Giao lưu trực tuyến: “Vắcxin sởi do VN sản xuất: Lựa chọn an toàn?”

Từ 10 giờ đến 11 giờ 30 ngày 21/9, Báo VietnamPlus phối hợp với Bộ Y tế tổ chức cuộc giao lưu trực tuyến với chủ đề: “Sử dụng vắcxin sởi do Việt Nam sản xuất: Sự lựa chọn an toàn?”
Vắcxin sởi-rubella do Việt nam sản xuất được sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng. (Ảnh: TTXVN/Vietnam+)

Hiện nay, dịch sởi tại nhiều nước trên thế giới đang có xu hướng gia tăng ở nhiều nước. Tại Việt Nam, mấy tháng gần đây, dịch sởi cũng đang có chiều hướng gia tăng bất thường ở nhiều địa phương.

Đặc biệt, tại Việt Nam, bài học đau xót về nhiễm khuẩn bệnh viện chính là vụ dịch sởi năm 2014 khiến nhiều trẻ tử vong, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do bệnh nhi bị lây chéo các bệnh khác do công tác kiểm soát nhiễm khuẩn của cơ sở y tế chưa thực hiện tốt.

[Tiêm chủng mở rộng được vinh danh trong số 8 công trình tiêu biểu]

Bệnh sởi rất dễ lây, tuy nhiên có một biện pháp phòng bệnh hiệu quả đó là tiêm vắc xin cho trẻ. Bên cạnh đó là các giải pháp khác như không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ và đảm bảo các biện pháp về tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.

Đặc biệt, vắcxin sởi-rubella (MRVAC) do Việt Nam sản xuất bắt đầu được triển khai trong tiêm chủng thường xuyên trên toàn quốc. Vắcxin sởi-rubella (MRVAC) do Trung tâm nghiên cứu sản xuất vắcxin và sinh phẩm y tế (Polyvac), Bộ Y tế sản xuất.

Vắcxin sởi-rubella do Việt Nam sản xuất được đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng hiệu quả ra sao?

Để hiểu rõ hơn về bệnh sởi, cách phòng tránh và việc tiêm vắcxin sởi-rubella do Việt Nam sản xuất hiệu quả ra sao Báo VietnamPlus phối hợp với Bộ Y tế tổ chức cuộc giao lưu trực tuyến với chủ đề: “Sử dụng vắcxin sởi do Việt Nam sản xuất: Sự lựa chọn an toàn?” từ 10 giờ đến 11 giờ 30 ngày 21/9.

Các khách mời sẽ tham gia giao lưu trực tuyến:

Thạc sỹ Nguyễn Đức Khoa - Phó phòng kiểm soát dịch bệnh Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế).

Tiến sỹ Đặng Thị Thanh Huyền - Phó trưởng Văn phòng Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

Tiến sỹ Nguyễn Văn Lâm – Trưởng Khoa Truyễn nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương).

Mời bạn đọc quan tâm đặt câu hỏi cho các khách mời về địa chỉ: vietnamplus2008@gmail.com

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục