Không yêu cầu trình độ học vấn, bằng cấp, kỹ năng giao tiếp hay ngoại hình, những người phụ nữ lao động chân tay có thể kiếm được cả chục triệu đồng nhờ công việc osin. Dịp giáp Tết và đặc biệt là trong những ngày Tết, những người giúp việc tại Hà Nội có thể có mức thu nhập cao hơn hẳn lương một công chức nhà nước hưởng lương bậc cao.
Cầu vượt cung
Với công việc kinh doanh, càng về cuối năm càng bận rộn, chị Thanh Nga (Cầu Giấy, Hà Nội) rất lo lắng với việc lau dọn, trang trí nhà cửa khi người giúp việc về quê ăn Tết. Chị cho biết, rút kinh nghiệm những năm trước, năm nay chị đã chủ động gọi điện đến công ty chuyên cung cấp dịch vụ giới thiệu người giúp việc từ giữa tháng 12 Âm lịch, nhưng vẫn không được.
“Tôi đã gọi qua mấy trung tâm nhưng đều nhận được một câu trả lời giống nhau rằng, lịch giúp việc trong những ngày giáp Tết và những ngày Tết đều đã đầy. Tình hình này, chắc có lẽ tôi phải nhờ mấy chị buôn bán ve chai đến lau dọn nhà cửa,” chị Nga cho biết.
Ngay từ đầu tháng Chạp, số người gọi điện đến Công ty Việc làm Nhân đạo (ngõ 129, Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội) tăng đột biến. Công ty thường chốt sổ cung cấp osin rất muộn vì “đặc thù” kinh doanh của lĩnh vực này càng sát tết càng bội thu. Thậm chí, đến khoảng 27,28 Tết, các khách hàng vẫn có thể “cầu cứu” đến sự hỗ trợ của công ty.
Theo chị Thu Hằng, một nhân viên của công ty, đến thời điểm giáp Tết, nhu cầu tìm người giúp việc tăng hơn 40% so với trong năm, trong khi nguồn lao động ngày càng khan hiếm. “Chính vì vậy, phí dịch vụ giới thiệu từ thời điểm này đến đầu năm sau dự báo sẽ tăng ít nhất là 45% bởi nhu cầu trước vàu sau Tết là rất lớn,” nhân viên này cho hay.
Cũng theo chị Hằng, thời điểm giáp Tết có khoảng gần một nghìn người tìm đến nhưng trung tâm chỉ cung cấp được một nửa. Mặc dù công ty chúng tôi đã đôn đáo về các tỉnh, huyện lân cận để tìm người từ khoảng hai, ba tháng trước Tết, nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng,” chị Hằng cho biết.
Thông thường, lương của người giúp việc ở Hà Nội trung bình ở mức 2,5-3,0 triệu đồng/ tháng. Nhưng chỉ làm việc trong khoảng 8-10 ngày Tết, họ cũng có thể nhận được mức lương này, thậm chí là cao hơn. Những khách hàng có tiềm năng kinh tế sẵn sàng trả giá cao để tìm người giúp việc với mong muốn nghỉ ngơi, hưởng thụ những ngày nghỉ tết.
Đắt sắt ra miếng
Chị Thanh Tâm, người phụ trách đường dây nóng chuyên nhận yêu cầu từ khách hàng của Công ty Cổ phần Phú Tín (118 Đê La Thành, Đống Đa, Hà Nội), cho biết: Năm nay, giới công chức được nghỉ Tết dài. Nhiều khách hàng có tiềm năng kinh tế sẵn sàng trả giá cao để được nghỉ ngơi, thoải mái du xuân. Thông thường, lương của osin Tết là 300-400 ngàn đồng/ ngày.
Rất nhiều nhà sẵn sàng trả mức lương “khủng” để thuê những osin “cao cấp”. Đó là những người giúp việc được đào tạo bài bản: biết cách sử dụng thành thạo các thiết bị điện tử hiện đại trong gia đình, biết nấu các món ăn cầu kì (đặc biệt là các món ăn kiểu phương Tây), biết cách pha chế café, cocktail, biết cắt tỉa và chăm sóc cây cảnh… Thậm chí, nếu ngoại hình khá, nhanh nhẹn, chăm chỉ và có thể giao tiếp được một số câu tiếng Anh cơ bản (với những gia đình thường xuyên có khách là người nước ngoài) thì mức thù lao được trả khá hậu hĩnh, từ 500-600 ngàn đồng/ngày.
Mức lương “ngất ngưởng” ấy cũng là số tiền mà một osin túc trực chăm sóc người bệnh có thể nhận được. Dịp Tết, nhu cầu đi chơi nhiều, những gia đình có người ốm yếu, bệnh tật đều có nhu cầu tìm osin, đặc biệt là osin túc trực trông nom người bệnh trong bệnh viện. Mức giá phụ thuộc vào tình hình bệnh tật cụ thể của người bệnh.
Chị Phan Phương Nga, cán bộ Quản lí Công ty Trách nhiệm hữu hạn Minh Khanh (số 09, ngõ 840 Bạch Đằng, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), cho biết gói dịch vụ chăm sóc bệnh nhân thường được lựa chọn rất kỹ càng. Đặc biệt, với những bệnh nhân mắc các bệnh hiểm nghèo, yêu cầu của phía chủ nhà đưa ra đối với người giúp việc thường phải là: có những hiểu biết nhất định về một số bệnh lí, biết chăm sóc bệnh nhân và phát hiện những triệu chứng, dấu hiệu nguy hiểm,…
Ngày thường, mức lương của những người giúp việc chuyên chăm sóc bệnh nhân vào khoảng 150-200 ngàn đồng/ngày, nhưng vào dịp Tết, mức giá này tăng cao gấp 3-4 lần. Khách hàng phải liên hệ trước khoảng hai tuần với công ty, vì từ 23 Tết trở ra, công ty sẽ ngừng dịch vụ môi giới, cung cấp người giúp việc.
Thịnh hành giúp việc theo giờ
Theo chị Nga thời điểm cuối năm là lúc người giúp việc tận dụng tối đa thời gian để “chạy sô,” tranh thủ vớt vát, kiếm tiền ăn Tết. Xu hướng chung trong một vài năm trở lại đây là, những người lao động này thích đi làm theo giờ hơn là ở cố định với nhà chủ. Kể cả, nhiều gia đình có hứa trả thêm 1-2 tháng lương Tết như người giúp việc đã làm lâu dài thì nhiều osin vẫn “làm ngơ,” bởi họ thích làm theo ca hơn.
Người giúp việc dọn nhà theo giờ chỉ mất từ 2-3 giờ với mỗi gia đình. Nếu có sức khỏe tốt, nhanh nhẹn, thạo việc thì một ngày, mỗi người có thể chạy sô tới 4-5 gia đình. Tính ra, tiền công sẽ cao gấp khoảng ba lần so với việc làm cố định ở một nhà.
Hơn nữa, làm giúp việc theo giờ, người lao động cũng sẽ tránh được một số phiền phức không đáng có. Chị Ngọc, một người đang làm giúp việc theo giờ tại khu vực Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết: “Nhiều gia đình ở Hà Nội, thường không gian ở khá hạn chế. Mình chỉ đến dọn dẹp theo giờ, không ở cùng gia chủ nên cũng đỡ bất tiện trong việc ăn ở, sinh hoạt.”
“Hơn nữa, khi mình đến làm, gia chủ cũng có mặt ở nhà bao quát công việc, tránh được những hiểu lầm xung quanh chuyện đồ đạc nhà người ta,” chị Ngọc cho biết thêm.
Thêm vào đó, khi làm theo ca, thời gian sẽ linh hoạt hơn, người giúp việc vẫn có thể ăn Tết cùng gia đình. Đến thời điểm này, các trung tâm giới thiệu việc làm, cung ứng lao động phổ thông chỉ nhận cung cấp người giúp việc theo giờ.
Chị Nguyễn Hằng, hiện đang làm giúp việc theo giờ tại khu vực Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết: “Những ngày giáp Tết, công việc bận rộn hơn nhiều. Như năm ngoái, từ khoảng 24,25 Tết trở ra, có hôm tôi làm việc đến 11, 12 giờ đêm vì nhà nào cũng muốn lau dọn nhà cửa sạch sẽ, đón năm mới. Tôi chỉ nhận làm đến hết sáng 29 Tết thôi, rồi sẽ về quê ăn tết với các cháu.”
“Thu nhập mấy tháng giáp Tết của tôi vào khoảng 6-7 triệu đồng. Riêng tháng Chạp thì tăng thêm vài triệu nữa. Thường thì dọn nhà ngày Tết, nếu mình làm tốt, ngoài tiền công, hầu như gia chủ bao giờ cũng thưởng thêm. Khi thì là tiền mặt, khi thì là quà tặng,” chị Hằng chia sẻ.
Các trung tâm, công ty chuyên môi giới người giúp việc đều cung cấp gói dịch vụ dành riêng cho những khách hàng chỉ yêu cầu tổng vệ sinh nhà cửa cuối năm, với mức giá khá cao, từ 100-150 ngàn đồng/ giờ.
Chị Thanh Tâm (Công ty Cổ phần Phú Tín) cho biết, giá dịch vụ giúp việc gia đình từ thời điểm 23 tháng Chạp đến hết ngày 30 Tết đều có giá khởi điểm từ 100 ngàn đồng/ giờ. Càng những ngày giáp Tết, mức giá này càng tăng cao. “Nếu khách thuê osin vào ba ngày “sát nút” Tết là 27,28,29 Tết, giá có thể leo thang lên đến 200 ngàn đồng/ giờ,” chị Tâm tiết lộ./.
Cầu vượt cung
Với công việc kinh doanh, càng về cuối năm càng bận rộn, chị Thanh Nga (Cầu Giấy, Hà Nội) rất lo lắng với việc lau dọn, trang trí nhà cửa khi người giúp việc về quê ăn Tết. Chị cho biết, rút kinh nghiệm những năm trước, năm nay chị đã chủ động gọi điện đến công ty chuyên cung cấp dịch vụ giới thiệu người giúp việc từ giữa tháng 12 Âm lịch, nhưng vẫn không được.
“Tôi đã gọi qua mấy trung tâm nhưng đều nhận được một câu trả lời giống nhau rằng, lịch giúp việc trong những ngày giáp Tết và những ngày Tết đều đã đầy. Tình hình này, chắc có lẽ tôi phải nhờ mấy chị buôn bán ve chai đến lau dọn nhà cửa,” chị Nga cho biết.
Ngay từ đầu tháng Chạp, số người gọi điện đến Công ty Việc làm Nhân đạo (ngõ 129, Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội) tăng đột biến. Công ty thường chốt sổ cung cấp osin rất muộn vì “đặc thù” kinh doanh của lĩnh vực này càng sát tết càng bội thu. Thậm chí, đến khoảng 27,28 Tết, các khách hàng vẫn có thể “cầu cứu” đến sự hỗ trợ của công ty.
Theo chị Thu Hằng, một nhân viên của công ty, đến thời điểm giáp Tết, nhu cầu tìm người giúp việc tăng hơn 40% so với trong năm, trong khi nguồn lao động ngày càng khan hiếm. “Chính vì vậy, phí dịch vụ giới thiệu từ thời điểm này đến đầu năm sau dự báo sẽ tăng ít nhất là 45% bởi nhu cầu trước vàu sau Tết là rất lớn,” nhân viên này cho hay.
Cũng theo chị Hằng, thời điểm giáp Tết có khoảng gần một nghìn người tìm đến nhưng trung tâm chỉ cung cấp được một nửa. Mặc dù công ty chúng tôi đã đôn đáo về các tỉnh, huyện lân cận để tìm người từ khoảng hai, ba tháng trước Tết, nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng,” chị Hằng cho biết.
Thông thường, lương của người giúp việc ở Hà Nội trung bình ở mức 2,5-3,0 triệu đồng/ tháng. Nhưng chỉ làm việc trong khoảng 8-10 ngày Tết, họ cũng có thể nhận được mức lương này, thậm chí là cao hơn. Những khách hàng có tiềm năng kinh tế sẵn sàng trả giá cao để tìm người giúp việc với mong muốn nghỉ ngơi, hưởng thụ những ngày nghỉ tết.
Đắt sắt ra miếng
Chị Thanh Tâm, người phụ trách đường dây nóng chuyên nhận yêu cầu từ khách hàng của Công ty Cổ phần Phú Tín (118 Đê La Thành, Đống Đa, Hà Nội), cho biết: Năm nay, giới công chức được nghỉ Tết dài. Nhiều khách hàng có tiềm năng kinh tế sẵn sàng trả giá cao để được nghỉ ngơi, thoải mái du xuân. Thông thường, lương của osin Tết là 300-400 ngàn đồng/ ngày.
Rất nhiều nhà sẵn sàng trả mức lương “khủng” để thuê những osin “cao cấp”. Đó là những người giúp việc được đào tạo bài bản: biết cách sử dụng thành thạo các thiết bị điện tử hiện đại trong gia đình, biết nấu các món ăn cầu kì (đặc biệt là các món ăn kiểu phương Tây), biết cách pha chế café, cocktail, biết cắt tỉa và chăm sóc cây cảnh… Thậm chí, nếu ngoại hình khá, nhanh nhẹn, chăm chỉ và có thể giao tiếp được một số câu tiếng Anh cơ bản (với những gia đình thường xuyên có khách là người nước ngoài) thì mức thù lao được trả khá hậu hĩnh, từ 500-600 ngàn đồng/ngày.
Mức lương “ngất ngưởng” ấy cũng là số tiền mà một osin túc trực chăm sóc người bệnh có thể nhận được. Dịp Tết, nhu cầu đi chơi nhiều, những gia đình có người ốm yếu, bệnh tật đều có nhu cầu tìm osin, đặc biệt là osin túc trực trông nom người bệnh trong bệnh viện. Mức giá phụ thuộc vào tình hình bệnh tật cụ thể của người bệnh.
Chị Phan Phương Nga, cán bộ Quản lí Công ty Trách nhiệm hữu hạn Minh Khanh (số 09, ngõ 840 Bạch Đằng, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), cho biết gói dịch vụ chăm sóc bệnh nhân thường được lựa chọn rất kỹ càng. Đặc biệt, với những bệnh nhân mắc các bệnh hiểm nghèo, yêu cầu của phía chủ nhà đưa ra đối với người giúp việc thường phải là: có những hiểu biết nhất định về một số bệnh lí, biết chăm sóc bệnh nhân và phát hiện những triệu chứng, dấu hiệu nguy hiểm,…
Ngày thường, mức lương của những người giúp việc chuyên chăm sóc bệnh nhân vào khoảng 150-200 ngàn đồng/ngày, nhưng vào dịp Tết, mức giá này tăng cao gấp 3-4 lần. Khách hàng phải liên hệ trước khoảng hai tuần với công ty, vì từ 23 Tết trở ra, công ty sẽ ngừng dịch vụ môi giới, cung cấp người giúp việc.
Thịnh hành giúp việc theo giờ
Theo chị Nga thời điểm cuối năm là lúc người giúp việc tận dụng tối đa thời gian để “chạy sô,” tranh thủ vớt vát, kiếm tiền ăn Tết. Xu hướng chung trong một vài năm trở lại đây là, những người lao động này thích đi làm theo giờ hơn là ở cố định với nhà chủ. Kể cả, nhiều gia đình có hứa trả thêm 1-2 tháng lương Tết như người giúp việc đã làm lâu dài thì nhiều osin vẫn “làm ngơ,” bởi họ thích làm theo ca hơn.
Người giúp việc dọn nhà theo giờ chỉ mất từ 2-3 giờ với mỗi gia đình. Nếu có sức khỏe tốt, nhanh nhẹn, thạo việc thì một ngày, mỗi người có thể chạy sô tới 4-5 gia đình. Tính ra, tiền công sẽ cao gấp khoảng ba lần so với việc làm cố định ở một nhà.
Hơn nữa, làm giúp việc theo giờ, người lao động cũng sẽ tránh được một số phiền phức không đáng có. Chị Ngọc, một người đang làm giúp việc theo giờ tại khu vực Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết: “Nhiều gia đình ở Hà Nội, thường không gian ở khá hạn chế. Mình chỉ đến dọn dẹp theo giờ, không ở cùng gia chủ nên cũng đỡ bất tiện trong việc ăn ở, sinh hoạt.”
“Hơn nữa, khi mình đến làm, gia chủ cũng có mặt ở nhà bao quát công việc, tránh được những hiểu lầm xung quanh chuyện đồ đạc nhà người ta,” chị Ngọc cho biết thêm.
Thêm vào đó, khi làm theo ca, thời gian sẽ linh hoạt hơn, người giúp việc vẫn có thể ăn Tết cùng gia đình. Đến thời điểm này, các trung tâm giới thiệu việc làm, cung ứng lao động phổ thông chỉ nhận cung cấp người giúp việc theo giờ.
Chị Nguyễn Hằng, hiện đang làm giúp việc theo giờ tại khu vực Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết: “Những ngày giáp Tết, công việc bận rộn hơn nhiều. Như năm ngoái, từ khoảng 24,25 Tết trở ra, có hôm tôi làm việc đến 11, 12 giờ đêm vì nhà nào cũng muốn lau dọn nhà cửa sạch sẽ, đón năm mới. Tôi chỉ nhận làm đến hết sáng 29 Tết thôi, rồi sẽ về quê ăn tết với các cháu.”
“Thu nhập mấy tháng giáp Tết của tôi vào khoảng 6-7 triệu đồng. Riêng tháng Chạp thì tăng thêm vài triệu nữa. Thường thì dọn nhà ngày Tết, nếu mình làm tốt, ngoài tiền công, hầu như gia chủ bao giờ cũng thưởng thêm. Khi thì là tiền mặt, khi thì là quà tặng,” chị Hằng chia sẻ.
Các trung tâm, công ty chuyên môi giới người giúp việc đều cung cấp gói dịch vụ dành riêng cho những khách hàng chỉ yêu cầu tổng vệ sinh nhà cửa cuối năm, với mức giá khá cao, từ 100-150 ngàn đồng/ giờ.
Chị Thanh Tâm (Công ty Cổ phần Phú Tín) cho biết, giá dịch vụ giúp việc gia đình từ thời điểm 23 tháng Chạp đến hết ngày 30 Tết đều có giá khởi điểm từ 100 ngàn đồng/ giờ. Càng những ngày giáp Tết, mức giá này càng tăng cao. “Nếu khách thuê osin vào ba ngày “sát nút” Tết là 27,28,29 Tết, giá có thể leo thang lên đến 200 ngàn đồng/ giờ,” chị Tâm tiết lộ./.
Phương Mai (Vietnam+)