Theo Thông tư 56/2012/TT- BGTVT, từ hôm nay (1/4/2013), các đơn vị đăng kiểm sẽ không cấp sổ đăng kiểm như trước mà thay vào đó là giấy chứng nhận kiểm định đăng kiểm. Đánh giá của Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải), các Trung tâm Đăng kiểm và chủ xe cho thấy, Thông tư 56 sẽ là một cuộc cải cách và bước đột phá mới trong việc đơn giản hóa thủ tục hành chính trong việc sang tên đổi chủ, hoán cải, chuyển vùng... tạo thuận lợi cho chủ xe đồng thời lật tẩy “mánh” làm giả sổ đăng kiểm. “Chứng minh Nhân dân mới” trên đường Theo Thông tư 56/2012/TT- BGTVT, từ ngày 1/4/2013, các đơn vị đăng kiểm sẽ không cấp sổ đăng kiểm như trước mà thay vào đó là giấy chứng nhận kiểm định. Các xe qua kiểm định nếu đạt sẽ được cấp giấy chứng nhận cùng tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Có mặt tại Trung tâm Đăng kiểm 29.03V Cầu Giấy (Hà Nội), anh Nguyễn Văn Cường, ở ngõ 27 phường Phương Mai, Đống Đa (Hà Nội), chủ xe tải 1,5 tấn mang biển kiểm sooát 29Z8644 chuyên chở hàng cho biết, xe anh hết hạn đăng kiểm nên phải đến đây xin kiểm định. Cầm trên tay chiếc sổ kiểm định bong rách, thậm chí nhiều chỗ bên trong hoen ố mờ số chữ, anh Cường kể, sổ này anh đã giữ được 5 năm kể từ khi mua xe. “Mỗi lần đi đường, ngoài tem kiểm định dán trên xe, hầu hết cánh tài xế đều phải ôm khư khư trong người quyển sổ kiểm định, giấy tờ xe, bằng lái nếu không sẽ bị phạt rất nặng với những lỗi này,” anh Cường thành thật. Đề cập đến việc thay sổ đăng kiểm bằng giấy chứng nhận từ 1/4, anh Cường tỏ ra phấn khởi vì từ nay, anh không lo sợ xe bị “giam” ở nhà khi mất sổ đăng kiểm bởi các thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng kiểm thay sổ đã được thực hiện nhanh chóng khi tài xế chỉ cần mang xe đến “khám” lại và sau 15 ngày mà lực lượng chức năng không có phản hồi về vi phạm Luật giao thông thì sẽ được cấp giấy chứng nhận mới.
Sổ đăng kiểm cũ, mờ chữ sẽ không dùng từ 1/4 (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)
Theo ông Nguyễn Hồng Thủy, Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 29.03V Cầu Giấy, Thông tư 56 ra đời là bước đột phá, cải cách mới nhằm giảm thủ tục cho chủ xe, các đơn vị đăng kiểm và đảm bảo việc quản lý Nhà nước. Lý giải rõ hơn, ông Thủy cho biết: “Việc đổi chủ, hoán cải, chuyển vùng.... sẽ không phải rút hồ sơ gốc bởi hệ thống phần mềm quản lý đăng kiểm ôtô đã được kết nối với nhau từ khâu kiểm tra, chứng nhận chất lượng từ khi nhập khẩu hoặc xuất xưởng đến khi đăng kiểm, lưu hành.” Chứng minh thực tế này, ông Thủy đưa ra ví dụ cụ thể, trước đây, lái xe không giữ gìn cẩn thận sổ đăng kiểm nên hầu hết những sổ này đều bị bong tróc. Vì thế, mỗi lần đến hạn kiểm định, đăng kiểm viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc tra cứu, cập nhật và lưu trữ các thông số kỹ thuật trong sổ.
[Thay sổ đăng kiểm ôtô bằng giấy chứng nhận từ 1/4] Với các trường hợp sang tên đổi chủ, chuyển vùng, theo Thông tư 56, chủ xe không cần phải về trạm đăng kiểm gốc để đăng kiểm mà có thể đến bất kỳ trạm đăng kiểm nào trên toàn quốc đều có thể làm được các thủ tục trên đồng thời nhân viên của trạm sẽ phải có nhiệm vụ chuyển hồ sơ gốc cho chủ xe dựa vào hệ thống phần mềm cải tiến số liệu liên kết giữa các trạm. “Những cải cách trên là điểm khác biệt cơ bản nhất so với Thông tư 22 trước đây. Lái xe sẽ tiết kiệm được thời gian và có mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình cho ‘xế hộp’ đi kiểm định,” ông Thủy đánh giá. Bên cạnh đó, ông Thủy cũng nhìn nhận, với hệ thống phần mềm mới, cơ quan Đăng kiểm sẽ quản lý được đầy đủ dữ liệu, giảm bớt thời gian xử lý khi đăng kiểm, giảm thời gian chờ đợi của lái xe. “Không chỉ đem lại lợi ích cho khách hàng, cán bộ đăng kiểm cũng bớt được thao tác, giảm thời gian đăng kiểm cho từng xe, tiết giảm được các chi phí liên quan đến in ấn, lưu trữ tài liệu...,” ông Thủy khẳng định. Khó làm giả đăng kiểm
Ông Hoàng Xuân Thảo, Phó Trung tâm Đăng kiểm 29.03S Ngọc Khánh (Ba Đình, Hà Nội) cho biết, trước đây, một số phương tiện khi sang tên đổi chủ, lái xe đã làm giả giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật; sổ chứng nhận kiểm định; tem kiểm định, thay đổi linh kiện, phụ kiện để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định... Theo ông Thảo, những trường hợp mua bán xe sang tay, xe lậu không thể đăng kiểm được nên sẵn sàng làm giả sổ đăng kiểm vì mục đích tư lợi và có thể qua mặt được lực lượng chức năng tuần tra, kiểm soát trên đường bởi công nghệ làm giả rất tinh vi. “Không phải ai cũng nắm bắt được hết sổ đăng kiểm nên nhiều người mua xe sang tay chủ yếu xem số máy, số khung có trùng với đăng ký không trong khi sổ đăng kiểm làm giả có thể khớp với những chi tiết trên,” ông Thảo cho hay. Để ngăn chặn thực tế này, Thông tư 56 ra đời có quy định, xe hết chu kỳ kiểm định phải vào các trung tâm để đổi giấy chứng nhận đăng kiểm mới so với sổ được lưu giữ rất lâu nên sẽ hạn chế được làm giả. Hơn nữa, theo ông Thảo, mỗi giấy chứng nhận đăng kiểm đều có mã số seri bảo vệ cấp riêng cho xe, với công nghệ in phôi giấy có phần phông, cỡ chữ riêng về các thông số quản lý hành chính và kỹ thuật của xe như biển số, loại xe, nhãn hiệu, số khung, số máy, kích thước thùng hàng... Đăng kiểm viên sẽ căn cứ vào đó để xác định nên dễ dàng lật tẩy được “mánh” làm giả đăng kiểm. “Khi in giấy chứng nhận đăng kiểm xong, nhân viên sẽ đóng dấu và phủ lớp băng keo lên trên bề mặt có ghi các thông số nên rất khó tẩy xóa, làm giả,” ông Thảo khẳng định. Theo ông Nguyễn Quang Ðạt, Giám đốc Trung tâm Tin học Cục Đăng kiểm Việt Nam, hệ thống quản lý phần mềm hệ cơ sở dữ liệu cấp giấy chứng nhận đăng kiểm mới hoàn toàn do Tổng cục Đường bộ viết và xây dựng dựa trên nền tảng phần mềm cũ đã nâng cấp trong việc quản lý thông tin kỹ thuật, phương tiện, kết nối giữa các trạm. “Thời gian sửa đổi và nâng cấp hệ thống phần mềm mất gần 3 tháng nên vẫn cần có thời gian để thử nghiệm thực tế. Tuy nhiên, đến ngày 1/4, hệ cơ sở dữ liệu này phải đáp ứng tất cả chức năng về biểu mẫu giấy tờ, thông số...,” ông Đạt nói. Theo ông Nguyễn Hữu Trí, Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, trong 2 ngày 20 và 23/3, Cục Đăng kiểm đã tổ chức tập huấn cho tất cả đơn vị đăng kiểm trên cả nước các quy định mới về kiểm định ôtô. Những quy định mới trong Thông tư 56/2012/TT - BGTVT đã được phổ biến đến tất cả các trung tâm đăng kiểm trên toàn quốc. Tất cả các cán bộ đăng kiểm đã được tập huấn về thao tác, quy trình kiểm định, sử dụng thiết bị mới... “Đến thời điểm này, các trung tâm Đăng kiểm đều đã sẵn sàng thực hiện kiểm định theo yêu cầu mới,” ông Trí khẳng định./.
[Thay sổ đăng kiểm ôtô bằng giấy chứng nhận từ 1/4] Với các trường hợp sang tên đổi chủ, chuyển vùng, theo Thông tư 56, chủ xe không cần phải về trạm đăng kiểm gốc để đăng kiểm mà có thể đến bất kỳ trạm đăng kiểm nào trên toàn quốc đều có thể làm được các thủ tục trên đồng thời nhân viên của trạm sẽ phải có nhiệm vụ chuyển hồ sơ gốc cho chủ xe dựa vào hệ thống phần mềm cải tiến số liệu liên kết giữa các trạm. “Những cải cách trên là điểm khác biệt cơ bản nhất so với Thông tư 22 trước đây. Lái xe sẽ tiết kiệm được thời gian và có mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình cho ‘xế hộp’ đi kiểm định,” ông Thủy đánh giá. Bên cạnh đó, ông Thủy cũng nhìn nhận, với hệ thống phần mềm mới, cơ quan Đăng kiểm sẽ quản lý được đầy đủ dữ liệu, giảm bớt thời gian xử lý khi đăng kiểm, giảm thời gian chờ đợi của lái xe. “Không chỉ đem lại lợi ích cho khách hàng, cán bộ đăng kiểm cũng bớt được thao tác, giảm thời gian đăng kiểm cho từng xe, tiết giảm được các chi phí liên quan đến in ấn, lưu trữ tài liệu...,” ông Thủy khẳng định. Khó làm giả đăng kiểm
Ông Hoàng Xuân Thảo, Phó Trung tâm Đăng kiểm 29.03S Ngọc Khánh (Ba Đình, Hà Nội) cho biết, trước đây, một số phương tiện khi sang tên đổi chủ, lái xe đã làm giả giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật; sổ chứng nhận kiểm định; tem kiểm định, thay đổi linh kiện, phụ kiện để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định... Theo ông Thảo, những trường hợp mua bán xe sang tay, xe lậu không thể đăng kiểm được nên sẵn sàng làm giả sổ đăng kiểm vì mục đích tư lợi và có thể qua mặt được lực lượng chức năng tuần tra, kiểm soát trên đường bởi công nghệ làm giả rất tinh vi. “Không phải ai cũng nắm bắt được hết sổ đăng kiểm nên nhiều người mua xe sang tay chủ yếu xem số máy, số khung có trùng với đăng ký không trong khi sổ đăng kiểm làm giả có thể khớp với những chi tiết trên,” ông Thảo cho hay. Để ngăn chặn thực tế này, Thông tư 56 ra đời có quy định, xe hết chu kỳ kiểm định phải vào các trung tâm để đổi giấy chứng nhận đăng kiểm mới so với sổ được lưu giữ rất lâu nên sẽ hạn chế được làm giả. Hơn nữa, theo ông Thảo, mỗi giấy chứng nhận đăng kiểm đều có mã số seri bảo vệ cấp riêng cho xe, với công nghệ in phôi giấy có phần phông, cỡ chữ riêng về các thông số quản lý hành chính và kỹ thuật của xe như biển số, loại xe, nhãn hiệu, số khung, số máy, kích thước thùng hàng... Đăng kiểm viên sẽ căn cứ vào đó để xác định nên dễ dàng lật tẩy được “mánh” làm giả đăng kiểm. “Khi in giấy chứng nhận đăng kiểm xong, nhân viên sẽ đóng dấu và phủ lớp băng keo lên trên bề mặt có ghi các thông số nên rất khó tẩy xóa, làm giả,” ông Thảo khẳng định. Theo ông Nguyễn Quang Ðạt, Giám đốc Trung tâm Tin học Cục Đăng kiểm Việt Nam, hệ thống quản lý phần mềm hệ cơ sở dữ liệu cấp giấy chứng nhận đăng kiểm mới hoàn toàn do Tổng cục Đường bộ viết và xây dựng dựa trên nền tảng phần mềm cũ đã nâng cấp trong việc quản lý thông tin kỹ thuật, phương tiện, kết nối giữa các trạm. “Thời gian sửa đổi và nâng cấp hệ thống phần mềm mất gần 3 tháng nên vẫn cần có thời gian để thử nghiệm thực tế. Tuy nhiên, đến ngày 1/4, hệ cơ sở dữ liệu này phải đáp ứng tất cả chức năng về biểu mẫu giấy tờ, thông số...,” ông Đạt nói. Theo ông Nguyễn Hữu Trí, Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, trong 2 ngày 20 và 23/3, Cục Đăng kiểm đã tổ chức tập huấn cho tất cả đơn vị đăng kiểm trên cả nước các quy định mới về kiểm định ôtô. Những quy định mới trong Thông tư 56/2012/TT - BGTVT đã được phổ biến đến tất cả các trung tâm đăng kiểm trên toàn quốc. Tất cả các cán bộ đăng kiểm đã được tập huấn về thao tác, quy trình kiểm định, sử dụng thiết bị mới... “Đến thời điểm này, các trung tâm Đăng kiểm đều đã sẵn sàng thực hiện kiểm định theo yêu cầu mới,” ông Trí khẳng định./.
Ðiều 19, Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng khi điều khiển phương tiện không có Giấy chứng nhận hoặc Tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hoặc có nhưng đã hết hạn. Lái xe bị tước bằng 30 ngày. Phạt tiền từ 4.000.000 - 6.000.000 đồng khi điều khiển xe quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông. Ngoài ra, còn bị tịch thu phương tiện và lái xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 60 ngày. Phạt tiền từ 4.000.000 - 6.000.000 đồng khi sử dụng Sổ chứng nhận kiểm định, Giấy chứng nhận, Tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường không do cơ quan có thẩm quyền cấp. Ngoài ra còn bị thu sổ chứng nhận kiểm định, giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường không do cơ quan có thẩm quyền cấp và lái xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 30 ngày. |
Việt Hùng (Vietnam+)