Khi địa giới hành chính được mở rộng, Hà Nội có sự giao thoa giữa hai vùng văn hóa: Thăng Long và xứ Đoài, vốn là những vùng văn hóa cổ với sự phong phú của các loại hình nhưng mang đậm sắc thái riêng.
Bài toán đặt ra đối với Hà Nội là, làm thế nào vẫn gìn giữ để văn hóa Thăng Long luôn tỏa sáng, nhưng vẫn kế thừa và phát huy một cách chọn lọc những nét đẹp văn hóa xứ Đoài nhằm giải quyết mấu chốt: Văn hóa Hà Nội vẫn mang bản sắc riêng nhưng có sự thống nhất, dung hòa giữa hai vùng.
5 năm qua, cho dù gặp không ít khó khăn, nhưng Hà Nội đã giải quyết tốt mối quan hệ đó và văn hóa Thăng Long vẫn chứng minh giá trị của mảnh đất có bề dày văn hiến 1000 năm, cùng sự đa dạng của các loại hình mới.
Bảo tồn, khai thác di sản văn hóa đặc trưng
Nếu trước đó, những người quan tâm văn hóa biết tới Hà Nội với những Hoàng thành Thăng Long, phố cổ, chùa Một Cột, khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, Văn Miếu-Quốc Tử Giám cùng các loại hình nghệ thuật: Ca trù, rối nước, múa đánh bồng, lễ hội Gióng… thì khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, họ còn biết cả làng cổ Đường Lâm, chùa Hương, chùa Tây Phương, các điệu hát Dô, chèo Tàu, vùng sông núi gắn với huyền thoại Tản Viên Sơn Thánh…
Phải khẳng định rằng, sự cộng hưởng giữa hai vùng văn hóa khiến vốn di sản của Hà Nội càng thêm phong phú. Đến nay có thể nói, Hà Nội là nơi tập trung hệ thống bảo tàng, di tích, cổ vật, các lễ hội văn hóa vào diện lớn nhất cả nước.
Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, toàn thành phố hiện có 32 bảo tàng Nhà nước, 5.316 di tích, trong đó 2.119 di tích đã được xếp hạng, 1.095 lễ hội trong tổng số hơn 8.000 lễ hội của cả nước. Nhưng điều đó cũng đặt ra một nhiệm vụ nặng nề cho những người làm văn hóa, phải bảo tồn, khai thác các giá trị văn hóa một cách hiệu quả để phát huy được các giá trị văn hóa Thăng Long và tiềm năng văn hóa xứ Đoài.
Trong 5 năm qua, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa được đặc biệt quan tâm, nhất là các giá trị mang tính đặc trưng. Nhiều giá trị văn hóa đã được phục dựng, tôn tạo, khai thác trước khi nó bị mai một bởi thời gian.
Ông Nguyễn Văn Trực, Trưởng phòng Quản lý Nghệ thuật – Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội còn cho biết: “Chúng tôi đã tiến hành sưu tầm các loại hình nghệ thuật xứ Đoài như: Các điệu múa cổ, múa rối, các làn điệu dân ca, hội họa… vừa phục vụ công tác bảo tồn và thường xuyên đưa ra phục vụ công chúng vào thời điểm tổ chức các sự kiện lớn của Thành phố và cả nước. Đặc biệt, trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long, nhiều loại hình nghệ thuật của xứ Đoài được đưa vào trình diễn, nhận được sự ủng hộ cao của công chúng.”
Giai đoạn từ năm 2012-2014, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội thực hiện tổng kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể, lập hồ sơ khoa học để đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bên cạnh đó, các giá trị di sản vật thể được lưu tâm bằng những cố gắng trong việc tôn tạo, trùng tu di tích. Ngoài hai di sản văn hóa thế giới là Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long, hệ thống 82 bia đá tiến sỹ triều Lê-Mạc tại Văn Miếu–Quốc Tử Giám, 3 di tích quốc gia đặc biệt đang được quan tâm; nhiều công trình có giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc tiêu biểu khác cũng từng bước được đầu tư tôn tạo.
Từ năm 2010 đến nay, trung bình mỗi năm Hà Nội huy động 1000 tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo di tích, trong đó nguồn kinh phí xã hội hóa chiếm khoảng 30%.
“Sự nỗ lực đó được ghi nhận là lớn nhất cả nước trong việc bảo tồn di tích” - Ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội khẳng định.
Tuy vậy, vẫn còn nhiều di tích đang chờ đầu tư do đã xuống cấp nhưng việc trùng tu, tôn tạo sẽ tiến hành từng bước bởi số lượng di tích trong diện này là quá lớn và ngân sách thành phố chưa đủ sức đáp ứng trong cùng một thời điểm. Nhưng nhìn vào những gì Hà Nội đã làm được trong 5 năm, có thể khẳng định việc bảo tồn, khai thác giá trị di sản văn hóa của thành phố là rất tốt.
Lan tỏa giá trị nhân văn của người Hà Nội
Từ nền tảng văn hóa Hà Nội là văn hóa gốc, các giá trị văn hóa truyền thống, các phong tục tập quán tốt đẹp của đất Kinh kỳ xưa được các nhà quản lý văn hóa thành phố khơi nguồn, phát huy và nhân rộng trong đời sống xã hội hiện nay, trong đó có phát huy cả truyền thống văn hóa xứ Đoài. Đó là nét thanh lịch, văn minh của người Hà Nội, phong cách ứng xử văn hóa trong giao tiếp, thói quen sinh hoạt ngăn nắp hàng ngày, biết kính trên nhường dưới, biết gìn giữ môi trường xung quanh, thực hiện tốt trách nhiệm của công dân…
Nhiều phong trào văn hóa được triển khai sâu rộng tới tận cơ quan, đơn vị, khu dân cư, nhằm chuyển biến từ ý thức tới hành động cho mỗi người dân. Riêng phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư đã có chuyển biến tích cực với nhiều nội dung hoạt động phong phú. Các mô hình gia đình văn hóa, làng, thôn, bản văn hóa, tổ dân phố và đơn vị văn hóa phát huy vai trò tích cực. Việc nâng cao chất lượng các mô hình là yêu cầu hàng đầu đối với ban chỉ đạo phong trào ở cơ sở. Vì vậy, phong trào đã thu hút nhiều người dân và các đơn vị đăng ký tham gia.
Đến hết năm 2013, Hà Nội phấn đấu đạt tỷ lệ 84% số gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu Gia đình văn hóa; 54% số làng, thôn, bản được công nhận và giữ vững danh hiệu làng, thôn, bản văn hóa; 64% tổ dân phố được công nhận và giữ vững danh hiệu tổ dân phố văn hóa.
Riêng quận Hoàn Kiếm, trung tâm của đất Kinh kỳ xưa còn xây dựng và triển khai đề án Một số nét văn hóa ứng xử của người dân phố cổ, nhằm khơi dậy nét văn hóa ứng xử của người dân tại 36 phố phường. Đề án nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và người dân trong khu phố cổ bởi nó khơi dậy được những giá trị nhân văn, truyền thống tốt đẹp đang bị mờ dần.
Ông Đinh Hồng Phong, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin quận cho rằng: “Khơi dậy nét văn hóa ứng xử của người dân khu phố cổ chính là khơi dậy cốt cách, cái “hồn” của phố cổ Hà Nội với nét văn hóa ứng xử thanh lịch đặc trưng trong giao tiếp.”
Phong trào thực hiện nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang và lễ hội cũng nhận được sự đồng thuận của đông đảo người dân. Hà Nội ngày càng xuất hiện nhiều mô hình cưới như tổ chức tiệc trà, trao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn tại trụ sở UBND xã, phường, đặt hoa tại đài tưởng niệm liệt sỹ trong ngày cưới, báo hỷ sau cưới, không làm quá 40 mâm cỗ, mỗi đám cưới ủng hộ quỹ khuyến học địa phương giá trị một mâm cỗ…
Đối với việc tang, hầu hết các thôn, làng, tổ dân phố thành lập ban tổ chức lễ tang thống nhất quy trình, nghi thức phù hợp, ít tốn kém, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng. Tình trạng tổ chức tang lễ rườm rà, kéo dài nhiều ngày, ăn uống tràn lan, các hủ tục lạc lậu… gần như không còn. Trong đó quận Hà Đông, Hoàng Mai là đơn vị điển hình trong thực hiện tốt việc cưới, huyện Đông Anh, quận Đống Đa là đơn vị đi đầu trong thực việc tang văn minh.
Như vậy, 5 năm qua, những hồ nghi về việc pha trộn giữa các vùng văn hóa, thậm chí cả văn hóa các địa phương khác theo người dân di cư ra Hà Nội làm phai mờ vốn quý của văn hóa Thăng Long đã không xảy ra. Những tinh túy của văn hóa Thăng Long được ví như ngọc sáng vẫn được người Hà Nội giữ gìn và mài giũa, và đến nay nó càng được nâng lên bởi những giá trị đặc trưng của văn hóa xứ Đoài cộng lại./.
Bài toán đặt ra đối với Hà Nội là, làm thế nào vẫn gìn giữ để văn hóa Thăng Long luôn tỏa sáng, nhưng vẫn kế thừa và phát huy một cách chọn lọc những nét đẹp văn hóa xứ Đoài nhằm giải quyết mấu chốt: Văn hóa Hà Nội vẫn mang bản sắc riêng nhưng có sự thống nhất, dung hòa giữa hai vùng.
5 năm qua, cho dù gặp không ít khó khăn, nhưng Hà Nội đã giải quyết tốt mối quan hệ đó và văn hóa Thăng Long vẫn chứng minh giá trị của mảnh đất có bề dày văn hiến 1000 năm, cùng sự đa dạng của các loại hình mới.
Bảo tồn, khai thác di sản văn hóa đặc trưng
Nếu trước đó, những người quan tâm văn hóa biết tới Hà Nội với những Hoàng thành Thăng Long, phố cổ, chùa Một Cột, khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, Văn Miếu-Quốc Tử Giám cùng các loại hình nghệ thuật: Ca trù, rối nước, múa đánh bồng, lễ hội Gióng… thì khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, họ còn biết cả làng cổ Đường Lâm, chùa Hương, chùa Tây Phương, các điệu hát Dô, chèo Tàu, vùng sông núi gắn với huyền thoại Tản Viên Sơn Thánh…
Phải khẳng định rằng, sự cộng hưởng giữa hai vùng văn hóa khiến vốn di sản của Hà Nội càng thêm phong phú. Đến nay có thể nói, Hà Nội là nơi tập trung hệ thống bảo tàng, di tích, cổ vật, các lễ hội văn hóa vào diện lớn nhất cả nước.
Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, toàn thành phố hiện có 32 bảo tàng Nhà nước, 5.316 di tích, trong đó 2.119 di tích đã được xếp hạng, 1.095 lễ hội trong tổng số hơn 8.000 lễ hội của cả nước. Nhưng điều đó cũng đặt ra một nhiệm vụ nặng nề cho những người làm văn hóa, phải bảo tồn, khai thác các giá trị văn hóa một cách hiệu quả để phát huy được các giá trị văn hóa Thăng Long và tiềm năng văn hóa xứ Đoài.
Trong 5 năm qua, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa được đặc biệt quan tâm, nhất là các giá trị mang tính đặc trưng. Nhiều giá trị văn hóa đã được phục dựng, tôn tạo, khai thác trước khi nó bị mai một bởi thời gian.
Ông Nguyễn Văn Trực, Trưởng phòng Quản lý Nghệ thuật – Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội còn cho biết: “Chúng tôi đã tiến hành sưu tầm các loại hình nghệ thuật xứ Đoài như: Các điệu múa cổ, múa rối, các làn điệu dân ca, hội họa… vừa phục vụ công tác bảo tồn và thường xuyên đưa ra phục vụ công chúng vào thời điểm tổ chức các sự kiện lớn của Thành phố và cả nước. Đặc biệt, trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long, nhiều loại hình nghệ thuật của xứ Đoài được đưa vào trình diễn, nhận được sự ủng hộ cao của công chúng.”
Giai đoạn từ năm 2012-2014, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội thực hiện tổng kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể, lập hồ sơ khoa học để đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bên cạnh đó, các giá trị di sản vật thể được lưu tâm bằng những cố gắng trong việc tôn tạo, trùng tu di tích. Ngoài hai di sản văn hóa thế giới là Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long, hệ thống 82 bia đá tiến sỹ triều Lê-Mạc tại Văn Miếu–Quốc Tử Giám, 3 di tích quốc gia đặc biệt đang được quan tâm; nhiều công trình có giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc tiêu biểu khác cũng từng bước được đầu tư tôn tạo.
Từ năm 2010 đến nay, trung bình mỗi năm Hà Nội huy động 1000 tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo di tích, trong đó nguồn kinh phí xã hội hóa chiếm khoảng 30%.
“Sự nỗ lực đó được ghi nhận là lớn nhất cả nước trong việc bảo tồn di tích” - Ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội khẳng định.
Tuy vậy, vẫn còn nhiều di tích đang chờ đầu tư do đã xuống cấp nhưng việc trùng tu, tôn tạo sẽ tiến hành từng bước bởi số lượng di tích trong diện này là quá lớn và ngân sách thành phố chưa đủ sức đáp ứng trong cùng một thời điểm. Nhưng nhìn vào những gì Hà Nội đã làm được trong 5 năm, có thể khẳng định việc bảo tồn, khai thác giá trị di sản văn hóa của thành phố là rất tốt.
Lan tỏa giá trị nhân văn của người Hà Nội
Từ nền tảng văn hóa Hà Nội là văn hóa gốc, các giá trị văn hóa truyền thống, các phong tục tập quán tốt đẹp của đất Kinh kỳ xưa được các nhà quản lý văn hóa thành phố khơi nguồn, phát huy và nhân rộng trong đời sống xã hội hiện nay, trong đó có phát huy cả truyền thống văn hóa xứ Đoài. Đó là nét thanh lịch, văn minh của người Hà Nội, phong cách ứng xử văn hóa trong giao tiếp, thói quen sinh hoạt ngăn nắp hàng ngày, biết kính trên nhường dưới, biết gìn giữ môi trường xung quanh, thực hiện tốt trách nhiệm của công dân…
Nhiều phong trào văn hóa được triển khai sâu rộng tới tận cơ quan, đơn vị, khu dân cư, nhằm chuyển biến từ ý thức tới hành động cho mỗi người dân. Riêng phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư đã có chuyển biến tích cực với nhiều nội dung hoạt động phong phú. Các mô hình gia đình văn hóa, làng, thôn, bản văn hóa, tổ dân phố và đơn vị văn hóa phát huy vai trò tích cực. Việc nâng cao chất lượng các mô hình là yêu cầu hàng đầu đối với ban chỉ đạo phong trào ở cơ sở. Vì vậy, phong trào đã thu hút nhiều người dân và các đơn vị đăng ký tham gia.
Đến hết năm 2013, Hà Nội phấn đấu đạt tỷ lệ 84% số gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu Gia đình văn hóa; 54% số làng, thôn, bản được công nhận và giữ vững danh hiệu làng, thôn, bản văn hóa; 64% tổ dân phố được công nhận và giữ vững danh hiệu tổ dân phố văn hóa.
Riêng quận Hoàn Kiếm, trung tâm của đất Kinh kỳ xưa còn xây dựng và triển khai đề án Một số nét văn hóa ứng xử của người dân phố cổ, nhằm khơi dậy nét văn hóa ứng xử của người dân tại 36 phố phường. Đề án nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và người dân trong khu phố cổ bởi nó khơi dậy được những giá trị nhân văn, truyền thống tốt đẹp đang bị mờ dần.
Ông Đinh Hồng Phong, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin quận cho rằng: “Khơi dậy nét văn hóa ứng xử của người dân khu phố cổ chính là khơi dậy cốt cách, cái “hồn” của phố cổ Hà Nội với nét văn hóa ứng xử thanh lịch đặc trưng trong giao tiếp.”
Phong trào thực hiện nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang và lễ hội cũng nhận được sự đồng thuận của đông đảo người dân. Hà Nội ngày càng xuất hiện nhiều mô hình cưới như tổ chức tiệc trà, trao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn tại trụ sở UBND xã, phường, đặt hoa tại đài tưởng niệm liệt sỹ trong ngày cưới, báo hỷ sau cưới, không làm quá 40 mâm cỗ, mỗi đám cưới ủng hộ quỹ khuyến học địa phương giá trị một mâm cỗ…
Đối với việc tang, hầu hết các thôn, làng, tổ dân phố thành lập ban tổ chức lễ tang thống nhất quy trình, nghi thức phù hợp, ít tốn kém, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng. Tình trạng tổ chức tang lễ rườm rà, kéo dài nhiều ngày, ăn uống tràn lan, các hủ tục lạc lậu… gần như không còn. Trong đó quận Hà Đông, Hoàng Mai là đơn vị điển hình trong thực hiện tốt việc cưới, huyện Đông Anh, quận Đống Đa là đơn vị đi đầu trong thực việc tang văn minh.
Như vậy, 5 năm qua, những hồ nghi về việc pha trộn giữa các vùng văn hóa, thậm chí cả văn hóa các địa phương khác theo người dân di cư ra Hà Nội làm phai mờ vốn quý của văn hóa Thăng Long đã không xảy ra. Những tinh túy của văn hóa Thăng Long được ví như ngọc sáng vẫn được người Hà Nội giữ gìn và mài giũa, và đến nay nó càng được nâng lên bởi những giá trị đặc trưng của văn hóa xứ Đoài cộng lại./.
Đinh Thị Thuận (TTXVN)