499,08 điểm. Tổng khối lượng giao dịch trên thị trường tại thời điểm đó chỉ là 89,32 tỷ đồng, tương đương 2,43 triệu đơn vị.
Sang đến đợt 2, diễn biến trên thị trường vẫn theo mạch xuống, giá trị các mã cố phiếu liên tục giảm kịch biên độ. VN-Index đóng cửa đợt 2 sau khi giảm 16,46 điểm và xuống 488,96 điểm. Lượng thanh khoản trên thị trường lúc này đạt 31,4 triệu đơn vị, tương đương 1.315,34 tỷ đồng.
Hầu như không có mã cố phiếu trụ cột nào trên sàn HoSE thoát khỏi mạch xuống của thị trường. Những mã như BVH, CII, GMD, HAG, ITA, KBC, SAM, SSI... đều giảm kịch sàn.
Mã EIB có 1,99 triệu cổ phiếu được giao dịch nhưng giá trị giảm 500 đồng/cổ phiếu, mã STB cũng giao dịch được 2,51 triệu cổ phiếu, giá trị giảm 700 đồng/cổ phiếu. Bên cạnh đó, hai mã cổ phiếu ngân hàng khác là CTG và VCB cũng phải đóng cửa thị trường với sắc đỏ.
Toàn sàn HoSE có 191 mã giảm giá trong đó có tới 111 mã giảm kịch biên độ, 4 mã đứng giá tham chiếu và 10 đóng cửa với sắc xanh.
HNX-Index đóng cửa phiên hôm nay cũng mất 6,83 điểm và xuống 164,54 điểm. Thanh khoản trên sàn Hà Nội cũng chỉ đạt 22,51 triệu cổ phiếu, tương đương 753,27 tỷ đồng.
Toàn sàn Hà Nội có 212 mã xuống giá trong đó có 71 mã giảm kịch sàn, chỉ có 28 mã lên giá và 23 mã đứng giá tham chiếu.
Mã BVS giảm kịch biên độ khi giá trị mất 2.700 đồng/cổ phiếu với 630.300 cổ phiếu được giao dịch. Những mã như ACB, PVI, PVS, PVX, SHB, VCG, VIG... cũng đóng cửa với sắc đỏ. Mã KLS có 3,65 triệu cổ phiếu được mua bán nhưng giá trị giảm 2.200 đồng/cổ phiếu.
Hầu hết mã cố phiếu của 3 họ lớn là Lilama, Sông Đà và Vinaconex đều giảm kịch biên độ.
Chỉ số UPCoM-Index tại thời điểm 11 giờ 30 giảm 1,4 điểm và xuống 52,50 điểm. Toàn sàn có 4 mã lên giá, 7 mã xuống giá và 24 mã chưa có giao dịch. Tổng khối lượng giao dịch tại thời điểm này của thị trường đạt 114.940 cổ phiếu, tương đương 1,66 tỷ đồng./.
Phiên giao dịch ngày hôm nay (18/1), thị trường chứng khoán Việt Nam lại phải chứng kiến cảnh lao dốc của các chỉ số. Rất nhiều blue-chip đóng cửa phiên với giá sàn. Thanh khoản thị trường sụt giảm mạnh, không khí giao dịch trên thị trường rất ảm đạm.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm tới 18,29 điểm và xuống 487,13 điểm. Lượng thanh khoản trên thị trường cũng dừng ở mức rất khiêm tốn khi chỉ có 41,41 triệu đơn vị được giao dịch, tương đương 1.788,64 tỷ đồng.
Chứng khoán Việt Nam dường như đang bị tác động bởi những biến động từ thị trường thế giới. Đóng cửa phiên cuối tuần trước, thị trường Mỹ và châu Âu quay đầu giảm điểm, trong khi thị trường châu Á vẫn tiếp đà tăng điểm của mình.
Chính những diễn biến trái chiều như vậy đã làm cho các nhà đầu tư có tâm lý chờ đợi, và kết quả là khối lượng giao dịch trên thị trường suy giảm mạnh.
Ngay mở đầu phiên giao dịch sáng nay thị trường đã theo hướng đi xuống, giá trị các mã cổ phiếu giảm rất nhanh. Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index mất 6,34 điểm và xuống 499,08 điểm. Tổng khối lượng giao dịch trên thị trường tại thời điểm đó chỉ là 89,32 tỷ đồng, tương đương 2,43 triệu đơn vị.
Sang đến đợt 2, diễn biến trên thị trường vẫn theo mạch xuống, giá trị các mã cố phiếu liên tục giảm kịch biên độ. VN-Index đóng cửa đợt 2 sau khi giảm 16,46 điểm và xuống 488,96 điểm. Lượng thanh khoản trên thị trường lúc này đạt 31,4 triệu đơn vị, tương đương 1.315,34 tỷ đồng.
Hầu như không có mã cố phiếu trụ cột nào trên sàn HoSE thoát khỏi mạch xuống của thị trường. Những mã như BVH, CII, GMD, HAG, ITA, KBC, SAM, SSI... đều giảm kịch sàn.
Mã EIB có 1,99 triệu cổ phiếu được giao dịch nhưng giá trị giảm 500 đồng/cổ phiếu, mã STB cũng giao dịch được 2,51 triệu cổ phiếu, giá trị giảm 700 đồng/cổ phiếu. Bên cạnh đó, hai mã cổ phiếu ngân hàng khác là CTG và VCB cũng phải đóng cửa thị trường với sắc đỏ.
Toàn sàn HoSE có 191 mã giảm giá trong đó có tới 111 mã giảm kịch biên độ, 4 mã đứng giá tham chiếu và 10 đóng cửa với sắc xanh.
HNX-Index đóng cửa phiên hôm nay cũng mất 6,83 điểm và xuống 164,54 điểm. Thanh khoản trên sàn Hà Nội cũng chỉ đạt 22,51 triệu cổ phiếu, tương đương 753,27 tỷ đồng.
Toàn sàn Hà Nội có 212 mã xuống giá trong đó có 71 mã giảm kịch sàn, chỉ có 28 mã lên giá và 23 mã đứng giá tham chiếu.
Mã BVS giảm kịch biên độ khi giá trị mất 2.700 đồng/cổ phiếu với 630.300 cổ phiếu được giao dịch. Những mã như ACB, PVI, PVS, PVX, SHB, VCG, VIG... cũng đóng cửa với sắc đỏ. Mã KLS có 3,65 triệu cổ phiếu được mua bán nhưng giá trị giảm 2.200 đồng/cổ phiếu.
Hầu hết mã cố phiếu của 3 họ lớn là Lilama, Sông Đà và Vinaconex đều giảm kịch biên độ.
Chỉ số UPCoM-Index tại thời điểm 11 giờ 30 giảm 1,4 điểm và xuống 52,50 điểm. Toàn sàn có 4 mã lên giá, 7 mã xuống giá và 24 mã chưa có giao dịch. Tổng khối lượng giao dịch tại thời điểm này của thị trường đạt 114.940 cổ phiếu, tương đương 1,66 tỷ đồng./.
Ngọc Cương (Vietnam+)