Tính đến chiều 19/2/2010, tình hình vận chuyển hành khách và hàng hóa khu vực phía Nam tương đối thông suốt và suôn sẻ. Có thể nói, giao thông sau Tết Canh Dần không căng thẳng như những năm trước.
Hiện tượng ùn tắc chỉ diễn ra cục bộ tại bến phà Cần Thơ và một số điểm giao cắt tại cửa ngõ Thành phố Hồ Chí Minh.
Đường bộ thông suốt
Tại Bến xe Miền Đông, dù lượng hành khách và hàng hóa từ các tỉnh, thành phía Bắc và miền Trung Tây Nguyên bắt đầu “dồn” về Thành phố Hồ Chí Minh nhưng an toàn giao thông vẫn được đảm bảo.
Ông Thượng Thanh Hải, Phó Giám đốc Bến xe Miền Đông cho biết: "Vì thời gian nghỉ Tết kéo dài nên đến ngày mùng 6 Tết, hành khách đi các tỉnh miền Đông và đến các nơi du lịch như Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận, Khánh Hòa cũng tăng so với ngày thường. Bắt đầu từ chiều mùng 5 Tết, Bến xe Miền Đông bắt đầu bố trí bến bãi và lực lượng hướng dẫn để đón khách từ các nơi trở lại Thành phố Hồ Chí Minh."
Từ Cần Thơ, ông Nguyễn Đình Sửu, Phó Giám đốc Công ty cổ phần Bến xe tàu phà Cần Thơ cho biết, để đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân các tỉnh, thành Tây Nam bộ trở về Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến có thể tăng đột biến trong thời gian từ 19 đến 21/2, ngoài lượng xe sẵn có, công ty cũng đã có kế hoạch bố trí thêm 130 xe khách cùng 10 xe bus của Công ty Xe khách Sài Gòn để kịp thời giải tỏa khách, hạn chế thấp nhất hiện tượng ùn tắc.
Theo thống kê sơ bộ của Trung tâm quản lý đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương, trong dịp Tết, mỗi ngày đêm có khoảng 54.000 lượt xe ôtô lưu thông trên tuyến đường này.
Kể từ khi thông xe vào ngày 3/2/2010 đến nay, tuyến đường đã góp phần quan trọng vào việc giải tỏa một lượng lớn phương tiện giao thông trên quốc lộ 1 từ Thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, giúp tuyến quốc lộ này không còn xảy ra tình trạng ách tắc giao thông.
Trung tâm cho biết vẫn duy trì lực lượng an ninh, bảo vệ, cứu hộ với số lượng lên đến 115 người và 7 xe tuần tra, vì vậy đã cứu hộ kịp thời hơn 300 trường hợp xe ôtô bị nổ lốp hoặc chết máy khi tham gia lưu thông trên đường cao tốc.
Tại các điểm giao cắt đang thi công một số hạng mục giao thông phía Đông và Tây Thành phố Hồ Chí Minh, dự báo hiện tượng ùn tắc giao thông sau Tết sẽ diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, lực lượng cảnh sát giao thông và thanh tra giao thông đã bố trí các điểm trực chốt để nhanh chóng giải tỏa các điểm ùn ứ nhằm giữ mạch giao thông thông suốt, không để ùn tắc kéo dài.
Để giảm ùn tắc, nhiều trạm thu phí giao thông tại cửa ngõ Thành phố Hồ Chí Minh đã linh động cho nhân viên trực tiếp bán vé cho lái xe.
Còn tại phà Cát Lái, để đảm bảo an toàn giao thông cho lượng hành khách đi và đến Thành phố Hồ Chí Minh qua ngả Nhơn Trạch, Ban quản lý phà đã phân luồng hợp lý để giải tỏa nhanh lượng xe tăng cao vào những ngày cao điểm sau Tết.
Đường sắt tăng chuyến
Do được nghỉ 9 ngày Tết nên nhu cầu du lịch nội địa các tuyến ngắn ngày của người dân tăng bất thường.
Trong bốn ngày từ mùng 1 đến mùng 4 Tết, lượng khách từ Thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh, chủ yếu là đi du lịch đến các nơi như Phan Thiết, Nha Trang và Quy Nhơn, đều tăng mạnh. Để đáp ứng nhu cầu, ngành đường sắt đã tăng cường mỗi ngày một đoàn tàu từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Nha Trang, Quy Nhơn và Tam Kỳ.
Từ mùng 6 Tết, hành khách đi tàu quay trở lại Sài Gòn ngày một đông, đặc biệt là hành khách từ Nha Trang đi Thành phố Hồ Chí Minh.
Công ty vận tải hành khách đường sắt đã quay tua đối với đôi tàu SNT lên hai chuyến mỗi ngày thay vì chạy mỗi ngày một chuyến, đáp ứng khoảng gần 1.000 khách về Thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày.
Trưởng tàu SNT (Thành phố Hồ Chí Minh-Nha Trang) Thái Hòa cho biết, cũng như mọi năm, tuyến Thành phố Hồ Chí Minh-Nha Trang và ngược lại luôn kín chỗ từ trước Tết cho đến qua mùng 10 Tết vì có thêm khách đi du lịch Nha Trang vào dịp Tết. Hành khách nếu không mua vé trước Tết thì rất khó có cơ hội đi tàu vào dịp này. Riêng với tàu SNT thì trong dịp Tết hầu như chạy hết công suất.
Tại ga Sài Gòn, theo nhận định, việc đón khách sẽ không vất vả do đã được chuẩn bị khá chu đáo./.
Hiện tượng ùn tắc chỉ diễn ra cục bộ tại bến phà Cần Thơ và một số điểm giao cắt tại cửa ngõ Thành phố Hồ Chí Minh.
Đường bộ thông suốt
Tại Bến xe Miền Đông, dù lượng hành khách và hàng hóa từ các tỉnh, thành phía Bắc và miền Trung Tây Nguyên bắt đầu “dồn” về Thành phố Hồ Chí Minh nhưng an toàn giao thông vẫn được đảm bảo.
Ông Thượng Thanh Hải, Phó Giám đốc Bến xe Miền Đông cho biết: "Vì thời gian nghỉ Tết kéo dài nên đến ngày mùng 6 Tết, hành khách đi các tỉnh miền Đông và đến các nơi du lịch như Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận, Khánh Hòa cũng tăng so với ngày thường. Bắt đầu từ chiều mùng 5 Tết, Bến xe Miền Đông bắt đầu bố trí bến bãi và lực lượng hướng dẫn để đón khách từ các nơi trở lại Thành phố Hồ Chí Minh."
Từ Cần Thơ, ông Nguyễn Đình Sửu, Phó Giám đốc Công ty cổ phần Bến xe tàu phà Cần Thơ cho biết, để đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân các tỉnh, thành Tây Nam bộ trở về Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến có thể tăng đột biến trong thời gian từ 19 đến 21/2, ngoài lượng xe sẵn có, công ty cũng đã có kế hoạch bố trí thêm 130 xe khách cùng 10 xe bus của Công ty Xe khách Sài Gòn để kịp thời giải tỏa khách, hạn chế thấp nhất hiện tượng ùn tắc.
Theo thống kê sơ bộ của Trung tâm quản lý đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương, trong dịp Tết, mỗi ngày đêm có khoảng 54.000 lượt xe ôtô lưu thông trên tuyến đường này.
Kể từ khi thông xe vào ngày 3/2/2010 đến nay, tuyến đường đã góp phần quan trọng vào việc giải tỏa một lượng lớn phương tiện giao thông trên quốc lộ 1 từ Thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, giúp tuyến quốc lộ này không còn xảy ra tình trạng ách tắc giao thông.
Trung tâm cho biết vẫn duy trì lực lượng an ninh, bảo vệ, cứu hộ với số lượng lên đến 115 người và 7 xe tuần tra, vì vậy đã cứu hộ kịp thời hơn 300 trường hợp xe ôtô bị nổ lốp hoặc chết máy khi tham gia lưu thông trên đường cao tốc.
Tại các điểm giao cắt đang thi công một số hạng mục giao thông phía Đông và Tây Thành phố Hồ Chí Minh, dự báo hiện tượng ùn tắc giao thông sau Tết sẽ diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, lực lượng cảnh sát giao thông và thanh tra giao thông đã bố trí các điểm trực chốt để nhanh chóng giải tỏa các điểm ùn ứ nhằm giữ mạch giao thông thông suốt, không để ùn tắc kéo dài.
Để giảm ùn tắc, nhiều trạm thu phí giao thông tại cửa ngõ Thành phố Hồ Chí Minh đã linh động cho nhân viên trực tiếp bán vé cho lái xe.
Còn tại phà Cát Lái, để đảm bảo an toàn giao thông cho lượng hành khách đi và đến Thành phố Hồ Chí Minh qua ngả Nhơn Trạch, Ban quản lý phà đã phân luồng hợp lý để giải tỏa nhanh lượng xe tăng cao vào những ngày cao điểm sau Tết.
Đường sắt tăng chuyến
Do được nghỉ 9 ngày Tết nên nhu cầu du lịch nội địa các tuyến ngắn ngày của người dân tăng bất thường.
Trong bốn ngày từ mùng 1 đến mùng 4 Tết, lượng khách từ Thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh, chủ yếu là đi du lịch đến các nơi như Phan Thiết, Nha Trang và Quy Nhơn, đều tăng mạnh. Để đáp ứng nhu cầu, ngành đường sắt đã tăng cường mỗi ngày một đoàn tàu từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Nha Trang, Quy Nhơn và Tam Kỳ.
Từ mùng 6 Tết, hành khách đi tàu quay trở lại Sài Gòn ngày một đông, đặc biệt là hành khách từ Nha Trang đi Thành phố Hồ Chí Minh.
Công ty vận tải hành khách đường sắt đã quay tua đối với đôi tàu SNT lên hai chuyến mỗi ngày thay vì chạy mỗi ngày một chuyến, đáp ứng khoảng gần 1.000 khách về Thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày.
Trưởng tàu SNT (Thành phố Hồ Chí Minh-Nha Trang) Thái Hòa cho biết, cũng như mọi năm, tuyến Thành phố Hồ Chí Minh-Nha Trang và ngược lại luôn kín chỗ từ trước Tết cho đến qua mùng 10 Tết vì có thêm khách đi du lịch Nha Trang vào dịp Tết. Hành khách nếu không mua vé trước Tết thì rất khó có cơ hội đi tàu vào dịp này. Riêng với tàu SNT thì trong dịp Tết hầu như chạy hết công suất.
Tại ga Sài Gòn, theo nhận định, việc đón khách sẽ không vất vả do đã được chuẩn bị khá chu đáo./.
(Báo Tin tức/Vietnam+)