Cuộc “Gặp gỡ Blois” lần thứ 23 về vật lý hạt và vũ trụ đã diễn ra từ ngày 29/5 đến ngày 3/6, tại lâu đài Blois, thành phố cổ cùng tên, ở miền Trung nước Pháp, với sự tham gia của hơn 150 chuyên gia vật lý đến từ nhiều quốc gia trên thế giới.
Sự kiện này được tổ chức hàng năm nhằm giới thiệu và trao đổi về những kết quả mới đạt được trong lĩnh vực vật lý hạt và vũ trụ trong giới các chuyên gia và các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này.
“Gặp gỡ Blois” là một hội nghị thường niên do giáo sư Việt kiều Pháp Jean Trần Thanh Vân sáng lập năm 1989. Điểm đặc trưng của “Gặp gỡ Blois” là hội nghị diễn ra trong một lâu đài cổ của Pháp, được xây dựng từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 17 và từng là nơi ở của nhiều vị vua Pháp.
Theo giáo sư Trần Thanh Vân, việc tổ chức hội nghị và phục vụ các bữa ăn ngay bên trong một di sản của nước Pháp giúp tạo ra một bầu không khí làm việc thoải mái và khuyến khích sự giao lưu giữa các chuyên gia, nhà khoa học trên thế giới.
Cũng tại hội nghị, giáo sư Trần Thanh Vân đã giành thời gian giới thiệu về dự án xây dựng Trung tâm quốc tế gặp gỡ khoa học đa ngành tại thành phố Quy Nhơn, Bình Định. Nằm trên một khu vực có diện tích 20 ha, Trung tâm quốc tế gặp gỡ khoa học đa ngành bao gồm một tổ hợp các phòng hội thảo, hội nghị chất lượng cao, là nơi tổ chức các sự kiện khoa học ở khu vực.
Giáo sư Trần Thanh Vân còn cho biết việc thành lập một Trung tâm quốc tế gặp gỡ khoa học đa ngành tại Quy Nhơn sẽ giúp các nhà khoa học của thành phố nói riêng và Việt Nam nói chung có cơ hội giao lưu, trao đổi với các nhà khoa học lớn của thế giới để qua đó nâng cao trình độ của mình.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định, ông Lê Hữu Lộc đã được mời tới tham dự hội nghị để bày tỏ sự cam kết của chính quyền thành phố hỗ trợ tổ chức Gặp gỡ Việt Nam của giáo sư Trần Thanh Vân thực hiện dự án.
Nhiều tổ chức và nhà khoa học có uy tín trên thế giới cũng đã bày tỏ sự quan tâm và ủng hộ đối với dự án của giáo sư Trần Thanh Vân, trong đó phải kể tới Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia (CNRS) của Pháp, Viện Dubna của Nga, Ủy ban UNESCO quốc gia Pháp...
Dự kiến công tác giải phóng mặt bằng sẽ hoàn thành vào tháng 7, các công trình xây dựng đầu tiên có thể được khởi công vào cuối năm 2011 và đến năm 2013, các hội nghị quốc tế đầu tiên sẽ được tổ chức ở trung tâm này.
Giáo sư Trần Thanh Vân là Giáo sư của các cuộc gặp gỡ. Đây là tên gọi mà các nhà khoa học Việt Nam và thế giới trân trọng đặt cho ông. Bởi ông là người đã góp phần tạo nên diễn đàn "Gặp gỡ Việt Nam" nơi các nhà vật lý trong nước có thể tiếp xúc, trao đổi kiến thức với các nhà khoa học hàng đầu thế giới./.
Sự kiện này được tổ chức hàng năm nhằm giới thiệu và trao đổi về những kết quả mới đạt được trong lĩnh vực vật lý hạt và vũ trụ trong giới các chuyên gia và các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này.
“Gặp gỡ Blois” là một hội nghị thường niên do giáo sư Việt kiều Pháp Jean Trần Thanh Vân sáng lập năm 1989. Điểm đặc trưng của “Gặp gỡ Blois” là hội nghị diễn ra trong một lâu đài cổ của Pháp, được xây dựng từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 17 và từng là nơi ở của nhiều vị vua Pháp.
Theo giáo sư Trần Thanh Vân, việc tổ chức hội nghị và phục vụ các bữa ăn ngay bên trong một di sản của nước Pháp giúp tạo ra một bầu không khí làm việc thoải mái và khuyến khích sự giao lưu giữa các chuyên gia, nhà khoa học trên thế giới.
Cũng tại hội nghị, giáo sư Trần Thanh Vân đã giành thời gian giới thiệu về dự án xây dựng Trung tâm quốc tế gặp gỡ khoa học đa ngành tại thành phố Quy Nhơn, Bình Định. Nằm trên một khu vực có diện tích 20 ha, Trung tâm quốc tế gặp gỡ khoa học đa ngành bao gồm một tổ hợp các phòng hội thảo, hội nghị chất lượng cao, là nơi tổ chức các sự kiện khoa học ở khu vực.
Giáo sư Trần Thanh Vân còn cho biết việc thành lập một Trung tâm quốc tế gặp gỡ khoa học đa ngành tại Quy Nhơn sẽ giúp các nhà khoa học của thành phố nói riêng và Việt Nam nói chung có cơ hội giao lưu, trao đổi với các nhà khoa học lớn của thế giới để qua đó nâng cao trình độ của mình.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định, ông Lê Hữu Lộc đã được mời tới tham dự hội nghị để bày tỏ sự cam kết của chính quyền thành phố hỗ trợ tổ chức Gặp gỡ Việt Nam của giáo sư Trần Thanh Vân thực hiện dự án.
Nhiều tổ chức và nhà khoa học có uy tín trên thế giới cũng đã bày tỏ sự quan tâm và ủng hộ đối với dự án của giáo sư Trần Thanh Vân, trong đó phải kể tới Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia (CNRS) của Pháp, Viện Dubna của Nga, Ủy ban UNESCO quốc gia Pháp...
Dự kiến công tác giải phóng mặt bằng sẽ hoàn thành vào tháng 7, các công trình xây dựng đầu tiên có thể được khởi công vào cuối năm 2011 và đến năm 2013, các hội nghị quốc tế đầu tiên sẽ được tổ chức ở trung tâm này.
Giáo sư Trần Thanh Vân là Giáo sư của các cuộc gặp gỡ. Đây là tên gọi mà các nhà khoa học Việt Nam và thế giới trân trọng đặt cho ông. Bởi ông là người đã góp phần tạo nên diễn đàn "Gặp gỡ Việt Nam" nơi các nhà vật lý trong nước có thể tiếp xúc, trao đổi kiến thức với các nhà khoa học hàng đầu thế giới./.
Lê Hà/Paris (Vietnam+)