Ghi rõ thông tin về hoạt động tiếp sức mùa thi như điện thoại, địa chỉ… lên giấy báo dự thi đại học của thí sinh có thể coi là một sáng kiến mới, độc đáo nhất của Trung tâm Hỗ trợ sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh trong mùa tuyển sinh năm nay.
Theo anh Nguyễn Trọng Hoàng, Trưởng phòng Hỗ trợ đời sống sinh viên, để thực hiện sáng kiến này, Trung tâm đã liên hệ với các trường đại học đề nghị phối hợp thực hiện. “Không phải tất cả các trường đều đồng ý nhưng với những trường hưởng ứng thì hiệu quả cao hơn hẳn,” anh Hoàng phấn khởi nói.
Lý giải cho cách làm này, anh Hoàng cho biết, hoạt động tiếp sức mùa thi đã đi được chặng đường 10 năm và trở nên quen thuộc với nhiều người. Hàng năm, để người dân biết được thông tin về chương trình, các phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, truyền hình, đài phát thanh đã vào cuộc và nhờ đó, số lượng thí sinh được thanh niên tình nguyện hỗ trợ ngày càng nhiều. Tuy nhiên, với những thí sinh khu vực nông thôn, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, là những người cần được giúp đỡ nhất, lại ít nắm được thông tin.
Bên cạnh đó, khi người dân mới từ tỉnh lẻ lên thành phố, lại phải lo một việc rất quan trọng cho con sau 12 năm ăn học, nên họ có tâm lý dè dặt, cảnh giác, không tin tưởng sinh viên. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều phụ huynh thấy sợ khi có sinh viên tình nguyện đến giúp đỡ họ. Ngày thi, thí sinh lai kinh ứng thí thì nhiều nhưng số người chủ động tìm đến sinh viên tình nguyện lại không nhiều.
Anh Hoàng cho biết, năm nay, lần đầu tiên Trung tâm triển khai hoạt động này, có sự tham gia của khoảng 20 trường đại học. “Từ giữa tháng 6, khi thí sinh bắt đầu nhận được giấy báo thi, chúng tôi đã nhận được rất nhiều điện thoại của các em và người nhà gọi đến hỏi thông tin. Các thành viên phải trả lời câu hỏi đến muốn điên cái đầu, nhưng chúng tôi lại cảm thấy rất vui vì như thế càng chứng tỏ rõ ràng đây là một sáng kiến rất hiệu quả. Cũng nhờ sáng kiến này mà năm nay, tại các bến xe, phụ huynh đã chủ động tìm đến sinh viên tình nguyện nhiều hơn,” anh Hoàng vui vẻ nói./.
Theo anh Nguyễn Trọng Hoàng, Trưởng phòng Hỗ trợ đời sống sinh viên, để thực hiện sáng kiến này, Trung tâm đã liên hệ với các trường đại học đề nghị phối hợp thực hiện. “Không phải tất cả các trường đều đồng ý nhưng với những trường hưởng ứng thì hiệu quả cao hơn hẳn,” anh Hoàng phấn khởi nói.
Lý giải cho cách làm này, anh Hoàng cho biết, hoạt động tiếp sức mùa thi đã đi được chặng đường 10 năm và trở nên quen thuộc với nhiều người. Hàng năm, để người dân biết được thông tin về chương trình, các phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, truyền hình, đài phát thanh đã vào cuộc và nhờ đó, số lượng thí sinh được thanh niên tình nguyện hỗ trợ ngày càng nhiều. Tuy nhiên, với những thí sinh khu vực nông thôn, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, là những người cần được giúp đỡ nhất, lại ít nắm được thông tin.
Bên cạnh đó, khi người dân mới từ tỉnh lẻ lên thành phố, lại phải lo một việc rất quan trọng cho con sau 12 năm ăn học, nên họ có tâm lý dè dặt, cảnh giác, không tin tưởng sinh viên. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều phụ huynh thấy sợ khi có sinh viên tình nguyện đến giúp đỡ họ. Ngày thi, thí sinh lai kinh ứng thí thì nhiều nhưng số người chủ động tìm đến sinh viên tình nguyện lại không nhiều.
Anh Hoàng cho biết, năm nay, lần đầu tiên Trung tâm triển khai hoạt động này, có sự tham gia của khoảng 20 trường đại học. “Từ giữa tháng 6, khi thí sinh bắt đầu nhận được giấy báo thi, chúng tôi đã nhận được rất nhiều điện thoại của các em và người nhà gọi đến hỏi thông tin. Các thành viên phải trả lời câu hỏi đến muốn điên cái đầu, nhưng chúng tôi lại cảm thấy rất vui vì như thế càng chứng tỏ rõ ràng đây là một sáng kiến rất hiệu quả. Cũng nhờ sáng kiến này mà năm nay, tại các bến xe, phụ huynh đã chủ động tìm đến sinh viên tình nguyện nhiều hơn,” anh Hoàng vui vẻ nói./.
Phạm Mai (Vietnam+)