Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 40 năm Ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973-27/1/2013), khoảng 50 đại biểu quốc tế tham dự các hoạt động kỷ niệm tại Việt Nam.
Sáng 26/1, tại Cung Văn hóa, Thể thao Thanh niên Hà Nội, Đoàn đại biểu quốc tế đã tham dự giao lưu "Hiệp định Paris và tấm lòng bạn bè quốc tế."
Cùng dự có: nguyên Phó Chủ tịch nước, nguyên Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình; Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Vũ Xuân Hồng; Phó Trưởng ban Đối Ngoại Trung ương Trần Đắc Lợi, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga; một số đại biểu Việt Nam đã tham gia quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định Paris về Việt Nam; đại diện các ban, ngành hữu quan và đại diện các tầng lớp nhân dân...
Những người bạn quốc tế…
Có khoảng 30 trong số 50 đại biểu đến từ 14 quốc gia và một số tổ chức quốc tế là những người đã đóng góp trực tiếp, gián tiếp vào thành công của Hiệp định Paris, tham gia tích cực các phong trào đoàn kết quốc tế ủng hộ Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thống nhất đất nước.
Đó là những đại biểu đã lên tiếng phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam và có nhiều hoạt động đoàn kết ủng hộ Việt Nam; thành viên Nhóm du kích tham gia vụ bắt giữ sỹ quan Mỹ Michael Smolen để đánh đổi chiến sỹ biệt động Nguyễn Văn Trỗi; hay là người đã từng tổ chức nhiều hoạt động trong phong trào thanh niên sinh viên Ấn Độ phản đối chiến tranh ở Việt Nam; kiều bào tại Pháp đã tham gia và đóng góp tích cực trong thời gian đàm phán và ký kết Hiệp định Paris; nhà hoạt động xã hội đã từng tham gia các hoạt động chống chiến tranh ở Việt Nam, đang tích cực ủng hộ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam....
Khách mời giao lưu là những người bạn quốc tế đã giúp đỡ trực tiếp Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh ký kết Hiệp định Paris.
Ông Ramsey Clark, nguyên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ (1967-1969) đã nhớ về thời điểm tháng 8/1972 ông tham gia một đoàn đại biểu quốc tế đi thực tế ở miền Bắc Việt Nam lúc chiến tranh ác liệt để tìm hiểu, bày tỏ sự ủng hộ đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa, vì hòa bình, độc lập dân tộc và thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam. Chuyến đi này đã gây tiếng vang rộng rãi trong dư luận Mỹ và thế giới.
Ông từng nói "Tôi cảm thấy Chính phủ Hoa Kỳ đã phạm sai lầm bi thảm khi tiến hành những hoạt động quân sự ở Việt Nam, và một người nào đó thực sự yêu đất nước có nghĩa vụ cao cả là nói lên điều đó và đứng lên phản kháng."
Người nước ngoài đầu tiên mang quốc tịch Việt Nam
Tiếng Việt nhỏ nhẹ mang âm sắc Nam Bộ, ông Andre Marcel Menras tự hào nhận mình là người nước ngoài đầu tiên mang quốc tịch Việt Nam. Xúc động nghẹn lời khi nhớ về thời điểm năm 1970, khi ông cùng một người bạn đồng hương Pháp treo lá cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trước hạ nghị viện của Việt Nam cộng hòa (nay là nhà hát lớn) và rải truyền đơn đòi hỏi Mỹ và quân đội đồng minh rút quân để Việt Nam lặp lại hòa bình trong độc lập.
Ông bị bắt giam trong suốt 2 năm rưỡi. Cái tên Hồ Cương Quyết trong chứng minh thư của ông chính là do một người bạn Việt Nam cùng trong tù đặt tặng.
Chia sẻ lý do tại sao một người Pháp lúc đó lại sẵn sàng làm những việc nguy hiểm như thế, ông Andre Marcel Menras cho biết năm 1968 sau khi tốt nghiệp đại học sư phạm thành phố Montpellier (Pháp), ông sang Việt Nam dạy học tại Đà Nẵng. Là một thầy giáo trẻ, phải chứng kiến những cảnh chiến tranh tang thương hằng ngày, ông không cầm lòng được. Ông cho biết, sự phản kháng lúc đó là một phản ứng rất con người và tự nhiên từ trái tim, chỉ mong có thể góp phần nhỏ bé để mang lại hòa bình cho Việt Nam.
Ông bị trục xuất về nước ngày 1/1/1973, tức là 27 ngày trước khi Hiệp định Paris về Việt Nam được ký kết. Từ đầu năm 1973 đến Chiến dịch Hồ Chí Minh hoàn toàn thành công, ông đã vận động tuyên truyền trên thế giới để chính quyền Sài Gòn tôn trọng Hiệp định Paris và trả tự do cho các tù nhân chính trị và để dư luận buộc chính quyền Nixon phải ngừng hỗ trợ cho chiến tranh ở Việt Nam.
Khi được trả tự do từ nhà lao Chí Hòa, ông đã bí mật lấy danh sách tù nhân chính trị đang bị giam giữ tại Côn Đảo, Chí Hòa, Tân Hiệp và Phú Quốc lúc đó để gửi tận tay bà Phạm Thị Minh (phái đoàn chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa Miền nam Việt Nam) nhằm giúp phái đoàn bác bỏ luận điệu của phái đoàn Việt Nam cộng hòa và Mỹ rằng không có tù nhân chính trị tại miền Nam Việt Nam.
4 năm đồng hành cùng phái đoàn Việt Nam tại Paris
Nhớ lại thời điểm nhận trọng trách lái xe cho phái đoàn Việt Nam trong 4 năm tại Paris, ông Michel Strachinescu (Pháp) đã chia sẻ niềm vinh dự của mình cùng đông đảo các đại biểu quốc tế và Việt Nam. Đối với ông, 4 năm đồng hành cùng Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình và những người bạn Việt Nam khác lúc bấy giờ là những kỷ niệm lớn lao không bao giờ quên trong cuộc đời.
Một câu chuyện mà ông nhớ như in là có lần, đang chở các bạn Việt Nam trên đường cao tốc Pháp thì lá cờ của Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam bị rơi xuống đường. Xe đã chạy qua, lại trong điều kiện đường cao tốc có nhiều phương tiện đi nhanh, "Tôi suy nghĩ các bạn Việt Nam tại quê nhà đang chiến đấu hy sinh vì lá cờ đó nên bằng mọi giá phải quay lại ngay lập tức để cầm lại lá cờ", ông Michel Strachinescu bồi hồi chia sẻ về tình yêu và sự đồng lòng ủng hộ Việt Nam của mình.
Xen lẫn các câu chuyện về những tấm lòng bạn bè quốc tế đại diện cho cả phong trào đoàn kết quốc tế ủng hộ Việt Nam là những phóng sự được trình chiếu, bắt đầu từ cảnh ký Hiệp định Paris về Việt Nam, về niềm vui, sự hân hoàn về thành quả đã đạt được trên mặt trận ngoại giao của nhân dân ta. Đó là kết quả của một chặng đường dài 5 năm đấu tranh không ngừng nghỉ, những lúc khó khăn, bế tắc nhưng cuối cùng cũng đạt được kết quả tốt đẹp nhờ nỗ lực không ngừng của nhân dân ta và sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế.
Các đại biểu đến từ Liên bang Nga (ông Khyupenen), Trung Quốc (ông Lương Phong); Tổ chức đoàn kết Nhân dân Á Phi (ông Nouri Hussain), Mỹ (ông John Francis).... chia sẻ về những phong trào nhân dân khắp nơi trên thế giới đấu tranh ủng hộ Việt Nam, về những năm tháng sát cánh cùng nhân dân Việt Nam đấu tranh dẫn tới việc ký kết Hiệp định Paris; nỗ lực góp phần cùng nhân dân Việt Nam hiện thực hóa Hiệp định Paris để cuối cùng dẫn tới thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc vào mùa Xuân năm 1975.
Những vị khách mời đến từ Hội đồng Hòa bình thế giới, Tổ chức Hòa bình đoàn kết toàn Ấn, Italy.... chia sẻ về những hoạt động ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam sau Hiệp định Paris và trong công cuộc xây dựng phát triển ngày nay, những nỗ lực góp phần chia sẻ hậu quả chiến tranh để lại như vấn đề bom mìn, chất độc da cam/dioxin...
Sau 40 năm kể từ ngày Hiệp định Paris về Việt Nam được ký kết, phần lớn những đại biểu quốc tế nay tuổi đã cao, nhưng những câu chuyện về tình yêu Việt Nam của họ năm xưa như chưa bao giờ phai mờ, vẫn nguyên vẹn và đầy xúc động. Đến Việt Nam lần này, các bạn quốc tế có một cảm nhận chung như được trở về nhà, cảm nhận được sự chân tình hiếu khách của người dân Việt Nam đồng thời bày tỏ vui mừng khi chứng kiến một đất nước Việt Nam đang nỗ lực phát triển và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Thay mặt nhân dân Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch nước, nguyên Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình phát biểu bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và khẳng định, nhân dân Việt Nam mãi mãi ghi nhớ và biết ơn về sự ủng hộ của hàng triệu bạn bè quốc tế đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa, vì hòa bình, độc lập dân tộc và thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam trước đây.
Tại buổi giao lưu, bày tỏ niềm xúc động khi lắng nghe những câu chuyện, những kỷ niệm về tình cảm bạn bè quốc tế trong quá trình đàm phán Hiệp định Paris, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Vũ Xuân Hồng phát biểu nhấn mạnh, cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam trước đây được đông đảo nhân dân toàn thế giới ủng hộ. Cuộc đấu tranh đó đã cổ vũ hàng triệu người trên khắp thế giới xuống đường tuần hành biểu thị tình đoàn kết với Việt Nam. Trong lịch sử, thật hiếm có trường hợp nào huy động được số người ủng hộ đông đảo đến vậy.
Tin tưởng tình đoàn kết hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới ngày càng phát triển tốt đẹp, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Vũ Xuân Hồng cùng bày tỏ mong muốn, bạn bè quốc tế từng ủng hộ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây, sẽ tiếp tục ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước ngày này./.
Sáng 26/1, tại Cung Văn hóa, Thể thao Thanh niên Hà Nội, Đoàn đại biểu quốc tế đã tham dự giao lưu "Hiệp định Paris và tấm lòng bạn bè quốc tế."
Cùng dự có: nguyên Phó Chủ tịch nước, nguyên Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình; Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Vũ Xuân Hồng; Phó Trưởng ban Đối Ngoại Trung ương Trần Đắc Lợi, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga; một số đại biểu Việt Nam đã tham gia quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định Paris về Việt Nam; đại diện các ban, ngành hữu quan và đại diện các tầng lớp nhân dân...
Những người bạn quốc tế…
Có khoảng 30 trong số 50 đại biểu đến từ 14 quốc gia và một số tổ chức quốc tế là những người đã đóng góp trực tiếp, gián tiếp vào thành công của Hiệp định Paris, tham gia tích cực các phong trào đoàn kết quốc tế ủng hộ Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thống nhất đất nước.
Đó là những đại biểu đã lên tiếng phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam và có nhiều hoạt động đoàn kết ủng hộ Việt Nam; thành viên Nhóm du kích tham gia vụ bắt giữ sỹ quan Mỹ Michael Smolen để đánh đổi chiến sỹ biệt động Nguyễn Văn Trỗi; hay là người đã từng tổ chức nhiều hoạt động trong phong trào thanh niên sinh viên Ấn Độ phản đối chiến tranh ở Việt Nam; kiều bào tại Pháp đã tham gia và đóng góp tích cực trong thời gian đàm phán và ký kết Hiệp định Paris; nhà hoạt động xã hội đã từng tham gia các hoạt động chống chiến tranh ở Việt Nam, đang tích cực ủng hộ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam....
Khách mời giao lưu là những người bạn quốc tế đã giúp đỡ trực tiếp Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh ký kết Hiệp định Paris.
Ông Ramsey Clark, nguyên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ (1967-1969) đã nhớ về thời điểm tháng 8/1972 ông tham gia một đoàn đại biểu quốc tế đi thực tế ở miền Bắc Việt Nam lúc chiến tranh ác liệt để tìm hiểu, bày tỏ sự ủng hộ đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa, vì hòa bình, độc lập dân tộc và thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam. Chuyến đi này đã gây tiếng vang rộng rãi trong dư luận Mỹ và thế giới.
Ông từng nói "Tôi cảm thấy Chính phủ Hoa Kỳ đã phạm sai lầm bi thảm khi tiến hành những hoạt động quân sự ở Việt Nam, và một người nào đó thực sự yêu đất nước có nghĩa vụ cao cả là nói lên điều đó và đứng lên phản kháng."
Người nước ngoài đầu tiên mang quốc tịch Việt Nam
Tiếng Việt nhỏ nhẹ mang âm sắc Nam Bộ, ông Andre Marcel Menras tự hào nhận mình là người nước ngoài đầu tiên mang quốc tịch Việt Nam. Xúc động nghẹn lời khi nhớ về thời điểm năm 1970, khi ông cùng một người bạn đồng hương Pháp treo lá cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trước hạ nghị viện của Việt Nam cộng hòa (nay là nhà hát lớn) và rải truyền đơn đòi hỏi Mỹ và quân đội đồng minh rút quân để Việt Nam lặp lại hòa bình trong độc lập.
Ông bị bắt giam trong suốt 2 năm rưỡi. Cái tên Hồ Cương Quyết trong chứng minh thư của ông chính là do một người bạn Việt Nam cùng trong tù đặt tặng.
Chia sẻ lý do tại sao một người Pháp lúc đó lại sẵn sàng làm những việc nguy hiểm như thế, ông Andre Marcel Menras cho biết năm 1968 sau khi tốt nghiệp đại học sư phạm thành phố Montpellier (Pháp), ông sang Việt Nam dạy học tại Đà Nẵng. Là một thầy giáo trẻ, phải chứng kiến những cảnh chiến tranh tang thương hằng ngày, ông không cầm lòng được. Ông cho biết, sự phản kháng lúc đó là một phản ứng rất con người và tự nhiên từ trái tim, chỉ mong có thể góp phần nhỏ bé để mang lại hòa bình cho Việt Nam.
Ông bị trục xuất về nước ngày 1/1/1973, tức là 27 ngày trước khi Hiệp định Paris về Việt Nam được ký kết. Từ đầu năm 1973 đến Chiến dịch Hồ Chí Minh hoàn toàn thành công, ông đã vận động tuyên truyền trên thế giới để chính quyền Sài Gòn tôn trọng Hiệp định Paris và trả tự do cho các tù nhân chính trị và để dư luận buộc chính quyền Nixon phải ngừng hỗ trợ cho chiến tranh ở Việt Nam.
Khi được trả tự do từ nhà lao Chí Hòa, ông đã bí mật lấy danh sách tù nhân chính trị đang bị giam giữ tại Côn Đảo, Chí Hòa, Tân Hiệp và Phú Quốc lúc đó để gửi tận tay bà Phạm Thị Minh (phái đoàn chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa Miền nam Việt Nam) nhằm giúp phái đoàn bác bỏ luận điệu của phái đoàn Việt Nam cộng hòa và Mỹ rằng không có tù nhân chính trị tại miền Nam Việt Nam.
4 năm đồng hành cùng phái đoàn Việt Nam tại Paris
Nhớ lại thời điểm nhận trọng trách lái xe cho phái đoàn Việt Nam trong 4 năm tại Paris, ông Michel Strachinescu (Pháp) đã chia sẻ niềm vinh dự của mình cùng đông đảo các đại biểu quốc tế và Việt Nam. Đối với ông, 4 năm đồng hành cùng Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình và những người bạn Việt Nam khác lúc bấy giờ là những kỷ niệm lớn lao không bao giờ quên trong cuộc đời.
Một câu chuyện mà ông nhớ như in là có lần, đang chở các bạn Việt Nam trên đường cao tốc Pháp thì lá cờ của Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam bị rơi xuống đường. Xe đã chạy qua, lại trong điều kiện đường cao tốc có nhiều phương tiện đi nhanh, "Tôi suy nghĩ các bạn Việt Nam tại quê nhà đang chiến đấu hy sinh vì lá cờ đó nên bằng mọi giá phải quay lại ngay lập tức để cầm lại lá cờ", ông Michel Strachinescu bồi hồi chia sẻ về tình yêu và sự đồng lòng ủng hộ Việt Nam của mình.
Xen lẫn các câu chuyện về những tấm lòng bạn bè quốc tế đại diện cho cả phong trào đoàn kết quốc tế ủng hộ Việt Nam là những phóng sự được trình chiếu, bắt đầu từ cảnh ký Hiệp định Paris về Việt Nam, về niềm vui, sự hân hoàn về thành quả đã đạt được trên mặt trận ngoại giao của nhân dân ta. Đó là kết quả của một chặng đường dài 5 năm đấu tranh không ngừng nghỉ, những lúc khó khăn, bế tắc nhưng cuối cùng cũng đạt được kết quả tốt đẹp nhờ nỗ lực không ngừng của nhân dân ta và sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế.
Các đại biểu đến từ Liên bang Nga (ông Khyupenen), Trung Quốc (ông Lương Phong); Tổ chức đoàn kết Nhân dân Á Phi (ông Nouri Hussain), Mỹ (ông John Francis).... chia sẻ về những phong trào nhân dân khắp nơi trên thế giới đấu tranh ủng hộ Việt Nam, về những năm tháng sát cánh cùng nhân dân Việt Nam đấu tranh dẫn tới việc ký kết Hiệp định Paris; nỗ lực góp phần cùng nhân dân Việt Nam hiện thực hóa Hiệp định Paris để cuối cùng dẫn tới thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc vào mùa Xuân năm 1975.
Những vị khách mời đến từ Hội đồng Hòa bình thế giới, Tổ chức Hòa bình đoàn kết toàn Ấn, Italy.... chia sẻ về những hoạt động ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam sau Hiệp định Paris và trong công cuộc xây dựng phát triển ngày nay, những nỗ lực góp phần chia sẻ hậu quả chiến tranh để lại như vấn đề bom mìn, chất độc da cam/dioxin...
Sau 40 năm kể từ ngày Hiệp định Paris về Việt Nam được ký kết, phần lớn những đại biểu quốc tế nay tuổi đã cao, nhưng những câu chuyện về tình yêu Việt Nam của họ năm xưa như chưa bao giờ phai mờ, vẫn nguyên vẹn và đầy xúc động. Đến Việt Nam lần này, các bạn quốc tế có một cảm nhận chung như được trở về nhà, cảm nhận được sự chân tình hiếu khách của người dân Việt Nam đồng thời bày tỏ vui mừng khi chứng kiến một đất nước Việt Nam đang nỗ lực phát triển và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Thay mặt nhân dân Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch nước, nguyên Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình phát biểu bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và khẳng định, nhân dân Việt Nam mãi mãi ghi nhớ và biết ơn về sự ủng hộ của hàng triệu bạn bè quốc tế đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa, vì hòa bình, độc lập dân tộc và thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam trước đây.
Tại buổi giao lưu, bày tỏ niềm xúc động khi lắng nghe những câu chuyện, những kỷ niệm về tình cảm bạn bè quốc tế trong quá trình đàm phán Hiệp định Paris, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Vũ Xuân Hồng phát biểu nhấn mạnh, cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam trước đây được đông đảo nhân dân toàn thế giới ủng hộ. Cuộc đấu tranh đó đã cổ vũ hàng triệu người trên khắp thế giới xuống đường tuần hành biểu thị tình đoàn kết với Việt Nam. Trong lịch sử, thật hiếm có trường hợp nào huy động được số người ủng hộ đông đảo đến vậy.
Tin tưởng tình đoàn kết hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới ngày càng phát triển tốt đẹp, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Vũ Xuân Hồng cùng bày tỏ mong muốn, bạn bè quốc tế từng ủng hộ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây, sẽ tiếp tục ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước ngày này./.
Hoàng Thị Hoa (TTXVN)