Lãnh đạo nhiều công đoàn chủ chốt ở Bồ Đào Nha ngày 31/5 đã kêu gọi tiến hành một cuộc tổng bãi công vào ngày 27/6 tới để phản đối chính sách "thắt lưng buộc bụng" mà chính phủ nước này áp đặt để đổi lấy cứu trợ trị giá 78 tỷ euro (tương đương 102 tỷ USD).
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Lisbon, Tổng Thư ký Liên đoàn Công nhân Bồ Đào Nha (CGTP), ông Armenio Carlos cho biết: "Đây là cuộc tổng bãi công dành cho tất cả mọi người, bởi vì chúng ta phải ngăn chặn chính sách kinh tế khắc khổ đang đẩy thế hệ tương lai Bồ Đào Nha vào vùng nguy hiểm."
Theo ông Carlos, đây không đơn thuần chỉ là một cuộc bãi công bãi công phản đối, mà còn đưa ra những đề xuất đối với chính phủ về các biện pháp tạo việc, ngừng chính sách kinh tế khắc khổ, cải thiện khả năng mua sắm của người về hưu và cải thiện dịch vụ công...
Những vấn đề chính khiến người dân Bồ Đào Nha hăng hái tham gia các cuộc biểu tình do giới công đoàn phát động là kế hoạch của chính phủ cắt giảm 30.000 việc làm, tăng tuổi nghỉ hưu từ 65 hiện nay lên 66 tuổi và giờ làm việc cũng tăng từ 35 giờ/tuần lên 40 giờ/tuần. Lời kêu gọi trên ngay lập tức được nhiều công đoàn trong cả nước hưởng ứng.
Tháng 5/2011, EU và IMF cam kết dành cho Bồ Đào Nha gói cứu trợ trị giá 78 tỷ euro. Đổi lại, Lisbon phải thực hiện một chương trình cải cách kéo dài 3 năm đang đẩy kinh tế nước này vào tình trạng suy thoái và khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt tới 18,2%.
Tháng 11/2012, Chính phủ liên hiệp theo đường lối trung hữu của Bồ Đào Nha đã thông qua ngân sách "thắt lưng buộc bụng" cho năm 2013, bị đánh giá là sẽ tác động đến mọi đối tượng do giảm thu nhập của người dân thông qua tăng thuế và giảm chi phí an sinh.
Chính phủ của Thủ tướng Pedro Passos cam kết với các chủ nợ quốc tế giảm thâm hụt ngân sách xuống 5,5% vào cuối năm 2013, xuống 4% vào năm tới và 2,5% vào năm 2015./.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Lisbon, Tổng Thư ký Liên đoàn Công nhân Bồ Đào Nha (CGTP), ông Armenio Carlos cho biết: "Đây là cuộc tổng bãi công dành cho tất cả mọi người, bởi vì chúng ta phải ngăn chặn chính sách kinh tế khắc khổ đang đẩy thế hệ tương lai Bồ Đào Nha vào vùng nguy hiểm."
Theo ông Carlos, đây không đơn thuần chỉ là một cuộc bãi công bãi công phản đối, mà còn đưa ra những đề xuất đối với chính phủ về các biện pháp tạo việc, ngừng chính sách kinh tế khắc khổ, cải thiện khả năng mua sắm của người về hưu và cải thiện dịch vụ công...
Những vấn đề chính khiến người dân Bồ Đào Nha hăng hái tham gia các cuộc biểu tình do giới công đoàn phát động là kế hoạch của chính phủ cắt giảm 30.000 việc làm, tăng tuổi nghỉ hưu từ 65 hiện nay lên 66 tuổi và giờ làm việc cũng tăng từ 35 giờ/tuần lên 40 giờ/tuần. Lời kêu gọi trên ngay lập tức được nhiều công đoàn trong cả nước hưởng ứng.
Tháng 5/2011, EU và IMF cam kết dành cho Bồ Đào Nha gói cứu trợ trị giá 78 tỷ euro. Đổi lại, Lisbon phải thực hiện một chương trình cải cách kéo dài 3 năm đang đẩy kinh tế nước này vào tình trạng suy thoái và khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt tới 18,2%.
Tháng 11/2012, Chính phủ liên hiệp theo đường lối trung hữu của Bồ Đào Nha đã thông qua ngân sách "thắt lưng buộc bụng" cho năm 2013, bị đánh giá là sẽ tác động đến mọi đối tượng do giảm thu nhập của người dân thông qua tăng thuế và giảm chi phí an sinh.
Chính phủ của Thủ tướng Pedro Passos cam kết với các chủ nợ quốc tế giảm thâm hụt ngân sách xuống 5,5% vào cuối năm 2013, xuống 4% vào năm tới và 2,5% vào năm 2015./.
(TTXVN)